‘Đội lốt’ thuốc nam gia truyền
Bệnh nhân nam, 28 tuổi, suy thận, không điều trị theo phác đồ của bác sĩ mà uống thuốc “gia truyền” mua trên mạng không rõ thành phần.
Loại thuốc bệnh nhân uống gọi là “ thuốc nam” dạng bột, mua qua mạng, theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang ngày 2/11. Càng uống, bệnh ngày càng nặng, đến lúc bệnh nhân nhập viện thì da xanh xao, chân tay phù thũng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đã suy thận mạn tính, lọc máu mỗi tuần ba lần.
Một bệnh nhân nam khác, 52 tuổi, đang điều trị thoái hóa cột sống lưng thì bỏ thuốc của bác sĩ, uống “thuốc nam gia truyền” cũng dạng bột. Uống khoảng ba tuần, bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt. Vào Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm gan rất nặng, phải dùng thuốc đặc trị trong nửa tháng. Hiện, bệnh nhân đã xuất viện, di chứng gan nên phải theo dõi sức khỏe định kỳ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Cương, Trưởng Khoa Nội – Tiêu hóa, cho biết mỗi năm Khoa tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân trở nặng do sử dụng thuốc đông y giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Người nhẹ thì bị ngộ độc, nặng phải lọc máu do suy gan, suy thận cấp, suy tuyến thượng thận, suy thận mạn tính và nhiều biến chứng khác.
“Các loại gọi là thuốc này được điều chế ở dạng bột hoặc viên tễ, nguy cơ lớn là được trộn với thuốc tây chứa chất giảm đau mạnh, chống viêm”, bác sĩ Cương nói.
Theo bác sĩ, các thành phần trong loại thuốc không rõ nguồn gốc này gây suy giảm hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho một số bệnh nhiễm trùng, virus bùng phát. Thuốc cũng đồng thời tác động đến dạ dày gây viêm loét, xuất huyết, rối loạn nội tiết, suy tuyến thượng thận.
Video đang HOT
Bệnh nhân 28 tuổi được bác sĩ thăm khám, điều trị tại Khoa Nội thận – Tiết niệu – Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang, cho rằng Đông dược từ xưa được ứng dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu không đúng thuốc, đúng bệnh, đúng người, đúng cách và đúng liều lượng, sẽ tự đánh mất cơ hội chữa bệnh hiện quả. Chưa kể, vì nhiều lý do, thành phần của thuốc không đảm bảo chất lượng sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng tính mạng.
Bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, dù Đông y hay Tây y, cần tham khảo ý kiến của lương y hay bác sĩ. Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường như xuất hiện ban đỏ, mẩn ngứa… cần dừng sử dụng thuốc, đến ngay cơ sở y tế để khám.
Tác hại khôn lường từ thuốc giảm đau
Nhiều người có thói quen uống thuốc giảm đau một cách tùy tiện mà không biết đến tác hại khôn lường từ việc này. Đó là thói quen có hại, cần thay đổi.
Thói quen nguy hiểm
Rất nhiều người thường trữ sẵn trong nhà một số loại thuốc như Paracetamol, Panadol, Efferalgan..., mỗi khi cơ thể đau nhức là lấy ra dùng ngay để làm giảm cơn đau.
Thị trường hiện có nhiều loại thuốc giảm đau, người bệnh có thể tự mua về dùng. Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc giảm đau có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc, nhẹ thì phải nhập viện cấp cứu, nặng thì ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Mới đây, một phụ nữ ở Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), sau một thời gian sử dụng thuốc giảm đau đã phải tăng liều dùng, hậu quả của việc lạm dụng thuốc là phải nhập viện trong tình trạng suy gan, suy thận.
Hay như Bệnh viện Bạch Mai đã phải tiếp nhận không ít bệnh nhân tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận, đái tháo đường do bị biến chứng sau quá trình lạm dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là các loại thuốc Đông y có pha trộn nhiều chất hoặc thuốc Tây y mạnh có thể giữ muối, giữ nước lâu ngày...
