Đối mặt với nguy hiểm, Trung Quốc ồ ạt đưa quân ra nước ngoài?
Trung Quốc sẽ xây dựng căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của họ ở Afghanistan dành cho hàng trăm binh sĩ đang làm nhiệm vụ huấn luyện chống khủng bố ở khu vực biên giới Tân Cương, phía tây nước này, các nguồn tin cho hay.
Lực lượng Trung Quốc ở căn cứ nước ngoài mới được cho là sẽ có nhiệm vụ giúp đào tạo cho các lực lượng của Afghanistan
Căn cứ mới nói trên sẽ là căn cứ quân sự nước ngoài thứ hai của Trung Quốc được xây dựng kể từ sau khi nước này tăng cường phát triển sức mạnh quân sự. Trước đó một năm, Trung Quốc đã mở căn cứ ở Djibouti, Vùng Sừng Châu Phi.
Khoảng 500 binh sĩ Trung Quốc sẽ được đưa đến đóng tại căn cứ ở khu vực Hành lang Waklan xa xôi thuộc tỉnh đông bắc Badakhshan của Afghanistan, tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam cho biết.
Các nguồn tin cho biết, công việc xây dựng căn cứ đã được khởi động. “Việc xây dựng căn cứ đã được bắt đầu và Trung Quốc sẽ phái đi ít nhất một tiểu đoàn cùng với vũ khí và phương tiện quân sự đến đó đồng thời cung cấp các hoạt động đào tạo cho lực lượng đối tác Afghanistan”, một nguồn tin cho hay. Dự án này “tốn kém nhưng đáng giá”, nguồn tin nhận định.
“Một chức năng chính của căn cứ sẽ là tăng cường hợp tác chống khủng bố và trao đổi quân sự giữa Bắc Kinh và Kabul. Đây là một phần nỗ lực của họ nhằm ngăn không cho lực lượng chiến binh xâm nhập vào Tân Cương”, ông Song Zhongping – một chuyên gia quân sự ở Hồng Kông, cho biết.
Trước đó hồi đầu năm, một nguồn tin từ Nga cũng cho biết, Bắc Kinh sẽ cung cấp tiền để xây dựng một căn cứ mới ở Badakhshan sau khi hai nước này nhất trí hợp tác với nhau trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Những bức ảnh được cho là ghi lại cảnh các xe tải quân sự của Mỹ ở trong khu vực đã xuất hiện từ cuối năm 2016.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc bác bỏ thông tin này.
Trung Quốc từ lâu đã lo ngại tình hình bất ổn ở Afghanistan có thể lan sang vùng Tân Cương của họ hoặc có thể làm phương hại đến các kế hoạch kinh tế cho Con đường Tơ lụa thế kỷ 21 mà Bắc Kinh đang theo đuổi.
Tân Cương là quê hương của hầu hết người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức chưa từng có từ chủ nghĩa khủng bố, cực đoan. Những năm gần đây chứng kiến Trung Quốc liên tục trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng, đẫm máu. Người ta tin rằng, chủ nghĩa khủng bố giờ đây đang là mối đe dọa hàng đầu, thách thức hàng đầu đối với cường quốc số 1 Châu Á. Các cuộc tấn công khủng bố phần lớn đều có liên quan đến lực lượng ly khai Tân Cương. Đây là kết luận của giới chức Bắc Kinh.
Tân Cương là khu tự trị rộng lớn của Trung Quốc với khoảng 20 triệu dân sinh sống, trong đó một nửa là người dân tộc Duy Ngô Nhĩ, một nửa còn lại là những người Hán di cư lên. Đây là khu vực giàu tài nguyên và có vị trí địa lý rất quan trọng, giáp với Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ.
Từ lâu lực lượng ly khai Tân Cương đã là một trong những vấn đề gây đau đầu hàng đầu đối với giới chức ở thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc đang phải đối mặt với một viễn cảnh đáng sợ hơn rất nhiều khi nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) – nhóm khủng bố khét tiếng nhất thế giới hiện giờ, chính thức thách thức nước này khi tuyên bố đang huấn luyện, đào tạo cho lực lượng khủng bố Tân Cương để những phần tử này quay về chống phá Trung Quốc.
Bắc Kinh đặc biệt lo ngại lực lượng gồm những chiến binh ly khai người Duy Ngô Nhĩ đến từ Trung Quốc đang được đào tạo và chiến đấu ở chiến trường Afghanistan. Afghanistan cũng là nơi có hàng trăm chiến binh trung thành với IS – nhóm khủng bố từng thề sẽ khiến “máu chảy thành sông ở Trung Quốc”.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Đài Loan đẩy mạnh phát triển tên lửa đề phòng Trung Quốc
Các chuyên gia quốc phòng cho biết Đài Loan đang đề phòng việc Trung Quốc đại lục tăng cường sức mạnh quân sự xung quanh hòn đảo này bằng cách phát triển các tên lửa và hệ thống đánh chặn.
Tên lửa Hsiung Feng của Đài Loan (Ảnh: NDTV)
AP dẫn lời giới phân tích cho biết kể từ khi nhà lãnh đạo Thái Anh Văn lên nắm quyền từ năm 2016, Đài Loan đã triển khai một nhóm tên lửa, hoàn thiện một tên lửa khác và đẩy nhanh tốc độ chế tạo một tên lửa thứ ba.
Theo David An, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Đài Loan Toàn cầu ở Washington, các tên lửa Hsiung Feng IIE chế tạo tại Đài Loan đã được triển khai và đủ khả năng phóng tới các căn cứ quân sự cách 1.500km tại Trung Quốc. Các tên lửa này đã trải qua quá trình nâng cấp vào năm ngoái để tăng khả năng tác chiến hiệu quả trước các tàu của đối phương.
Chuyên gia An cho biết Đài Loan cũng đã đẩy mạnh việc chế tạo các tên lửa hành trình không đối đất Wan Chien với số lượng dự kiến khoảng 100 chiếc. Ngoài ra, hệ thống phòng thủ tên lửa Tien Kung do Đài Loan phát triển có khả năng đánh chặn các tên lửa Trung Quốc với tầm hoạt động lên tới 200km. Trong khi đó, PAVE PAWS, hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa của Mỹ đặt tại Đài Loan, góp phần phát hiện các máy bay và tên lửa đang bay về phía hòn đảo này.
Lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan Chen Chung-chi đã từ chối xác nhận việc hòn đảo này triển khai các tên lửa Hsiung Feng IIE sau khi trang tin quân sự Kanwa Defence Review đăng các bức ảnh cho thấy các tên lửa này nằm ở vị trí cách Đài Bắc 50km về phía tây, gần sân bay quốc tế lớn của Đài Loan.
"Họ đang quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển năng lực quân sự trên mặt đất", Collin Koh, nhà nghiên cứu an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nhận định.
Các chuyên gia quân sự tin rằng Đài Loan rất có thể đã triển khai các tên lửa Hsiung Feng IIE.
"Tên lửa này đã được phát triển thành công. Họ đã phóng thử nhiều lần và mô tả đây là các vụ phóng thành công", Andrew Yang, cựu lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan và hiện là tổng thư ký Hội đồng Nghiên cứu Chính sách Cấp cao Trung Quốc, cho biết.
Theo chuyên gia David An, các tên lửa hiện tại của Đài Loan đủ khả năng tấn công các tàu và đánh chìm các phương tiện vận tải trên biển. Tuy vậy, Đài Loan vẫn bị tụt hậu trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm và máy bay tàng hình. Đài Loan vẫn phải trông cậy vào Mỹ để bảo đảm năng lực của lực lượng không quân, đồng thời hy vọng Washington sẽ cấp phép để Đài Loan có thể phát triển công nghệ tàu ngầm điện diesel.
Những động thái trên của Đài Loan là dấu hiệu cho thấy cách hòn đảo này đang tăng cường năng lực phòng vệ để đối phó với việc Trung Quốc ngày càng tăng cường hiện diện quân sự xung quanh Đài Loan. Bắc Kinh gần đây đã triển khai hàng loạt khí tài quân sự để tham gia các cuộc diễn tập quân sự gần Đài Loan.
Trong một động thái nhằm phô diễn sức mạnh, Trung Quốc đã hơn 10 lần triển khai các máy bay quân sự tới gần Đài Loan. Tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của Trung Quốc cũng đã di chuyển qua eo biển Đài Loan. Bắc Kinh hiện sở hữu kho tên lửa hùng hậu và đã nâng ngân sách quốc phòng lên 8,1% trong năm nay, trong khi Đài Loan chỉ tăng 2% trong giai đoạn 2017-2018.
Trung Quốc đã nhiều lần phản đối hợp tác quân sự giữa Đài Loan và Mỹ, song không thể ngăn cản các thương vụ trao đổi và mua bán vũ khí giữa hai bên. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Đạo luật ủy quyền quốc phòng John S. McCain trong đó kêu gọi đánh giá toàn diện năng lực quân sự của Đài Loan với mục đích giúp đỡ hòn đảo này.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Chuyên gia nói về hiểm họa môi trường do tham vọng bành trướng Biển Đông của Trung Quốc Chuyên gia Vince Beiser (Mỹ) cho rằng trong các hoạt động bồi đắp phi pháp và bành trướng Biển Đông Trung Quốc đã sử dụng cát và việc Bắc Kinh lạm dụng nguồn tài nguyên này có thể gây tác động rất tiêu cực tới môi trường. Trung Quốc ngang nhiên triển khai các khí tài quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc...