Đối mặt với làn sóng COVID-19, Iceland có thể duy trì biện pháp phòng dịch trong 15 năm
Mặc dù đạt tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao, đảo quốc Iceland vẫn chứng kiến số người nhiễm biến thể Delta tăng nhanh.
Trước sự xuất hiện của biến thể Delta, giới chức Iceland khẳng định cần duy trì các biện pháp hạn chế dù đã có hơn 70% dân số nước này tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Iceland Monitor
Nhà dịch tễ học hàng đầu Iceland, ông Thorolfur Gudnason cho biết không loại trừ khả năng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 vừa được tái áp đặt mới đây vẫn là cần thiết cho đến tận 15 năm tới.
“Chuyện này có thể xảy ra. Không biết rõ tương lai sẽ ra sao”, ông Gudnason trả lời báo Morgunbladid. Ông đồng thời nhấn mạnh đại dịch COVID-19 sẽ không chấm dứt tại Iceland cho đến khi nó kết thúc trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 26/6, giới chức Iceland đã quyết định dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế trong nước và được nhiều phương tiện truyền thông trên toàn cầu ca ngợi đây là quốc gia đã đánh bại virus SARS-CoV-2.
Tại thời điểm đó, đã nhiều tuần liên tiếp Iceland không có ca mắc mới và không có thêm ca tử vong nào kể từ tháng 12/2020. Trong khi đó, phần đông dân số trưởng thành của quốc gia này đã tiêm ngừa COVID-19. Đối với những người trên 50 tuổi, tỷ lệ tiêm chủng đạt xấp xỉ 100%.
Tuy vậy, đất nước này đang chứng kiến số ca nhiễm biến thể Delta tăng nhanh. Tuần qua, tốc độ lây nhiễm hàng ngày đã đạt mức kỷ lục với 131 ca. Làn sóng lây lan mới đã buộc chính phủ ngày 23/7 phải thông báo tái áp đặt các lệnh giới hạn, chẳng hạn như đeo khẩu trang tại không gian kín.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã gắn nhãn Iceland là “màu cam” trong bản báo cáo mới nhất về tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Tờ Morgunbladid hồi đầu tuần đưa tin rằng Iceland có thể bị xếp hạng “màu đỏ” do tình hình COVID-19 đáng báo động gần đây, vượt quá tỷ lệ 200 người mắc trên 100.000 người.
Cho đến nay, quốc gia có khoảng 330.000 dân này đã ghi nhận 7.676 ca mắc và 30 ca tử vong do COVID-19
Tổng thống Israel tiêm mũi vaccine thứ ba
Tổng thống Israel Isaac Herzog ngày 30/7 đã tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech, mở đầu chiến dịch của nước này tiêm mũi 3 vaccine cho những người trên 60 tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau khi tiêm tại một bệnh viện gần Tel Aviv, Tổng thống Herzog tuyên bố Israel đang bắt đầu thúc đẩy việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 để cuộc sống người dân sớm trở lại bình thường.
Trước đó một ngày, Bộ Y tế Israel thông báo nước này chuẩn bị tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho người lớn tuổi.
Chiến dịch tiêm chủng tại Israel bắt đầu từ ngày 20/12/2020. Giai đoạn đầu của chiến dịch tập trung vào đội ngũ y tế, những người trên 65 tuổi và những người mắc bệnh mạn tính. Hiện Israel cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người từ 12 tuổi trở lên. Ngày 12/7 vừa qua, Israel đề xuất tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 cho người trưởng thành có hệ miễn dịch kém.
*Cùng ngày, một nghiên cứu mới, đăng trên website Medrxiv.org, cho thấy việc tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 của Sinovac sau mũi thứ 2 từ 6 tháng trở lên có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch đáng kể đối với virus SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 đối với 500 người sau mũi 2 từ 6-8 tháng. Kết quả, mũi tiêm bổ sung giúp gia tăng đáng kể mức độ kháng thể, với hiệu giá trung bình nhân sau 14 ngày tăng gần gấp 3, lên 137,9.
Nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù mức độ kháng thể trung hòa giảm 6 tháng sau khi tiêm 2 mũi vaccine của Sinovac, nhưng liệu trình tiêm 2 mũi tạo ra miễn dịch tốt.
Nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu gần đây về việc tăng cường miễn dịch bằng vaccine của AstraZeneca, theo đó, mức độ kháng thể cao hơn sau mũi tiêm thứ 3.
*Cũng trong ngày 30/7, Hàn Quốc thông báo kế hoạch mở rộng tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho những người trong độ tuổi từ 18 đến 49, trong bối cảnh nước này đang chật vật khống chế số ca mắc mới trong 1 ngày ở mức cao kỷ lục trong thời gian gần đây do những người trẻ tuổi chưa được tiêm vaccine.
Hàn Quốc đang nỗ lực đẩy mạnh tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh thiếu nguồn cung và việc bàn giao vaccine chậm trễ. Hiện có khoảng 36,5% tổng số người dân nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó có 14% được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Hàn Quốc đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 70% dân số cho đến tháng 9 tới.
Indonesia huy động thêm 18.000 nhân viên truy vết COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Lực lượng Đặc nhiệm chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia sẽ triển khai 17.000-18.000 nhân viên truy vết COVID-19 tại các địa phương trên khắp cả nước, bắt đầu từ tháng 8 tới. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại trung tâm dã chiến ở Tangerang, Indonesia, ngày 17/7/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Ngày 29/7, Trưởng...