Đổi mới khuyến nông để đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Trong năm 2015, hoạt động khuyến nông được coi là một trong những lực lượng chủ chốt để thực hiện mục tiêu Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung vào những sản phẩm hàng hóa chủ lực của từng vùng miền, từng địa phương.
Năm 2014, toàn ngành nông nghiệp tập trung thực hiện đề án Tái cơ cấu (TCC) của Chính phủ với những nội dung ưu tiên: Quy hoạch lại quy mô sản xuất nông nghiệp, tăng tích tụ ruộng đất cho người dân; thiết lập các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản; chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng và nhu cầu của thị trường; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; năm đào tạo nghề và khuyến khích người nông dân chủ động, sáng tạo trong lao động, sản xuất.
Năm 2014 với việc triển khai thực hiện hiệu quả Đề án TCC toàn ngành nông nghiệp đã thu được nhiều thành tựu; lấy lại được đà tăng trưởng với mức tăng trưởng khá, góp phân vào tăng trưởng chung của cả nước, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Nhân dịp cuối năm PV có cuộc trao đổi với ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về định hướng công tác khuyến nông năm 2015.
Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Để TCC ngành nông nghiệp thành công thì công tác khuyến nông là vô cùng quan trọng. Hiện nay trên cả nước có trên 35.000 ngươi, trong đó khuyến nông cơ sở là trên 25.000 người, đây là lực lượng trực tiếp chuyển giao khoa học kỹ thuật và định hướng sản xuất cho bàn con nông dân. Vậy định hướng của công tác khuyến nông năm 2015, ông sẽ triển khai như thế nào?
Tái cơ cấu là một cuộc cách mạng mới trong nông nghiệp nhằm vào mục tiêu rất quan trọng, cụ thể là nâng cao giá trị và thu nhập cho nông dân và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. Động lực hay chìa khóa để chúng ta đạt được mục tiêu đó là cái gì thì kể cả Chính phủ và các địa phương đều xác định 2 yếu tố, 2 giải pháp có tính chìa khóa là khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất để đạt được mục tiêu gia tăng giá trị và nâng cao thu nhập.
Hoạt động khuyến nông là một trong những lực lượng chủ chốt để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu. Lần này nội dung hoạt động khuyến nông sẽ bám vào những sản phẩm hàng hóa chủ lực mà từng vùng miền, từng địa phương đã xác định để xác định những đối tượng cần chuyển giao và lựa chọn những tiến bộ công nghệ nào có tính đột phá và có khả thi trên diện rộng, để tạo sức bật về tăng năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm.
Lần này nội dung không chỉ chọn các đối tượng, lựa chọn công nghệ, lựa chọn đối tượng sản phẩm để chúng ta tập trung vào hoạt động chuyển giao mà quan trọng hơn nữa là tích hợp các kỹ thuật công nghệ vào thành một gói kỹ thuật toàn diện, chứ không phải kỹ thuật đơn lẻ để đảm bảo phát huy hiệu quả của cả gói kỹ thuật và mới nâng cao hiệu quả sản xuất, trong đó gồm cả yếu giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để tạo giá thành sản phẩm thấp đi nhưng giá bán cao lên.
Năm 2015, Việt Nam sẽ đổi mới hình thức khuyến nông (Ảnh minh họa)
Thưa ông trong 2015 định hướng về đối tượng hoạt động khuyến nông có gì thay đổi không?
Một trong những giải pháp quan trọng nữa trong hoạt động khuyến nông là phải chuyển đổi đối tượng hoạt động khuyến nông, thay vì trước đây chúng ta khuyến nông cho từng hộ riêng lẻ, lần này phải khuyến nông cho cả cộng đồng, cho cả một tổ chức để làm theo một quy trình sản xuất có tính chất đồng bộ và thống nhất để tạo ra một sản phẩm có tiêu chuẩn đồng nhất, sản phẩm đó mới có tính giá trị hàng hóa và khối lượng hàng hóa lớn, đồng nhất, dễ tiêu thụ và giảm được giá thành.
Video đang HOT
Theo tôi được biết thì sắp tới các lực lượng khuyến nông không chỉ giúp chuyển giao kỹ thuật cho bà con mà còn giúp bà con cập nhật thông tin thị trường và kết nối với doanh nghiệp ông có thể chia sẻ thêm về điều này?
Trong thời gian sắp tới đây, bên cạnh hướng dẫn nông dân về kỹ thuật thì phải hướng dẫn nông dân về kinh tế, đặc biệt là thông tin thị trường. Bởi vì chỉ giúp cho nông dân đầu tư sản xuất để nâng cao được năng suất, khối lượng sản phẩm, không biết được thị trường cần cái gì, thị trường cần lúc nào và sản xuất công nghệ nào thì đáp ứng yêu cầu thị trường, đặc biệt là những yếu tố thị trường rất cần, đó là vấn đề thực phẩm an toàn, chất lượng.
