Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em: Trách nhiệm của cha mẹ!
Dù lực lượng cảnh sát giao thông đã bắt đầu xử phạt phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe máy, song ghi nhận thực tế cho thấy việc chấp hành quy định này vẫn rất “hời hợt”.
Học sinh tiểu học được phụ huynh đội mũ bảo hiểm khi chở đến trường
Sáng nay 10/4, PV Dân trí đã có cuộc khảo sát tình hình chấp hành quy định đội mũ cho trẻ em trên 6 tuổi của phụ huynh tại trường trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TPHCM). Bước đầu nhận thấy ý thức chấp hành của các bậc phụ huynh và học sinh đã có chuyển biến tốt.
Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp vi phạm. Một số phụ huynh không đội mũ cho con chống chế rằng vì chỉ đi đoạn đường gần, chỉ đi đường nhỏ trong hẻm, vì quá vội hay do con trẻ không thích đội…
Nhiều phụ huynh chưa chú trọng đến sự an nguy của con em mình
Theo thượng tá Trần Thanh Trà, trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt (PC67) Công an TPHCM, kế hoạch lần này triển khai thành hai đợt. Tăng cường công tác tuần tra, nhắc nhở các trường hợp vi phạm từ ngày 1/4 – 9/4 từ ngày 10/4 trở đi sẽ tiến hành ra quân đồng loạt kiểm tra, xử phạt ở khu vực có nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở. Trọng điểm trong chiến dịch lần này tại TPHCM là địa bàn quận 9, quận Gò Vấp và huyện Hóc Môn.
Chiến dịch lần này nhằm thực hiện dự án “Tăng cường việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em” do văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia triển khai để nâng cao tỉ lệ đội mũ bảo hiểm của người dân.
Một số hình ảnh ghi nhận tình trạng đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, học sinh tại TPHCM:
Video đang HOT
Đội mũ bảo hiểm cho trẻ là trách nhiệm của người lớn, bảo vệ an toàn cho con em mình
Cùng ngày, ghi nhận tại TP Cần Thơ, nhiều bậc phụ huynh thậm chí ngơ ngác khi nghe thông tin sẽ bị CSGT phạt nếu không đội mũ bảo hiểm cho con ngồi sau xe máy. Chị Ly ở quận Cái Răng, vô tư nói: “Hồi nào tới giờ tui cứ tưởng người lớn mới đội mũ bảo hiểm. Tui chở 2 đứa nhỏ đến trường suốt 1 năm qua nhưng chưa bị công an xử phạt lần nào. Bây giờ biết rồi, mai mốt tui mua nón bảo hiểm đội cho 2 đứa nhỏ”.
Chị Nguyễn Kiều M. ở phường An Cư, quận Ninh Kiều, thì phân trần, do nhà gần nên cảm thấy bất tiện khi đội mũ bảo biểm cho hai con. Chị M. còn cho rằng mũ bảo hiểm dành cho trẻ em đa số kém chất lượng, đội cũng không có tác dụng.
Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Huỳnh Đấu Tranh – Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP Cần Thơ – cho biết, thời gian qua CSGT chỉ tập trung tuyên truyền cho người dân về ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ chứ chưa mạnh tay xử phạt. Vì vậy nhiều phụ huynh vẫn lơ là trong việc bảo vệ con trẻ.
Ông Tranh đặc biệt nhắc lại vụ tai nạn đau lòng xảy ra trên cầu Cần Thơ hôm 23/3 làm 3 mẹ con chị Nguyễn Thị Phượng Liên chết thảm. Theo ông Tranh, đây chính là bài học đau xót nhất về tình trạng người lớn chở quá tải và thiếu ý thức trong việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông.
Mặc nhiên cho rằng đi xe đạp điện là không cần đội mũ bảo hiểm.
Theo Dantri
Trẻ đội mũ bảo hiểm: Xác định độ tuổi bằng nghiệp vụ
Từ sáng nay (8/4), lực lượng CSGT toàn thành phố đã đồng loạt ra quân thực hiện việc xử phạt việc trẻ em trên 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm (MBH).
Khi được CSGT tuyên truyền, đa số các bậc phụ huynh đều ý thức được việc đội MBH cho trẻ em.
Dù trước đó, chủ trương này đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng cũng không tránh khỏi những khúc mắc cần giải đáp, nhất là những khó khăn và tính khả thi trong quá trình thực hiện... Quanh vấn đề này, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với trung tá Nguyễn Văn Đức - Đội trưởng Đội CSGT số 2 - Công an TP Hà Nội, phụ trách an toàn giao thông (ATGT) địa bàn quận Ba Đình và Tây Hồ - nơi có hàng chục trường học...
