Đối mặt làn sóng biểu tình, Pháp hoãn kế hoạch tăng thuế xăng dầu
Động thái đảo ngược chính sách quan trọng đầu tiên của Tổng thống Emmanuel Macron sau 18 tháng cầm quyền…
Biểu tình phản đối tăng thuế xăng dầu trên đường phố Paris – Ảnh: Getty. THĂNG ĐIỆP
Chính phủ Pháp ngày 4/12 tuyên bố hoãn 6 tháng kế hoạch tăng thuế xăng dầu trong bối cảnh làn sóng biểu tình phản đối kế hoạch này đã biến thành bạo loạn ở thủ đô Paris vào cuối tuần vừa rồi.
Đây được xem là động thái đảo ngược chính sách quan trọng đầu tiên của Tổng thống Emmanuel Macron sau 18 tháng cầm quyền – hãng Reuters đưa tin.
Công bố quyết định trên, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói chỉ có những ai “điếc hoặc mù” mới không nghe hay nhìn thấy sự giận dữ được thể hiện trên đường phố đối với chính sách tăng thuế xăng dầu của ông Macron. Trước đó, ông Macron vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm, nói rằng chính sách này giữ vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
“Những người Pháp mặc áo vàng để biểu tình muốn thuế giảm xuống, và họ muốn làm việc để đóng thuế. Đó cũng là điều mà chúng tôi muốn. Nếu tôi không thể giải thích được điều đó, nếu phe đa số cầm quyền không thể thuyết phục được những người Pháp biểu tình, thì phải có điều gì đó thay đổi”, ông Philippe nói trong một bài phát biểu trên truyền hình.
Ngoài việc công bố hoãn 6 tháng chương trình tăng thuế xăng dầu, ông Philippe nói thời hạn này cũng sẽ được sử dụng để bàn bạc các biện pháp nhằm giúp người lao động nghèo phải dựa vào xe cộ để đi làm và trong các hoạt động hàng ngày.
Trước bài phát biểu của ông Philippe, một số quan chức Pháp đã phát tín hiệu rằng lương tối thiểu có thể tăng, nhưng vị Thủ tướng không đề cập đến vấn đề này.
Tuy nhiên, ông Philippe cảnh báo rằng người Pháp không thể vừa có được các dịch vụ công cộng tốt hơn vừa đóng thuế ít hơn, và bởi vậy phải có sự nhượng bộ từ cả hai phía.
Phong trào biểu tình “áo vàng” ở Pháp bắt đầu từ ngày 17/11, với tên gọi bắt nguồn từ việc những người tham gia mặc chiếc áo phản quang màu vàng mà luật của Pháp quy định phải có trong xe ô tô. Mục đích của phong trào này là bày tỏ sự bất mãn đối với tình trạng các gia đình phải thắt chặt chi tiêu vì chính sách tăng thuế xăng dầu của chính quyền ông Macron.
Trong 3 tuần qua, cuộc biểu tình đã lan rộng, trở thành một phong trào chống chính quyền Macron, với nhiều người biểu tình chỉ trích các chính sách mà họ cho là chỉ làm lợi cho giới giàu và không giúp ích gì cho người nghèo. Thậm chí, một số phe cánh bạo lực trong cuộc biểu tình đã kêu gọi ông Macron từ chức.
Theo vneconomy
Biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu ở Pháp: 1 người chết, hơn 100 người bị thương
Hàng chục nghìn người chặn đứng các con đường trên khắp nước Pháp trong một cuộc biểu tình "áo khoác vàng" phản đối tăng giá nhiên liệu ngày 17/11.
Theo Al Jazeera, hàng chục nghìn người trên khắp nước Pháp ngày 17/11 ra đường biểu tình phản đối giá nhiên liệu cao. Cuộc biểu tình trở nên bạo lực khi xung đột xảy ra ở một số khu vực và một người chết do vô tình bị ô tô đâm phải.
Đoàn người biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng tại Pháp. (Ảnh: Reuters)
Ước tính 240.000 người tập trung ở khoảng 2.000 địa điểm, chặn đứng nhiều con đường trong một cuộc biểu tình gọi là "áo khoác vàng" (yellow vest). Phong trào này được đặt tên theo màu áo thường được những người biểu tình sử dụng, nổi lên trên mạng xã hội từ tháng 10 với nhiều lời kêu gọi đám đông chặn đường và đường cao tốc.
Những người biểu tình cho rằng 20% tăng trong giá nhiên liệu năm 2017 là do chính sách "thuế xanh" của chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron. Tại Paris, nhiều người biểu tình cầm tấm biển kêu gọi ông Macron từ chức trong khi hát quốc ca.
Theo Al Jazeera, xung đột xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình khi lực lượng an ninh sử dụng khí cay. Ít nhất 47 người bị thương trong các xung đột, 3 người bị thương nặng, những người khác bị thương khi các lái xe đối đầu với người biểu tình để vượt qua những con đường bị chặn.
Trên cả nước Pháp có 106 người bị thương, 52 người bị bắt giữ, theo bộ nội vụ nước này.
Những người biểu tình cho rằng các doanh nghiệp lớn và các ngành công nghiệp mới là những người phải chịu gánh nặng "thuế xanh" của chính phủ, chứ không phải những người dân bình thường. "Đang có quá nhiều loại thuế ở Pháp" - Veronique Lestrade, một người biểu tình ở ngoại ô Paris cho biết gia đình cô đang phải vật lộn để đảm bảo nhu cầu cuộc sống.
(Nguồn: Al Jazeera)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Phong trào biểu tình ở Pháp lan ra các trường học Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo đảng đối lập khi các cuộc biểu tình trên toàn quốc tiếp tục lan rộng khắp nước Pháp và lan tới các trường học. Những người biểu tình đứng chặn trên đường phố ngày 3/12 tại Pháp. Bạo loạn ở Paris, Pháp họp nội các khẩn cấp Bảy người đã bị...