Nói tóm lại, hoạt động khuyến nông trong những năm tới, một mặt phải bám sát vào các chủ trương tái cơ cấu của cả nước, của từng vùng và từng tỉnh, từng địa phương nhưng lại phải bám sát vào thị trường, lựa chọn công nghệ nào phù hợp để khuyến cáo cho từng đối tượng nông dân và từng nhóm ngành hàng cho phù hợp. Đi liền với gói khuyến cáo kỹ thuật là những thông tin kinh tế và những kiến thức về tổ chức sản xuất để nông dân sản xuất có hiệu quả hơn; kết nối nông dân với các doanh nghiệp, kể cả đầu vào và đầu ra để làm sao tạo được từ chuỗi sản xuất thành chuỗi giá trị để có được thu nhập cao hơn. Trong đó nông dân là nhân vật trung tâm có được khá hơn thì mới đạt mục tiêu tái cơ cấu.
Xin cảm ơn ông!
Nguyên An
Theo dantri
Bối cảnh nước Nga và cơ hội cho Việt Nam
Làm việc với lãnh đạo và một số doanh nghiệp Nga, cả hai bên đều nhận thấy chưa phát huy hết tiềm năng to lớn trong mối quan hệ lâu dài, gắn bó giửa VN và Nga. Điều này cần được bổ sung và khắc phục ngay!
LTS: .... Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Đào Văn Hồ, GĐ Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp thuộc Bộ NN - PTNT về kế hoạch đưa hàng hóa nông sản Việt trở lại "mái nhà xưa" Liên bang Nga.
Ông Đào Văn Hồ cho biết, ông vừa trở về từ hội chợ chuyên ngành nông nghiệp của Nga. Bối cảnh năm nay khiến tình hình xuất nhập khẩu nông lâm sản thay đổi rất nhiều.
Xin ông có thể giải thích rõ hơn?
- Vì cuộc khủng hoảng Ukraina nên châu Âu và Nga đang căng thẳng, cấm vận qua lại. Các mặt hàng nông sản thực phẩm từ châu Âu đã bị cấm vào Nga khiến thị trường to lớn này đang rất cần nguồn bổ sung.
Các mặt hàng mà VN đem tới triển lãm được đặc biệt chú ý. Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev sau khi tham gia lễ khai mạc đã đến thăm gian hàng VN cùng rất nhiều DN Nga. Nhiều hợp đồng đã được ký kết ngay tại đây như hợp đồng của công ty chế biến hạt điều phía Nam đã ký với DN của Nga trị giá 500.000 USD.
Ông Đào Văn Hồ (áo đen) đang giới thiệu hàng nông sản với khách Nga (ảnh: Nhân vật cung cấp)
Gần như các mặt hàng nông lâm thủy hải sản của VN có mặt đều được nhiều đối tác Nga quan tâm và sẵn sàng ký ngay. Tuy nhiên, tiếc rằng do đây là lần đầu tiên nên trong công tác chuẩn bị của chúng ta chưa được chu đáo cho lắm.
Nhiều DN đưa hàng hóa qua nhưng không có người đủ thẩm quyền để ký hợp đồng nên đành phải hẹn làm việc sau. Tiếc nhất là nhiều DN Nga kỳ vọng sẽ mua được gạo của VN nên đến tìm để ký kết. Song lần này lại không có DN chế biến kinh doanh lương thực nào của VN tham gia cả. Tiếc quá!
Vậy thị trường Nga có tiềm năng đến đâu, thưa ông?
- Theo thông báo của Liên bang Nga, hiện Nga đang thiếu nguốn cung nông lâm thủy sản khoảng 15% so với nhu cầu. 15% này trị giá khoảng 20 tỷ USD chứ không ít đâu.
Nếu chúng ta chỉ cần đáp ứng được 1/10 nhu cầu này thì cũng là tốt lắm. Đây là cơ hội lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.
Chính phủ Nga yêu cầu DN phải tìm nguồn cung và nhập mỗi tháng 30 container cá tra để cung cấp cho bán đảo Crimea do trong nước chưa thể có nguồn thực phẩm chế biến nào khá. Toàn thể nước Nga đang tập trung lo cho bán đảo Crimea nên ngoài cá tra còn rất nhiều sản phẩm khác họ đang cần.
Liên bang Nga có dân số khá đông, diện tích rộng lớn. Nhưng yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe như thị trường Mỹ, Nhật và châu Âu. Rất phù hợp với khả năng và năng lực của phần lớn DN Việt hiện nay.
Truyền thông Nga cũng quan tâm đặc biệt tới gian hàng Việt Nam và các loại hàng hóa của chúng ta. Báo chí Nga khẳng định, dù có thăng trầm, gián đoạn nhưng giữa VN và Liên bang Nga vẫn là đối tác tốt, cần thiết cho nhau.
Làm việc với lãnh đạo và một số doanh nghiệp Nga, cả hai bên đều nhận thấy chưa phát huy hết tiềm năng to lớn trong mối quan hệ lâu dài, gắn bó giửa VN và Nga. Điều này cần được bổ sung và khắc phục ngay!
