Đổi mới, hoàn thiện khung khổ pháp lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng công khai, minh bạch
Trong những năm qua, khung pháp lý về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) liên tục được đổi mới, hoàn thiện để đồng bộ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường, hướng tới mục tiêu phát triển thị trường TPDN theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng của thị trường TPDN đạt bình quân 48%/năm trong giai đoạn 2017-2020.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Chiều ngày 26/1 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo phổ biến Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế và Thông tư số 122/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ công bố thông tin, báo cáo đối với TPDN.
Thông tin tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, từ năm 2017 trở lại đây thị trường TPDN phát triển nhanh đã đáp ứng yêu cầu huy động vốn phát triển sản xuất kinh doanh của mọi loại hình DN.
Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm, các DN có xu hướng mở rộng việc huy động vốn thông qua phát hành TPDN riêng lẻ để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng của thị trường TPDN đạt bình quân 48%/năm trong giai đoạn 2017-2020. Trong năm 2020, khối lượng phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước tăng 29% so với năm 2019 đạt khoảng 430.000 tỷ đồng, trong đó: phát hành riêng lẻ chiếm 93,4% tổng khối lượng phát hành, tăng 30,4% so với năm 2019; phát hành ra công chúng tăng 33% so với năm 2019.
Đặc biệt, khung pháp lý về phát hành TPDN cũng liên tục được đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường, hướng tới mục tiêu phát triển thị trường TPDN theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Theo đó, khung khổ pháp lý đối với việc phát hành TPDN riêng lẻ đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ, qua đó tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động phát hành TPDN của DN; nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu và tăng cường quản lý giám sát đối với phát hành TPDN của cơ quan quản lý và thúc đẩy phát triển đồng bộ cả thị trường sơ cấp và thứ cấp TPDN.
Đáng chú ý, để tránh những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường trong bối cảnh tình hình thị trường TPDN tăng trưởng quá nhanh, Luật Chứng khoán năm 2010 vẫn cho phép nhà đầu tư cá nhân được tham gia mua và giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung ngay một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP theo hướng nâng cao điều kiện phát hành, hạn chế khối lượng phát hành, tần suất phát hành TPDN và tăng cường chế độ công bố thông tin, báo cáo để giảm thiểu rủi ro trên thị trường TPDN.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua các Luật mới nhằm quy định thống nhất về phát hành TPDN riêng lẻ tại Luật Chứng khoán 2019 (đối với công ty đại chúng) và Luật DN 2020 theo hướng phân biệt giữa phát hành trái phiếu riêng lẻ với phát hành ra công chúng về đối tượng mua và giao dịch TPDN. Đối với TPDN phát hành riêng lẻ chỉ được phép bán và giao dịch cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; đối với TPDN phát hành ra công chúng được bán, giao dịch cho mọi đối tượng nhà đầu tư…
Video đang HOT
Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ ban hành 03 Nghị định gồm: Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ, chào bán TPDN ra thị trường quốc tế; Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (trong đó có quy định về phát hành TPDN ra công chúng) và Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo đó, khung pháp lý mới về phát hành TPDN đã được hoàn thiện, tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu của DN và tạo điều kiện cho các DN huy động vốn trái phiếu.
Đồng thời, ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn chế độ công bố thông tin, báo cáo đối với TPDN. Trong đó, quy định cụ thể nội dung, biểu mẫu, cách thức công bố thông tin, báo cáo của DN phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ…
Chứng khoán phái sinh: Lùi để tiến
Thị trường vừa có một tuần biến động mạnh, sau nhịp bán tháo là diễn biến hồi phục. Nhà đầu tư tiếp tục có tâm lý lạc quan...
Ảnh: Shutterstock.
Chứng khoán toàn cầu tiếp tục xanh
Trên thị trường Mỹ, chỉ số S&P 500 trong tuần qua chinh phục đỉnh cao lịch sử mới khi các nhà đầu tư đặt niềm tin vào chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden sẽ có thêm các biện pháp hỗ trợ vực dậy nền kinh tế. Trước khi nhậm chức, ông Biden đã công bố một gói hỗ trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD, giúp thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung giữ được đà tăng.
Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thị trường chứng khoán Mỹ đang rộn ràng chờ đón kết quả kinh doanh cả năm 2020 của các doanh nghiệp sẽ được công bố chính thức, trong đó, đáng chú ý hơn cả là nhóm cổ phiếu công nghệ - là nhóm dẫn dắt chính đà tăng của phố Wall trong suốt 1 năm qua.
Diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán toàn cầu là bệ đỡ quan trọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam tránh được sự hoảng loạn thái quá kéo dài sau phiên "xả hàng" ngày 19/1/2021, hoặc tệ hơn là bước vào chu kỳ giảm giá, giúp tâm lý nhà đầu tư duy trì được sự ổn định cần thiết.
Dòng tiền nội vẫn mạnh
Kể từ đầu tháng 12/2020 tới nay, dòng tiền nhà đầu tư cá nhân mua vào rất mạnh, dù không ít nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và tổ chức đầu tư trong nước bán ròng.
Mặt trái từ việc thị trường được dẫn dắt bởi dòng tiền nhà đầu tư cá nhân là sự biến động của thị trường ở cả 2 chiều thường thái quá. Cho nên, sự hoảng loạn xảy ra vào phiên 19/1 chứng kiến mức bán ròng mạnh mẽ của khối nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, nhà đầu tư cá nhân cũng là bên mua ròng trở lại, giúp thị trường hồi phục.
Đà tăng vì lý do gì thì có thể sẽ kết thúc vì lý do đó. Khi mà xu thế mua ròng của dòng tiền lớn từ nhà đầu tư cá nhân vẫn tiếp diễn thì xu thế tăng của thị trường nhiều khả năng được duy trì. Khi nào lượng tiền của nhà đầu tư cá nhân liên tiếp rút ra mạnh thì đó sẽ là tín hiệu đáng báo động.
Chứng khoán phái sinh: Ưu tiên vị thế mua
Thị trường tuần qua biến động mạnh, một kịch bản nằm ngoài những toan tính trong tuần đáo hạn hợp đồng phái sinh kỳ hạn 1 tháng (VN30F1M).
Trước đó, độ lệch giữa phái sinh và cơ sở được bung ra rất rộng, dương gần 30 điểm, khi phần lớn nhà đầu tư "đặt cửa" cho việc VN30F1M sẽ bứt phá qua ngưỡng 1.200 điểm.
Diễn biến VN30F, VN30 và mức chênh lệch giá.
Tuy nhiên, độ lệch sau đó được co lại ở một kịch bản ít ai ngờ tới, đó là các chỉ số xuất hiện nhịp bán tháo, trong đó phái sinh giảm nhanh hơn so với chỉ số cơ sở. Nhưng thị trường ngay lập tức lấy lại sự cân bằng với những nhịp hồi phục mạnh, cho thấy nhịp lao dốc ngày 19/1 đơn giản là sự phản ứng thái quá về mặt kỹ thuật.
Thị trường điều chỉnh mang tính kỹ thuật thì đà tăng trong trung hạn chưa đáng lo ngại. Do đó, duy trì quan điểm tích cực và ưu tiên canh vị thế mua trong tuần này sẽ mang lại khả năng thành công cao.
Chiến lược giao dịch trong ngắn hạn và trung hạn là canh các pha nảy lên sau các phiên chùng xuống kiểm chứng thành công khu vực hỗ trợ 1.150 - 1.160 điểm với kỳ vọng chỉ số vượt ngưỡng 1.200 điểm.
Nhật ký giao dịch phái sinh tuần qua
Một tuần giao dịch đầy biến động và cảm xúc, chỉ số phái sinh trượt giá rất nhanh, co hẹp lại độ lệch rộng trước đó. Diễn biến trong tuần qua một lần nữa cho thấy, quản trị rủi ro cần được ưu tiên trong hoạt động giao dịch ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Chiến lược giao dịch phái sinh tuần qua.
Kế hoạch mở vị thế mua (Long) ngắn hạn trong tuần qua là canh các nhịp giá bứt lên ngưỡng cản 1.195 điểm, còn vị thế mua trong trung hạn được quản trị rủi ro tại 1.160 điểm. Thực tế, kế hoạch mua ngắn hạn đã không khả thi khi giá giảm ngay từ đầu tuần, còn vị thế mua trung hạn bắt buộc phải đóng vị thế để quản trị rủi ro khi giá trượt khỏi mốc 1.160 điểm.
Sau các phiên biến động mạnh thì sự ổn định trở lại là điều cần được chứng kiến trong các phiên tới. Một nhịp rũ bỏ hay kiểm chứng lại lực cầu là cần thiết để hoàn chỉnh cấu trúc của một vị thế mua mới. Một nhịp rũ bỏ và nảy lên từ vùng giá hỗ trợ 1.150 - 1.160 điểm sẽ là điểm mua tiềm năng trong tuần giao dịch mới.
Nhiều khuất tất tại chung cư Him Lam Chợ Lớn: Cư dân đề nghị làm rõ Tập thể cư dân chung cư Him Lam Chợ Lớn (491 Hậu Giang, phường 11 quận 6, TPHCM) vừa gửi đơn đến Báo SGGP phản ánh việc làm sai trái, có dấu hiệu gian lận trong bầu cử ban quản trị (BQT) nhiệm kỳ 2020-2023 tại chung cư này. Cụm nhà chung cư Him Lam Chợ Lớn đang xảy ra nhiều lùm xùm...