Đổi mới tư duy, hành động quyết liệt trong năm 2021
Để thực hiện thành công các mục tiêu trong năm 2021, Chính phủ đã đề ra 8 trọng tâm chỉ đạo, điều hành, 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu và 185 nhiệm vụ cụ thể
Ngày 28-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về kế hoạch triển khai phát triển kinh tế – xã hội năm 2021. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Quốc gia hiếm hoi tăng trưởng dương
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết năm 2020, dưới tác động của dịch Covid-19, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rơi vào suy thoái, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng dương, với 2,91%. Đến thời điểm này có thể khẳng định Việt Nam đã đạt được “mục tiêu kép” trong phòng chống dịch Covid-19, duy trì tăng trưởng kinh tế.
Trong lần thứ tư liên tiếp dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá năm 2020 được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các kết quả tích cực về kinh tế như báo cáo của Chính phủ, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ… tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được duy trì, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sáng 28-12Ảnh: QUANG HIẾU
Bày tỏ tin tưởng trước quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kết quả năm 2021 phải tốt hơn năm 2020, tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn vì mục tiêu đặt ra trong năm 2021 là rất cao trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, khó đoán định dưới tác động của đại dịch Covid-19. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng phải khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của con người Việt Nam. Cần chú trọng thu hút, trọng dụng nhân tài, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo động lực mới cho phát triển đất nước.
Video đang HOT
Về các mục tiêu cho năm 2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tỉ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45%-47%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%; tỉ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%. Bên cạnh đó, tỉ lệ bao phủ BHYT khoảng 91%; tỉ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5 điểm phần trăm so với năm 2020; tỉ lệ che phủ rừng khoảng 42%…
Cho rằng bối cảnh thời gian tới còn nhiều khó khăn, thách thức, nên các nhiệm vụ là rất nặng nề, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cần tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội. Đồng thời, tận dụng tốt các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số… để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2021.
Đổi mới mạnh mô hình tăng trưởng
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ đã đề ra 8 trọng tâm chỉ đạo, điều hành cho năm 2021, 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu và 185 nhiệm vụ cụ thể. Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Nghị quyết 01 nêu giải pháp trước tiên là thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế. Đẩy nhanh việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong phát triển vắc-xin và có giải pháp để người dân tiếp cận vắc-xin phòng dịch sớm nhất. Đồng thời, bố trí nguồn lực, triển khai kịp thời các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Chính phủ cũng xác định giải pháp đẩy nhanh tiến độ, công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trọng điểm, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông, đô thị, năng lượng. Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chât lương và sử dụng hiệu quả nguôn nhân lưc, có giải pháp thu hút, bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời, cải cách hành chính mạnh hơn, nhất là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cùng với đó là quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Để kết quả năm 2021 tốt hơn năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt kế hoạch hằng năm, cũng như Kế hoạch 5 năm 2021-2025 gắn với Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế – xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, tập trung đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các vùng và khu vực; phát triển bền vững kinh tế biển, các thành phần kinh tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển, tạo sự chuyển biến về chất trong việc tổ chức thực hiện 3 đột phá chiến lược, được bổ sung, cụ thể hóa cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Cụ thể, tập trung hoàn thiện đồng bộ thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh, ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đặc biệt lưu ý về việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện.
Nhấn mạnh về sứ mệnh kiến tạo một môi trường mà ở đó mọi người dân đều có cơ hội tham gia đóng góp vào sự phát triển và “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định các vấn đề về giáo dục – đào tạo và dạy nghề; hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân; an sinh xã hội; môi trường cần được quan tâm… để xây dựng một xã hội phát triển toàn diện.
Hội nghị tiếp tục diễn ra trong hôm nay, 29-12.
Thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
Ngày 11-11, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua việc bổ sung nội dung vào kỳ họp thứ 10, với 88,8% số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành.
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Ảnh: QUANG KHÁNH
QH cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với 89,21% số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành.
Nghị quyết nêu rõ: Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức ại hội ại biểu toàn quốc lần thứ XIII của ảng, bầu cử QH khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp; là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết của ảng, QH. Mục tiêu tổng quát đề ra cho năm 2021 là: Tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh, phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng và công trình trọng điểm quốc gia. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh, phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững đất nước; nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế...
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đối với đồng chí Chu Ngọc Anh; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với đồng chí Lê Minh Hưng.
Sau đó, các đại biểu QH thảo luận tại tổ về: Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
ề cập dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) và một số đại biểu đồng tình với việc phải sửa Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua phát sinh nhiều vấn đề bất cập trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mặc dù dự thảo luật này được sửa đổi bổ sung, song còn những vấn đề cần phải điều chỉnh. Trong đó, việc lập mạng lưới quy hoạch giao thông phải bảo đảm phù hợp phương án giao thông vận tải dài hạn; Nhà nước phải định hướng cho thị trường giao thông vận tải phát triển, cạnh tranh lành mạnh; hoạt động vận tải phải đưa vào quy hoạch chặt chẽ. Hơn nữa, việc hướng dẫn tổ chức giao thông rất quan trọng, song trong dự thảo Luật này lại chưa đề cập. Do vậy, các đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần có quy định, hướng dẫn tổ chức giao thông bảo đảm chặt chẽ, nên để Bộ Giao thông vận tải quy định thống nhất trong toàn quốc.
ề cập Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, một số đại biểu cho rằng, trong dự thảo Luật này có điểm mới là quy định giao cho lực lượng công an giao thông một số quyền hạn nhất định. Bên cạnh đó, hiện nay, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xe kinh doanh vận tải, tình trạng xe dù, bến cóc xuất hiện, gây lộn xộn, bát nháo trong thị trường vận tải; các vụ tai nạn giao thông, nhất là các vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc ngày càng diễn biến phức tạp... Do vậy, Luật cần bổ sung thiết chế quản lý bảo đảm an toàn giao thông, như: quy định xử phạt nguội; công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt các vi phạm trật tự an toàn giao thông...
Biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam
Mở đầu phiên làm việc buổi chiều, dưới sự điều hành của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, QH đã tiến hành công tác nhân sự. Sau khi nghe Báo cáo kết quả thảo luận ở oàn, nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu QH về đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ với Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đối với đồng chí Chu Ngọc Anh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với đồng chí Lê Minh Hưng, QH đã phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ đối với hai thành viên Chính phủ nêu trên bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, thay mặt QH, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ của đồng chí Chu Ngọc Anh và đồng chí Lê Minh Hưng trong nhiệm kỳ qua. Tin tưởng rằng, hai đồng chí sẽ tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mới theo phân công.
Liên quan công tác nhân sự, trong phiên làm việc tại hội trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị QH phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự đối với các chức vụ: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Y tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, đồng chí Huỳnh Thành ạt, Giám đốc ại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được giới thiệu giữ chức Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ; đồng chí Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Y tế được giới thiệu giữ chức Bộ trưởng Y tế; đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giới thiệu giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chiều cùng ngày, QH biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam với 456 đại biểu tán thành (chiếm 94,61% tổng số đại biểu QH).
Lo "công ăn việc làm", thu nhập, an sinh xã hội cho người dân với tất cả ý chí, sáng tạo Tinh thần Chính phủ hướng về người dân, thu hút đầu tư phát triển với môi trường đầu tư thuận lợi, lo cho người dân về "công ăn việc làm", thu nhập, an sinh xã hội với tất cả ý chí, sáng tạo của các cấp, các ngành, Thủ tướng nhấn mạnh. Chiều nay (18/12), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính...