Đổi mới phân loại phim
Hội nghị – hội thảo “Xây dựng thông tư quy định tiêu chí phân loại phim và hướng dẫn thực hiện cảnh báo và hiển thị mức phân loại phim đến người xem” vừa diễn ra tại TP HCM.
Sự kiện do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm lấy ý kiến góp ý của các đại biểu là chuyên gia, nhà sản xuất, nhà phát hành, đạo diễn… để đưa ra các tiêu chí xây dựng thông tư phù hợp.
Thông tư nhằm phân loại phim phổ biến trong hệ thống rạp chiếu, trên hệ thống truyền hình, không gian mạng, tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, địa điểm chiếu phim công cộng và các phương tiện nghe – nhìn khác. Thông tư cũng hướng dẫn thực hiện cảnh báo và hiển thị mức phân loại phim.
Theo dự thảo mới nhất của thông tư, các mức phân loại phim sẽ gồm có: Loại P – phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; loại T18 – phim được phép phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; loại T16 – phim được phép phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; loại T13 – phim được phép phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; loại K – phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; loại C – phim không được phép phổ biến.
Cảnh trong phim “ Mặt trời khuyết” thuộc thể loại phim hình sự, trinh thám đang được dư luận quan tâm. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)
Mức phân loại K là mức phân loại mới so với hệ thống phân loại phim hiện hành trước khi Luật Điện ảnh (sửa đổi) được thông qua. Mức phân loại mới này cũng góp phần giúp nhà làm phim mở rộng lượng khán giả đến với tác phẩm của mình.
Việc đánh giá, phân loại từng phim dựa vào mức độ chênh lệch xoay quanh các yếu tố chính gồm: Chủ đề – nội dung; bạo lực; khỏa thân – tình dục; ma túy – các chất kích thích – gây nghiện; kinh dị; hình ảnh – âm thanh – ngôn ngữ thô tục; hình ảnh nguy hiểm dễ bắt chước và yếu tố khác. Về việc hiển thị mức phân loại phim, yêu cầu cơ sở điện ảnh thông báo công khai đến khán giả tại rạp chiếu phim.
Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc góp ý cần định lượng cụ thể, rõ ràng hơn nữa trong các tiêu chí giữa các mức phân loại phim được đưa ra trong thông tư, nhất là giữa T16 và T18. Càng cụ thể, nhà làm phim cũng như các cơ quan cấp phép duyệt phim được trao quyền sau này cũng dễ dàng trong việc phân loại, tránh tranh cãi.
Đại diện Công ty TNHH Bình Hạnh Đan góp ý: “Phim kinh dị hiện được nhà làm phim khai thác nhiều vì thế cần thông tư nêu rõ về phần định lượng, như bao nhiêu phần trăm thời lượng của phim được gọi là thường xuyên, bao nhiêu phần trăm là kéo dài”.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị về vấn đề chế tài những đơn vị phát hành nếu không tuân thủ việc phân loại; Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cần thiết kế bộ dán nhãn phân loại thống nhất để tạo sự đồng bộ.
Video đang HOT
Cục trưởng Vi Kiến Thành: 'Không thể bỏ các điều cấm ở Luật Điện ảnh'
Cục trưởng Vi Kiến Thành muốn Luật Điện ảnh sửa đổi sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà làm phim, tạo động lực phát triển ngành nghệ thuật thứ 7.
Thời gian qua, nhiều nội dung trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi nhận sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, giới làm phim.
Trao đổi với Zing, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết Cục tôn trọng quan điểm, kiến nghị từ các đạo diễn, nhà sản xuất. Tuy nhiên, người đứng đầu Cục Điện ảnh nhấn mạnh không thể bỏ các điều cấm trong Luật Điện ảnh vì đó là hành lang pháp lý của nhà làm phim.
Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành bàn về những kiến nghị của giới làm phim xoay quanh dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi.
Luật Điện ảnh không gây khó cho nhà làm phim
- Xoay quanh dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, giới làm phim đã tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo và đề xuất nhiều kiến nghị, với mong muốn nới lỏng luật để thúc đẩy nền điện ảnh phát triển. Là người đứng đầu Cục Điện ảnh, quan điểm của ông thế nào?
- Tôi cũng dành thời gian để theo dõi buổi tọa đàm, lắng nghe ý kiến từ các nhà làm phim đã góp ý cho dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. Chúng tôi luôn cố gắng nghiên cứu, tiếp thu các quan điểm từ nhiều đạo diễn, nhà sản xuất, tất nhiên là phải hợp lý và đúng quy định của pháp luật.
Là người đứng đầu Cục Điện ảnh, tôi muốn Luật Điện ảnh sửa đổi có những quy định cụ thể, bám sát với đời sống thực tiễn của ngành điện ảnh. Khi được Quốc hội thông qua, Luật Điện ảnh sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà làm phim, tạo điều kiện cho điện ảnh nước nhà phát triển.
- Một trong những kiến nghị của đạo diễn, nhà sản xuất là xóa bỏ các quy định về nội dung và hành vi bị cấm trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, biến thành bộ tiêu chí riêng của ngành?
- Luật là phải có quy định cấm để tạo ra hành lang pháp lý giúp các nhà làm phim biết được làm gì và giới hạn tới đâu trong sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, không thể bỏ các điều cấm trong Luật Điện ảnh sửa đổi.
Luật Điện ảnh 2006 tính đến nay đã 15 năm với hàng trăm phim được sản xuất, cấp phép ra rạp. Các nhà làm phim đều dựa vào luật để làm việc và chỉ vài ba dự án xảy ra vấn đề ngoài mong muốn.
Tất cả điều, khoản trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi đều đã được nhắc đến trong Luật Điện ảnh 2006 chứ không phải bây giờ mới soạn thảo để gây khó cho nhà sản xuất, nghệ sĩ. Luật Điện ảnh sửa đổi đang cố gắng cụ thể ra những thứ đã có, hoàn toàn không phải là điều mới.
Phim Ròm của đạo diễn Trần Thanh Huy phải chỉnh sửa nội dung nhiều lần theo yêu cầu của Cục Điện ảnh trước khi phát hành. Ảnh: ĐPCC.
- Thế nhưng, Luật Điện ảnh hiện hành bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành nghệ thuật thứ 7?
- Người làm phim và nhà soạn thảo luật chưa có tiếng nói chung và còn khoảng cách, đó là điều luôn luôn xảy ra. Mục đích cuối cùng khi xây dựng Luật Điện ảnh sửa đổi là cố gắng xích lại gần nhau giữa nghệ sĩ, nhà làm phim và cơ quan quản lý.
Những người làm phim dĩ nhiên luôn mong muốn có sự tự do tuyệt đối trong sáng tạo nghệ thuật. Về phía nhà quản lý, họ làm việc dựa trên cơ sở pháp lý và giải quyết, dung hòa tất cả mối quan hệ xã hội.
Điện ảnh là lĩnh vực đặc thù, không phải như các ngành khác. Nhiều thành phần tham gia vào lĩnh vực này, như điện ảnh tư nhân, nhà làm phim độc lập. Vì thế, không thể áp dụng cách thức quản lý của nhiều ngành vào điện ảnh.
Không thể loại bỏ việc thẩm định kịch bản
- Cũng từ vấn đề kiểm duyệt, một số đạo diễn kiến nghị hình thành Hội đồng thẩm định và phân loại phim tại TP.HCM, hoạt động song song với hội đồng ở Hà Nội?
- Chắc anh em làm phim không đọc kỹ luật. Theo điều 32 của dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, không chỉ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền kiểm duyệt phim mà đã phân cấp về UBND cấp tỉnh.
Sắp tới, Sở Văn hóa cũng có hội đồng kiểm duyệt. Cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình cũng thành lập Hội đồng thẩm định và phân loại phim của cơ quan, tổ chức. Thành phần của Hội đồng gồm các nhà chuyên môn điện ảnh, chuyên gia, nhà quản lý thuộc các lĩnh vực liên quan, trong đó ít nhất 2/3 là các nhà chuyên môn điện ảnh.
Hội đồng thẩm định và phân loại phim có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền trước khi cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng.
Về kiến nghị hội đồng duyệt phải có tất cả thành phần từ các lĩnh vực khác trong xã hội và đến từ nhiều địa phương, vùng miền chỉ hợp lý về mặt lý thuyết. Hội đồng duyệt phim hiện nay là 11 người, nếu đủ các thành phần, con số sẽ lên trên 40 người.
Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc kiến nghị cần đơn giản hóa thủ tục thẩm định cấp phép để thu hút các nhà làm phim quốc tế. Ảnh: ĐPCC.
- Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc đưa ra quan điểm một trong những rào cản ngăn cản các dự án phim quốc tế đến Việt Nam là hoạt động kiểm định kịch bản. Từ đó, nhà sản xuất cho rằng Luật Điện ảnh sửa đổi nên đơn giản hóa thủ tục thẩm định cấp phép và loại bỏ việc kiểm định kịch bản?
- Theo tôi, thủ tục thẩm định, cấp phép của Việt Nam không rườm rà hay phức tạp gì. Đó chỉ là nhìn nhận, quan điểm riêng từ phía nhà làm phim.
Về ý kiến loại bỏ việc thẩm định kịch bản đối với phim hợp tác quốc tế là sai. Trên thực tế, một số kịch bản của phim hợp tác gặp phải vấn đề phản ánh không đúng về chính trị, an ninh, sai sự kiện lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
Nếu không có hoạt động thẩm định kịch bản sẽ phát sinh nhiều vấn đề, bộ phim vi phạm pháp luật của nước ta. Đối với những nhà làm luật, họ nhìn ở góc độ toàn diện, làm sao để cân bằng giữa việc phát triển điện ảnh đi liền với chính trị, kinh tế.
Liên quan đến đề xuất "luồng xanh" dành cho các phim Việt Nam được mời dự liên hoan phim quốc tế, ban soạn thảo Luật Điện ảnh sửa đổi đang tiếp thu và nghiên cứu để bổ sung.
Phương Oanh, Cao Thái Hà và dàn sao Việt khí chất ra sao khi diện trang phục quân nhân? Khônɡ chỉ các nɑm thần showbiz Việt mà các mỹ nhân tɾonɡ ƅộ զuân hục luôn có sức hút đối với cônɡ chúnɡ. Cùng diện trang phục quân nhân, Cao Thái Hà, Phươnɡ Oɑnh... ghi điểm khi khoe trọn khíɑ cạnh ɡɑi ɡóc, mạnh mẽ tɾonɡ ƅộ tɾɑnɡ hục đậm chất người lính. Phương Oanh Phương Oanh khí chất ngút trời xuất hiện...