Đổi món ngon mỗi ngày cho con với mì tươi rau củ xinh lung linh
Đối với các mẹ có con nhỏ, việc lựa chọn thực phẩm để chế biến thức ăn cho con có món ngon mỗi ngày luôn được cân nhắc kĩ càng.
Để yên tâm, ngoài việc sử dụng những nguyên liệu bán sẵn, bạn có thể đổi món ngon mỗi ngày cho con với mì tươi rau củ tự làm.
Dân Việt sẽ hướng dẫn cách làm mì tươi rau củ với những nguyên liệu đơn giản tại nhà:
Nguyên liệu
- Bột mì hữu cơ 50g
- Bột năng 10g
- Dầu ăn (dầu hạt cải, óc chó, dầu gạo,…)
- Muối
- Rau củ tạo màu (củ/rau dền, hoa đậu biếc, cà rốt, bí đỏ, rau cải, rau ngót….)
Cách làm
– Trộn bột mì cùng với chút muối ăn
Video đang HOT
– Xay rau củ lọc nước cốt
– Trộn bột nước cốt trứng dầu ăn đều tay đến khi bột không dính tay
- Bọc màng bọc kín 20 phút cho bột nghỉ. Lấy bột ra dùng thanh cán bột/chai thuỷ tinh cán mỏng bột, vừa cán vừa rắc bột áo chống dính, cán chừng 10 lần. Để bột nghỉ 15 phút lại cán tiếp 5 đến 10 lần.
- Lặp lại quy trình trên thêm 1-2 lần nữa khi thấy bột ko dính tay và kéo dai như kéo kẹo cao su là được.
- Cán bột lần cuối dàn mỏng theo ý, rải lớp bột áo lên, gấp lại rồi cắt.
- Cắt xong trộn bột áo, có thể kéo dài sợ mì ra thêm.
- Làm xong có thể luộc ăn ngay.
- Mì rau củ quả có thể nấu với thịt cua, bề bề, trứng, thịt bò… tùy khẩu vị.
- Chỉ nhìn bát mì đầy màu sắc con bạn sẽ phát mê, nhìn thèm, ăn ngon.
Bảo quản
- Mỳ tươi để tủ được 2 ngày
- Muốn mỳ không nhớt, lúc luộc mỳ để sôi đều, cho nhiều nước tránh dính đáy, luộc xong vớt ra bát nước lạnh, trụng qua vài lần, vắt nửa quả chanh ngâm cùng rồi vớt ra để nấu.
Cách ly xã hội nửa tháng tại nhà, mẹ đảm khoe hơn 40 bữa ăn ngon từ sáng tới chiều
Với chị Quỳnh Trang, nấu ăn là đam mê nên dù một ngày phải nấu 3 bữa chị cũng chẳng hề thấy chán.
Tuân thủ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong việc chống dịch bệnh COVID-19 lây lan, chị Quỳnh Trang (TP.HCM) cũng như nhiều người khác đều ở nhà, hạn chế ra ngoài nhất có thể. Chính vì làm việc tại nhà nên chị Trang có nhiều thời gian hơn cho việc bếp núc.
Chị chia sẻ, bình thường gia đình chị vẫn chủ yếu nấu ăn tại gia. Nhưng trong thời gian này, các con chị được nghỉ học, chị cũng ở nhà nên tất cả mọi thành viên đều thưởng thức 3 bữa đều do chị nấu hết.
Chị Quỳnh Trang
Trước khi có dịch bệnh, công việc của chị vô cùng bận rộn, thậm chí thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Vì thế, bà mẹ 8X luôn có thói quen đi chợ 1 lần cho cả tuần. Trong thời gian tránh dịch này, để hạn chế ra đường nên cuối tuần chị sẽ mua thực phẩm để chế biến cho tuần sau.
Nhiều khi chị còn chuẩn bị luôn cho 2 tuần. Chẳng hạn, một vài món kho như các loại cá kho, thịt kho thường được kho trước, cho vào từng hộp đủ dùng cho 1 bữa, nếu ăn ngay sau 1-2 ngày thì bảo quản ngăn mát, nếu lâu hơn thì để ngăn đá. Một số món chiên như gà, thịt,...cũng được chị làm sạch, ướp gia vị và chia nhỏ vào các hộp. Thịt băm, tôm, giò sống... để nấu canh cũng được làm sạch, chia nhỏ trong các hộp bảo quản. Xương hầm sẵn...
Tất cả đều được cấp đông, ngày mai dự kiến ăn gì, tối hôm trước bà mẹ đảm sẽ cho xuống ngăn mát tủ lạnh giã đông từ từ. Khi nấu bỏ ra ngoài trước khoảng 30-45 phút rồi chế biến là được. Các loại rau củ cũng được sơ chế sơ bộ, cắt bỏ rễ, lá giập, úa, lau khô sạch nước, cho vào từng túi riêng, bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Nhờ có vậy mà khoảng thời gian cách ly xã hội, gia đình chị không phải lo lắng chuyện đi chợ hay không biết ngày mai ăn món gì.
Để không trùng lặp và đỡ ngán vì ngày ăn 3 bữa tại nhà, chị Trang thường lên kế hoạch trước, thực đơn thường chuẩn bị cho ít nhất 1-2 tuần. "Khi lên thực đơn thì các yếu tố về dinh dưỡng, đảm bảo đủ thành phần thịt, cá, rau củ, sở thích yêu cầu của các thành viên trong gia đình cũng như yếu tố mùa vụ của các loại thực phẩm cũng được tính đến. Thế nên đến bữa cứ thế nấu thôi. Hơn nữa mình có thói quen chụp và lưu lại những món ăn mình nấu, vừa để dùng khi cần và cũng để chia sẻ với bạn bè. Nhờ có thói quen này mà thực đơn nhà mình luôn đa dạng", chị Trang bật mí.
Với chị Trang, nấu ăn không phải là trách nhiệm mà đó là niềm vui và đam mê nên chẳng khi nào chị cảm thấy chán. Theo bà mẹ 8X, nấu ăn không chỉ thể hiện tình cảm với những người trong gia đình mà còn là nơi giúp mình giải toả những căng thẳng sau một ngày làm việc.
Cũng chính vì mê nấu nướng nên cứ rảnh là chị lại tranh thủ vào bếp. Đặc biệt dịp này dịch bệnh xảy ra, có nhiều thời gian ở nhà hơn chị lại có cơ hội bầy biện thêm nhiều món. Giai đoạn này các bé ở nhà cả ngày, ăn đủ 3 bữa rất nhanh ngán nên ngày nào cũng hỏi chị "Mai ăn gì hả mẹ?". Thế nên chị thường ưu tiên các món cho các con.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất giai đoạn này là cần tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình nên các món ăn chị nấu luôn chứa nhiều vitamin như các loại rau xanh, trái cây, cá, thuỷ sản có vỏ như tôm, cua, nghêu, ốc... Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng cũng rất tốt cho sức khoẻ nhưng mà các con thường không thích lắm nếu nó được sử dụng nhiều. Do đó, chị sẽ ép lấy nước, rồi sử dụng nước ép gia vị này để ướp thực phẩm, vừa tăng sức đề kháng vừa không lo chuyện kén ăn của các con.
Ngọc Lan
Nấu canh tôm thực dưỡng tăng đề kháng cho cả gia đình Tăng cường sức đề kháng của cơ thể là một trong những cách phòng dịch hiệu quả. Tăng sức đề kháng với món ăn hàng ngày là một trong những cách dễ thực hiện nhất. Hãy cùng bếp Health nấu món canh thực dưỡng với tôm và rau củ, vốn nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, cho cả gia đình chiều nay...