Sau khi tham gia Hội chợ triển tại Moscow vừa rồi, qua đó tìm hiểu sâu hơn về thị trường này, chúng tôi đã họp lại cùng lãnh đạo Bộ NN - PTNT.
Có thể nhận thấy, thị trường Nga rất tiềm năng để VN đưa hàng hóa vào. Từ đây chúng ta đa dạng hóa được thị trường. Tránh trường hợp bị phụ thuộc vào thị trường cố định có nhiều rủi ro và không bền vững như thị trường TQ.
Để hàng nông lâm thủy sản VN vào được Nga, Bộ NN - PTNT và Trung tâm xúc tiến thị trường nông nghiệp có chính sách và biện pháp như thế nào?
- Bộ NN - PTNT đã quyết định sắp tới sẽ tham gia Hội chợ thực vật đồ uống lớn nhất của Nga. Trung tâm chúng tôi được giao nhiệm vụ tổ chức giao thương cho doanh nghiệp của VN và doanh nghiệp Nga.
Thị trường này sẽ được chú trọng hơn, có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia XK hàng hóa cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nga đầu tư vào VN.
Có một số doanh nghiệp phía Nam biết nhu cầu thị trường Nga rất lớn song họ vẫn e ngại sự khác biệt giữa phong cách làm ăn giữa 2 nước. Bằng chứng là Nga đã mở Trung tâm xúc tiến thương mại tại TP.HCM song việc liên lạc để gặp người có trách nhiệm lại rất khó?
- Đúng là có một số khác biệt. Hiện tượng như anh nói thì cũng có. Nhưng là trước đây. Có lần lãnh đạo của Bộ NN - PTNT qua Nga vẫn không gặp được cơ quan có trách nhiệm của họ để làm việc.
Nhưng hiện nay đã có sự thay đổi khác hẳn. Chính sách hướng Đông và những cải cách thủ tục của họ đang triển khai rất nhanh và mạnh mẽ. Phong cách làm việc đã thay đổi rất nhiều.
Vừa rồi chúng ta gửi danh sách hơn 40 DN chế biến thủy sản qua. Chỉ mấy ngày sau họ đã cử đoàn qua kiểm tra và cấp code ngay. Nhanh lắm, tôi cũng không ngờ!
Thủ tướng Nga đến thăm quan gian hàng của VN
Chúng ta cũng nên biết thêm đặc điểm của thị trường Nga, đó là, thị trường này chưa mở hoàn toàn. Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và cấp code cho doanh nghiệp muốn đưa hàng vào Nga là Cục kiểm dịch động và thực vật trực thuộc phủ Tổng thống Liên Bang Nga. Tuy nhiên, cơ quan này hiện nay đang thay đổi theo hướng năng động và mau lẹ hơn nhiều.
Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp VN phàn nàn, khâu thanh toán và phương thức thanh toán với Nga hiện đang rất khó khăn và gặp nhiều rủi ro? Ông thấy điều này thế nào?
- Phải hiểu mặt khó khăn hiện nay. Đó là, đồng Rúp của Nga có lúc bị mất giá rất nhanh. Sau đó Ngân hàng Trung ương Nga phải tung ngoại tệ dự trữ ra để giữ giá trị cho đồng rúp.
Nhưng theo như tôi được biết, sắp tới đây Chính phủ hai nước sẽ đưa Ngân hàng Việt - Nga vào cuộc để giúp DN hai bên vượt trở ngại này.
Nếu mở ra được thị trường Liên bang thì đó là cơ hội vô cùng tốt cho VN. Theo ông, doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu để đưa hàng hóa vào Nga?
- Cơ quan Cục kiểm dịch động vật và thực vật của Nga là cửa đầu tiên. Doanh nghiệp VN nên gửi hồ sơ đến Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc Bộ NN - PTNT. Để thuận lợi, trước khi làm hồ sơ thì hãy vào website của cơ quan này tìm hiểu trước. Sau khi có hồ sơ, phía Nga sẽ qua kiểm tra và cấp code cho hàng hóa vào.
Do tác động khách quan và chủ quan, Nga đang thay đổi rất nhiều. Chúng ta đã gõ và cửa đã mở, nên mạnh dạn bước vào. Đây là cơ hội rất lớn và quý báu cho hàng hóa của VN...
Người Nga, thị trường Nga đang rất cần hàng hóa chúng ta. Nên nhanh chân bước vào.
Theo Duy Chiến
Vietnamnet
Nông dân sáng chế máy biến rác thải thành phân hữu cơ Từ khi sang chế ra máy chế biến phế phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ, gia đình anh Phúc không phải mua phân ngoài thị trường để bón cho trên 1ha hoa màu. Từ đó, mỗi năm gia đình anh tiết kiệm được khoảng 70 triệu đồng tiền mua phân bón. Trưa ngày 19/11, chúng tôi tìm tới nhà cũng là lúc...