Đội múa rồng nữ trẻ nhất Việt Nam
Nếu tính số tuổi trung bình của đội là khoảng 17 tuổi.Trong thành tích của đoàn Lân sư rồng Tú Anh Đường phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các vậ n động viên nữ trẻ. Như Lê Yến Quyên (sinh năm 1994), Tăng Thị Huyển Đang (sinh năm 1995), Phan Thị Mộng Tuyền (sinh năm 1995), Lê Ngọc Thắm (sinh năm 1994), Nguyễn Thị Ngọc Nhu (sinh năm 1995), Dương Thị Hồng Tươi (sinh năm 1995), Nguyễn Phương Anh (sinh năm 1999), Nguyễn Bảo Ngọc (sinh năm 1999), Trần Thị Thủy Tiên (sinh năm 1983)…
Từ tháng 10.2008, các nữ vận động viên này tập hợp thành một đội múa rồng. Những vận động viên nữ của Tú Anh Đường đã khiến người xem không ngớt trầm trồ khi biểu diễn tiết mục múa rồng uyển chuyển, đẹp mắt. Những bài múa này vừa đòi hỏi sự phối hợp đồng đội tập thể cao đồng thời mang tính thẩm mỹ của nghệ thuật múa lân sư rồng. Vì vậy, ở Hội diễn lân sư rồng thành phố Cần Thơ 2011 và 2012 đội múa rồng nữ Tú Anh Đường đã đạt hạng nhất với các bài múa: Long mẫu xuất long nhi và Song long hội tụ.
Nếu múa rồng đối với vận động viên nam không phải là chuyện đơn giản thì đối với vận động viên nữ cái khó dường như gấp 10 lần, vì vậy rất hiếm khi thực hiện được. Nhưng với ý chí, lòng quyết tâm cao những nữ vận động viên đã thực hiện thành công. Rồng có “khung xương” bằng mây, dài 18m, có 9 cây đỡ đầu, đuôi và thân rồng bằng inox được 2 người múa đầu và đuôi rồng, còn 7 người múa thân rồng. Khi trống, chiêng, chõa… nổi lên, rồng di chuyển, lượn vòng, chào để thực hiện các kỹ thuật múa phức tạp. Đó là lượn quanh, lượn vòng, uốn khúc, tạo dáng, xếp hình, cào số 8, cào vòng, chồng người…
Ấn tượng hơn là thông qua nhiều động tác kỹ thuật phối hợp tập thể, những nữ vận động viên của đoàn Tú Anh Đường còn tạo nên các hình dạng đặc sắc như vẻ uy nghi của núi đồi hay sự mượt mà, uốn lượn của dòng sông, dòng suối…
Theo Tin Mới
Xứ sở của loài rồng hung dữ
Rồng Komodo nặng 100kg có thể xơi 80 kg thịt sống, chúng cũng ăn được hết bộ xương của một con trâu.
Ở đất nước vạn đảo Indonesia có một hòn đảo, có tên là đảo Komodo. Đây là một trong số 17.508 đảo của Indonesia. Đảo này có diện tích khoảng 1.800 km với trên 2.000 người sinh sống. Hòn đảo này là một phần của Vườn quốc gia Komodo.
Hòn đảo độc đáo và nổi tiếng thế giới bởi sự có mặt của loài rồng Komodo. Tên gọi của loài rồng được đặt theo tên hòn đảo.
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2-3m, cân nặng có thể đến 1,6 tạ. Chúng thuộc họ kỳ đà. Thức ăn của chúng phong phú đa dạng, từ các loại côn trùng cho đến các loại thú như dê, trâu rừng, bò rừng, lợn lòi hoang dã. Thậm chí chúng ăn thịt cả đồng loại.
Trên hòn đảo này, chúng chỉ có kẻ thù duy nhất, chính là những con rồng lớn hơn. Đã từng có nhiều người bị loài rồng này tấn công và ăn thịt. Chúng là loài săn mồi kinh hoàng với bộ máy tiêu hóa cực mạnh. Chúng có thể xơi một lúc lượng thịt bằng 80% trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, con Komodo nặng 100 kg có thể xơi 80 kg thịt sống. Chúng có thể xơi hết cả bộ xương của một con trâu.
Các nhà khoa học chưa từng phát hiện con Komodo nào khác ngoài Indonesia. Theo họ, rồng Komodo có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm. Ở Australia cũng từng ghi nhận sự xuất hiện của loài rồng này, với chiều dài và trọng lượng gấp 3 lần Komodo, nhưng chỉ là những bộ xương hóa thạch.
Rồng Komodo sở hữu bộ hàm cực khỏe, hàm răng sắc và vô cùng phàm ăn. Ngoài ra, những nhát cắn của chúng lại truyền chất kịch độc vào cơ thể con mồi. Nọc độc của nó tương đương với nọc một số loài rắn độc. Sức mạnh bộ hàm, cùng với nọc độc, sẽ giết chết con mồi, dù đó là trâu mộng.
Giết chết và ăn thịt cả trâu rừng.
Thính giác và thị giác của rồng Komodo rất kém, tuy nhiên, chúng lại có cái lưỡi vô cùng nhạy cảm. Bằng việc thè cái lưỡi dài ngoằng ra, chúng có thể xác định được xác chết thối cách xa tới 10km. Xác chết thối cũng là món ăn yêu thích của chúng. Sau khi tấn công con mồi, tiêm nọc độc cùng nhiều loại virus độc hại vào con mồi, chúng sẽ "nằm khểnh" chờ con mồi chết. Con mồi dù chạy xa đến 10 km mới chết, thì nó cũng sẽ tìm được để ăn thịt.
Ăn cả xác thối.
Rồng Komodo thích hợp ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng lặn sâu tới 5m để mò cá, nhưng lại có thể leo trèo như thằn lằn trên cây.
Trứng của rồng Komodo cũng rất kỳ lạ. Vỏ trứng dai, dính và to lên khi rồng con trong trứng phát triển. Lúc trứng sắp nở, khối lượng tăng lên khoảng 50%. Rồng cái đẻ khoảng 20 trứng và vùi trứng trong cát.
Rồng con dùng bộ răng sắc để phá trứng chui ra ngoài. Vừa ra khỏi trứng, nó đã xông xáo tự đi kiếm ăn mà không cần sự bảo vệ của bố mẹ. Chính vì thế, chúng dễ dàng thành con mồi cho rồng lớn hơn.
Chỉ 3-5 năm là rồng Komodo trưởng thành và 10 năm sau có thể sinh sản. Tuổi thọ của chúng từ 30 đến 50 năm.
Rồng Komodo là loài thích hợp với môi trường vô cùng khắc nghiệt của những hòn đảo núi lửa khô cằn. Hiện ở Indonesia còn khoảng 3.500 cá thể rồng Komodo. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ghi nhận được khoảng 350 cá thể rồng cái. Mặc dù rồng Komodo được bảo vệ nghiêm ngặt, song tình trạng thu hẹp môi trường sống do con người lấn chiếm, núi lửa hoạt động, lượng rồng cái ít, nên chúng được coi là loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Theo VTC
Nghía những hình xăm rồng độc đáo nhất Năm Nhâm Thìn thì xem hình xăm rồng nhé! Rất nhiều người lựa chọn xăm hình rồng lên cơ thể mình vì họ cho rằng, rồng là biểu tượng của sự mạnh mẽ, uy nghiêm. Năm nay là năm con rồng, vì thế chúng mình hãy cùng xem các hình xăm rồng độc đáo dưới đây nhé! Có cả những hình xăm ấn...