Triển khai nhiệm vụ mới, điều khó nhất là xác định độ tuổi của trẻ để tránh những xung đột không cần thiết giữa CSGT và phụ huynh. Các đồng chí đã giải quyết tình huống này thế nào?
Một tuần qua, khi Đội CSGT số 2 thí điểm việc tuyên truyền với phụ huynh, chúng tôi chưa gặp trường hợp nào nói dối về độ tuổi con em mình. Đa số các bậc phụ huynh đều ý thức được việc đội MBH cho các cháu là cần thiết. Trên thực tế, cũng không khó xác định độ tuổi của các cháu. Ví dụ, khi dừng xe kiểm tra, cán bộ, chiến sĩ thay vì hỏi bố mẹ cháu về độ tuổi, sao không hỏi luôn thẳng con trẻ điều này, bởi con trẻ không biết nói dối. Thậm chí, có cháu bé khi biết việc chúng tôi làm, còn mách luôn tội bố vừa vượt đèn đỏ...
Lãnh đạo Phòng CSGT - CATP khi giao nhiệm vụ tới từng đơn vị đã xác định, trong quá trình xử lý, lực lượng CSGT sẽ bằng nghiệp vụ để xác định được độ tuổi của trẻ. Trường hợp nào khó xác định, sẽ tập trung tuyên truyền là chủ yếu. CSGT sẽ không kiểm tra bất cứ giấy tờ nào ngoài quy định tại Luật Giao thông đường bộ. Chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về ATGT và nâng cao ý thức công dân khi tham gia giao thông tới hàng chục trường học trên địa bàn hai quận Ba Đình và Tây Hồ.
Việc người lớn chưa ý thức được việc đội MBH cho trẻ em sẽ khác việc vi phạm giao thông thông thường của các đối tượng khác. Vậy có nên áp dụng những biện pháp mạnh như kiên quyết chặn xe vi phạm bằng mọi giá?
Vào trước 6h hằng ngày, khi đơn vị điểm danh quân số, chúng tôi vẫn nhắc nhở cán bộ chiến sĩ những quy tắc ứng xử điều lệnh, trong đó nhấn mạnh đến tư thế, tác phong khi ứng xử với người dân. Ai cũng biết xử lý người vi phạm giao thông như tinh thần nhiệm vụ mới là phức tạp và rất có khả năng xảy ra xung đột với những lý do người dân đưa ra là chính đáng khi lo cho con đi học muộn, muộn giờ làm... Xác định rõ những khó khăn này, mỗi cán bộ, chiến sĩ khi được phân công làm nhiệm vụ đều phải là những tuyên truyền viên tích cực về ATGT. Trong trường hợp cần thiết, vẫn xử lý những lỗi vi phạm giao thông thông thường như không có giấy tờ, bằng lái xe, xe thay đổi màu sơn kiểu dáng, xe không gương...
Vậy trong ca làm việc sáng nay 8/4 có gì đặc biệt?
Sáng 8/4, chúng tôi tới đơn vị sớm hơn thường nhật. Sau lễ chào cờ, những quy tắc ứng xử điều lệnh, những ứng xử về tác phong cũng đặc biệt được nhấn mạnh cùng với những bài học ứng xử đã học được khi xử lý tình huống cụ thể được quán triệt đến từng cán bộ, chiến sĩ. Với phương châm đảm bảo ATGT và nâng cao ý thức người dân, chúng tôi đã sẵn sàng với nhiệm vụ mới!
Xin cảm ơn đồng chí!
Chở người ngồi trên xe máy không đội MBH: Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Nghị định 34/2010/NĐ - CP đã quy định bắt buộc đội MBH cho trẻ em từ đủ 6 tuổi trở lên khi được người khác chở bằng xe gắn máy. Cụ thể, tại điều 9, khoản 3, mục k của nghị định này quy định, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng với hành vi "chở người ngồi trên xe máy không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật".
Theo Dantri
Ngày đầu xử lý MBH trẻ em: Nhiều bậc phụ huynh ngơ ngác Nhiều phụ huynh cho hay, họ không hề biết về quy định phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em trên 6 tuổi khi tham gia giao thông. Vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm trong ngày đầu xử lý MBH trẻ em Bắt đầu từ sáng nay (8/4), nhiều tổ công tác của cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội...