Đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập
Cùng với các cấp, các ngành, Ban Tôn giáo thành phố đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. i đôi với chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tôn giáo thành phố đã giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo phát sinh trên địa bàn, tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, phù hợp với phong tục tập quán, quy định của pháp luật…
Ông Lê Hùng Yên, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo, tặng giấy khen các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực
Theo ông Nguyễn Thanh Kiệt, Phó Trưởng Ban Tôn giáo thành phố, Ban có 14 cán bộ, chuyên viên, tất cả đều có trình độ đại học, 7 người có trình độ trên đại học. Về trình độ lý luận chính trị, 3 người có trình độ cao cấp, 7 người có trình độ trung cấp. Các quận, huyện đều bố trí 1 phó phòng Nội vụ và 1 chuyên viên phụ trách công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Hằng năm, đội ngũ cán bộ, công chức đều được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2020, Ban Tôn giáo đã phối hợp tổ chức 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ; trong đó, 1 lớp dành cho đối tượng là cán bộ chủ chốt các cấp, 1 lớp là các sở ban ngành, quận huyện với tổng cộng hơn 200 đại biểu tham dự. Từ sự quan tâm của cấp ủy và nỗ lực của Ban Tôn giáo, chất lượng cán bộ, công chức trong hệ thống ngành từng bước được nâng lên. Nhìn chung, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đều có bản lĩnh chính trị vững vàng và trình độ chuyên môn, năng lực công tác, kinh nghiệm thực tiễn tốt.
Tuy nhiên, công tác cán bộ trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn một số hạn chế nhất định. Một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở quận huyện còn thiếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, chỉ mới có 3/9 quận, huyện có cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo có trình độ đại học tôn giáo, đa phần kiêm nhiệm, cán bộ thường xuyên thay đổi, chưa có thời gian nghiên cứu sâu về lĩnh vực tôn giáo để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp…
ể nâng cao trình độ chính trị và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, theo ông Nguyễn Thanh Kiệt, cần tiếp tục tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Qua đó, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự mình trau dồi, rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; tích cực thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. ồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về mọi mặt, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ… Qua đó, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo có năng lực, trình độ chuyên môn, chính trị, kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Video đang HOT
Nỗ lực làm tốt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
TP Cần Thơ có 13 tôn giáo và tín ngưỡng, với 27 tổ chức tôn giáo được công nhận và cấp phép hoạt động, với 387 cơ sở thờ tự và tín ngưỡng; 504 chức sắc, 1.452 chức việc và 512.680 tín đồ, chiếm 40% dân số thành phố. Một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là giải quyết tốt hồ sơ thủ tục liên quan đến hoạt động của các tôn giáo. Ban Tôn giáo đã có nhiều nỗ lực trong công tác này. Năm 2020, Ban Tôn giáo tiếp nhận 102 hồ sơ trên lĩnh vực và giải quyết đạt 100% hồ sơ đúng hạn. Không để phát sinh khiếu nại trong quá trình thực hiện công tác. ể thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ, thủ tục liên quan, Giám đốc Sở Nội vụ ủy quyền Trưởng Ban Tôn giáo trực tiếp tham mưu, giải quyết các vấn đề, yêu cầu trong 35 thủ tục hành chính cấp thành phố do UBND thành phố ban hành. Theo đó, những thủ tục nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở, Trưởng Ban Tôn giáo trực tiếp giải quyết; thủ tục thuộc thẩm quyền của UBND thành phố, Trưởng Ban Tôn giáo trực tiếp tham mưu, trình UBND thành phố, không cần phải tham mưu qua trung gian. iều này rút ngắn thời gian tham mưu, giải quyết thủ tục hành chính cho các tôn giáo.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQVN thành phố, Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ chúc mừng Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo thành phố tại lễ kỷ niệm 81 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo.
Từ khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/N-CP ngày 30-12-2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành, cho phép các tôn giáo thành lập các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Ông Nguyễn Thanh Kiệt nói: “ây là điểm mới hoàn toàn, trước kia chưa từng có quy định. Thực tế, một số tôn giáo có số lượng tín đồ đông, một số tín đồ tuổi cao, sức khỏe yếu, trong khi cơ sở thờ tự lại ở khá xa, không thuận tiện để các tín đồ đến chiêm bái, sinh hoạt tôn giáo. Do đó, khi giải quyết cho thành lập các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, tạo điều kiện sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, các tín đồ rất phấn khởi”. Thượng tọa Thích Bình Tâm, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ, thông tin: “Việc thành lập các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung được sự quan tâm giúp đỡ rất kịp thời của Ban Tôn giáo. Tháng 10-2020, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ đã tổ chức ra mắt 2 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung tại quận Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh. Ban Tôn giáo thành phố cũng giải quyết kịp thời gian yêu cầu công nhận pháp nhân cho cơ sở thờ tự của Phật giáo Việt Nam, tạo sự phấn khởi trong chức sắc, nhà tu hành, bà con tín đồ”.
Song song đó, Ban Tôn giáo cũng đã tham mưu giải quyết dứt điểm việc yêu cầu công nhận một số cơ sở thờ tự. Cụ thể năm 2020, Ban Tôn giáo cùng các sở, ngành thành phố làm trung gian giải quyết tranh chấp cơ sở thờ tự giữa 2 giáo hội và tham mưu UBND thành phố công nhận chùa Kim Sơn (phường Thới Long, quận Ô Môn) giao về Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ và chùa Vạn Phước (quận Thốt Nốt) giao về cho Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo… Qua đó, tạo được sự phấn khởi và tin tưởng trong đồng bào có đạo. Ông Lê Văn Thưởng, Phó Trưởng Ban Trị sự Trung ương, Trưởng Ban ại diện Giáo hội Phật giáo TP Cần Thơ, nói: “Chúng tôi rất phấn khởi trước sự quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt và việc giải quyết đến nơi đến chốn, công nhận cơ sở thờ tự cho các tôn giáo của Ban Tôn giáo. Qua đó, vừa đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của các tín đồ tôn giáo, vừa tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết giữa các tôn giáo với nhau”.
Bên cạnh đó, để thắt chặt mối quan hệ, phối hợp giữa đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về công tác tôn giáo với các chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự, hằng năm, Ban Tôn giáo thành phố tham mưu Thành ủy, phối hợp với HND, UBND thành phố tổ chức các cuộc thăm viếng, chúc mừng nhân những ngày lễ trọng của các tôn giáo. Ban Tôn giáo cũng cử cán bộ thăm, chúc mừng và kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành liên quan đến thủ tục hành chính về tôn giáo để kịp thời tham mưu, phối hợp các cấp, các ngành giải quyết thấu đáo…
Ông Nguyễn Thanh Kiệt, Phó Trưởng Ban Tôn giáo, khẳng định: Thời gian qua, Ban Tôn giáo tham mưu thực hiện tốt các yêu cầu chính đáng của tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên quan đến việc công nhận pháp nhân, thực hiện các nghi thức tôn giáo, phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm chức sắc, chức việc… Thời gian tới, tập thể công chức, nhân viên làm công tác tôn giáo TP Cần Thơ nỗ lực vượt khó, không ngừng học tập, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, xây dựng và phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, văn minh, hiện đại.
Hoạt động giám sát của Quốc hội tập trung vào những vấn đề bức xúc
Trong nhiệm kỳ khóa XIV, hoạt động giám sát của Quốc hội không ngừng được cải tiến, đổi mới cách thức thực hiện và tập trung giám sát những vấn đề bức xúc của cuộc sống.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV
Nhìn lại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, hoạt động giám sát của Quốc hội luôn được chú trọng, nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, bao quát hầu hết các lĩnh vực, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao.
Thông qua hoạt động giám sát, đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách, pháp luật, tiếp tục phát huy những việc làm tốt, kịp thời phát hiện hạn chế, bất cập, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, làm cơ sở cho việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, thúc đẩy các cơ quan hữu quan thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước.
Việc xem xét báo cáo của các cơ quan được thực hiện khá hiệu quả, thảo luận kỹ lưỡng, công khai, minh bạch, có tính xây dựng, góp phần bảo đảm tổ chức và thực hiện đúng quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Cùng với việc xem xét các báo cáo công tác theo quy định, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ báo cáo kết quả 3 năm và 5 năm về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn và kết quả thực hiện chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là các nội dung quan trọng, góp phần vào kết quả chung trong điều hành kinh tế-xã hội của đất nước.
Giám sát chuyên đề tiếp tục đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả rõ nét, lựa chọn "trúng" và "đúng" vấn đề mà cử tri quan tâm với 7 chuyên đề liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của nhân dân; cách thức tiến hành được đổi mới, cải tiến, ngày càng bai ban, chuyên nghiệp, góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả giám sát.
Chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục có nhiều đổi mới, nhất là cách thức "hỏi nhanh, đáp gọn" đã tạo điều kiện để tăng cả về số đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận, cả về nội dung và chất lượng câu hỏi, câu trả lời, tạo không khí sôi nổi, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước.
Quốc hội đã 2 lần tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ, thể hiện thái độ, trách nhiệm của Quốc hội trong việc đi "đến cùng" vấn đề được giám sát, bảo đảm việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát hiệu quả hơn.
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, góp phần tiếp tục phát huy dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử cũng như trong đời sống xã hội; kết quả lấy phiếu không chỉ là "thước đo" hiệu quả hoạt động của người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, mà còn là nguồn động lực để những người được tín nhiệm cao tiếp tục phát huy, cống hiến, những người chưa được tín nhiệm cao phấn đấu khắc phục hạn chế, khuyết điểm, nâng cao hiệu quả công việc.
Cũng trong nhiệm kỳ 2016-2021, hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có nhiều chuyển biến rõ rệt, hiệu quả được nâng cao, nhất là trong giám sát chuyên đề, giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri.
Hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban được tăng cường, có nhiều đổi mới, đã kịp thời xem xét, giải quyết những vấn đề "nóng", đáp ứng yêu cầu của Nhân dân và xã hội.
Các đoàn đại biểu Quốc hội đã chú trọng hơn đến việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn.
TPHCM cử cán bộ, công chức đi học tiếng Anh, đạo đức và phòng chống tham nhũng TPHCM sẽ đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh) cho 1.880 cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên của các sở - ngành, UBND cấp huyện, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng...