Đổi mới giáo dục, Indonesia tổ chức thi qua Internet từ năm 2015
Trang Kompas của Indonesia cho biết Bộ Văn hoá và Giáo dục Indonesia dự định sẽ tiến hành kỳ thi quốc gia đầu tiên trên mạng Internet vào năm tới. Các kỳ thi sẽ được thực hiện trong phòng máy tính của trường và được truyền đến máy chủ qua Internet.
Indonesia sẽ tiến hành thử nghiệm tại một số trường trong năm 2015. Quyết định này được cho là nhằm giảm các loại chi phí in ấn giấy, bài thi, cũng như giảm các chi phí về an ninh, bảo vệ cho các bài thi sau khi học sinh nộp bài. Khoản tiền tiết kiệm được tính sẽ đạt 290 tỷ IDR (tương đương 25 triệu USD), chiếm 50% ngân sách cho các kỳ thi quốc gia thông thường.
Mặc dù các thông tin trên rất tích cực, song tính khả thi của nó vẫn còn phải xem xét. Bộ Văn hoá và Giáo dục Indonesia tin rằng họ đang có những tiến bộ trong việc lắp đặt cơ sở hạ tầng máy tính cho các trường. Tất cả các trường công ở Indonesia hiện đều có máy tính. Trong năm tới, thông qua dự án IndiSchool, sẽ có 300.000 trường học ở Indonesia có WiFi miễn phí. Như vậy hầu như các trường học ở Indonesia sẽ có máy tính và WiFi.
Việc thực hiện kỳ thi online sẽ được triển khai dần dần. Trong năm nay, Bộ Giáo dục đã tổ chức kỳ thi quốc gia cho các trường Indonesia tại nước ngoài, như ở Malaysia, Singapore, và Hà Lan. Ông Musliar Kaslim, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hoá Indonesia nói rằng chính phủ sẽ lựa chọn 10-30 trường ở mỗi tỉnh để tổ chức các kỳ thi thí điểm trong năm tới. Mỗi trường sẽ có các ngày thi khác nhau và có nhiều phiên bản đề thi, như thế sân chơi sẽ công bằng với mọi người. Chính phủ Indonesia đã tổ chức các kỳ thi trực tuyến cho giáo viên từ năm 2012. Vấn đề lớn nhất của các kỳ thi này là đường truyền Internet. Trong năm nay, Indonesia cũng sẽ tổ chức tập huấn cho các sinh viên làm bài thi trực tuyến.
Theo Techinasia
Video đang HOT
TV UHD chưa được chào đón như màn hình Retina trên iPad
Các nhà sản xuất không ngừng giới thiệu các mẫu TV 4K mới nhưng phần quan trọng không kém đó là nội dung đạt chuẩn lại không có khiến cho giá trị trải nghiệm giảm đi.
Ngành công nghiệp TV đang chuyển mình từ HDTV sang UHD TV với độ phân giải 4K. Phát triển từ CES 2012, công nghệ 4K gần như không có thay đổi gì ngoài việc tăng kích thước màn hình. TV 4K vẫn chỉ là những chiếc HDTV có độ phân giải cao cấp 4 lần chuẩn Full HD.
Mẫu UHD TV lớn nhất thế giới 110 inch. Ảnh: Châu An.
TV 4K không được chào đón nhiệt tình như việc Apple giới thiệu màn hình Retina trên các mẫu iPhone, iPad, MacBook. Lý do là việc các TV 4K được bán với giá quá đắt, người dùng phổ thông khó có thể sở hữu. Tuy rằng tại CES 2014, hai nhà sản xuất là Polaroid và Vizio (Mỹ) đã giới thiệu mẫu TV UHD 50 inch với giá từ 999 USD nhưng cũng phải đến cuối năm nay mới bắt đầu xuất xưởng.
Apple đã thành công với các thiết bị màn hình độ phân giải cao. Ảnh: Apple.
Nội dung cũng là vấn đề khiến các nhà sản xuất phải đau đầu. Trong khi Apple đã thuyết phục các nhà phát triển nâng cấp chất lượng đồ họa trên các ứng dụng thì UHD TV vẫn không có nguồn video chất lượng cao. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ để phát trển TV 4K.
CES 2014 đã giải quyết một nửa vấn đề trên. Sony ra mắt dịch vụ Video Unlimited 4K cho phép người dùng tải nội dung 4K không giới hạn. Các nhà cung cấp video trực tuyến khác như Amazon Instant Video, Netflix và Youtube đều xây dựng tính năng cho phép tải nội dung và phát truyền hình 4K.
Mặc dù vậy, số lượng nội dung 4K cũng chưa phong phú. Tại thời điểm ra mắt, Sony đã cung cấp 70 bộ phim và chương trình truyền hình độ phân giải 4K. Hãng dự kiến sẽ bổ sung 100 phim cho kho nội dung này trong thời gian tới. Trong khi đó Netflix mới có bộ phim 4K đầu tiên là House of Cards.
Ngay cả khi có nội dung 4K trực tuyến thì người dùng cũng cần một đường truyền Internet với băng thông đủ lớn. Các nhà sản xuất đã phát triển công nghệ nén HEVC cho hiệu suất nén cao nhằm giảm băng thông truyền tải nhưng với tốc độ mạng phổ biến cũng mất cả tuần để download xong một bộ phim 4K.
Netflix trình diễn tải video 4K trực tuyến. Ảnh: TheVerge.
Giám đốc truyền thông Netflix Joris Evers cho biết, băng thông cần thiết để xem trực tuyến video HD là 5,8 Mb/giây, trong khi đó video UHD cần băng thông 15,6 Mb/giây. Do vậy, đường truyền 25 Mb/giây là tốc độ tối thiểu nếu người dùng muốn trải nghiệm những bộ phim 4K trực tuyến. Tuy nhiên, ngay cả đường truyền Internet tốc độ 6 Mb/giây cũng là ngoài tầm của hầu hết người dùng Mỹ.
Các nhà sản xuất truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh đều khẳng định, trên lý thuyết hoàn toàn có thể phát sóng truyền hình 4K. Một số đơn vị như Comcast đã bắt tay vào kế hoạch thử nghiệm thiết bị đầu cuối nhưng lộ trình đến với khách hàng chưa được nêu ra.
Một hướng đi khác cho việc lưu trữ nội dung 4K là đĩa Blu-ray. Hiệp hội đĩa Blu-ray đã thông qua kế hoạch hỗ trợ độ phân giải cao 4K và dự kiến sớm nhất đến cuối năm 2014 sẽ đến tay người tiêu dùng.
Một mẫu prototype của TV QUHD (8K) trình diễn tại CES 2014. Ảnh: Châu An.
Như vậy người dùng sở hữu TV 4K rất khó có nội dung 4K đầy đủ để sử dụng. Hầu hết các nhà sản xuất đều đưa ra giải pháp nâng độ phân giải của nguồn phát gốc lên chuẩn 4K nhưng chắc chắn trải nghiệm sẽ không tốt. Do đó, việc sở hữu một chiếc TV 4K ở thời điểm hiện tại sẽ không thật sự hữu ích. Còn với các nhà sản xuất, họ đã bắt tay vào phát triển những mẫu TV 8K.
Theo VNE
Cần hướng đến một kỳ thi quốc gia Nhiều ý kiến cho rằng thay vì loay hoay đưa ra những quy định về tuyển sinh không có tính khả thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tập trung tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thật tốt để chuẩn bị cho việc tổ chức một kỳ thi quốc gia "Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn mấy năm nay tuyển sinh...