Cảnh báo về tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau, bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện K, cho hay: Thuốc giảm đau, chống viêm có cả dạng tiêm và uống, đều thuộc loại dễ mua. Nhiều người lạm dụng thuốc mà không biết rằng điều đó có thể khiến mình bị xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày... "Đa số thuốc giảm đau có tác dụng kìm hãm quá trình sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, có thể gây xuất huyết dạ dày", bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng nói.
Còn với bệnh xương khớp, theo bác sĩ Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, để xoa dịu cơn đau nhức, rất nhiều người mắc bệnh thoái hóa khớp đã sử dụng nhóm thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau thông thường. Các loại thuốc này tác động vào cơ chế giảm đau ngoại biên, nhanh chóng cắt cơn đau, chống viêm tốt nên được nhiều người sử dụng, lầm tưởng đây là thuốc giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp hiệu quả. Với người bị thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh, nếu lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác, tê bì chân tay, teo cơ, thậm chí bại liệt.
Tuân thủ chỉ định
Thuốc giảm đau có tác dụng điều trị triệu chứng, làm giảm các cơn đau cấp tính hoặc mạn tính. Hai nhóm thuốc phổ biến nhất, có thể được phép bán không cần đơn là Paracetamol và nhóm kháng viêm không chứa steroid - viết tắt là NSAIDs. Bác sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với Paracetamol, liều tối đa ở người lớn và trẻ trên 12 tuổi không quá 4g/24 giờ (tức 8 viên paracetamol 500mg), mỗi lần chỉ uống 1 - 2 viên và cách nhau mỗi 4 - 6 giờ. Với trẻ nhỏ, liều tối đa cho phép còn thấp hơn nữa, và phải tính liều theo cân nặng. Ngộ độc có thể xảy ra khi dùng quá tổng liều cho phép trong 24 giờ, khi uống liều kế tiếp quá sớm hoặc uống nhiều hơn liều dùng mỗi lần.
So với Paracetamol, các thuốc NSAIDs có tác dụng phụ nhiều hơn và một số tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra ngay cả ở liều khuyến cáo, nhất là khi sử dụng liều cao trong thời gian dài. Tác dụng phụ có thể là tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, thậm chí tử vong, nhất là ở người có tiền sử bệnh tim mạch, người lớn tuổi; trẻ nhỏ có thể bị tổn thương thận cấp...
Dù là loại thuốc giảm đau nào, nếu tự ý sử dụng có thể dẫn tới việc bỏ sót dấu hiệu bệnh nguy hiểm cần điều trị sớm. Chẳng hạn, đau đầu, sốt có thể là một trong các dấu hiệu của viêm màng não, nhưng nếu lạm dụng thuốc giảm đau thì không thể phát hiện bệnh sớm. Do đó, không nên tự ý mua và dùng thuốc giảm đau; người cao tuổi tuyệt đối không tự mua thuốc có chứa corticoid vì dễ dẫn đến tai biến rất nặng.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng đưa ra lời khuyên: Người dân chỉ dùng thuốc theo đúng đơn bác sĩ; cần đi khám lại khi có cơn đau, không tự dùng lại đơn thuốc cũ hoặc chia sẻ cho người khác sử dụng. Khi bác sĩ kê đơn liên quan tới thuốc giảm đau, người bệnh cần chú ý khai báo tiền sử bệnh tật, cơ địa dị ứng, tình trạng đường ruột, dạ dày để các bác sĩ lựa chọn thuốc phù hợp hoặc tư vấn thời điểm uống thuốc thích hợp. Bệnh nhân tuyệt đối không uống thuốc giảm đau khi đói vì có thể gây viêm, loét dạ dày, xuất huyết hoặc thủng đường tiêu hóa. Sau khi uống thuốc giảm đau, nếu thấy ngứa, nổi mề đay, khó thở, lên cơn hen suyễn hoặc đau bụng dữ dội, đau không giảm, nôn ói... thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được cấp cứu.
Phòng, chống sốt xuất huyết: Không thể xem nhẹ So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2020 đến nay có xu hướng giảm. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần qua (từ ngày 24 đến 30-8), số ca bệnh lại tăng hơn 2 lần so với tuần trước đó. Điều đáng nói, do lo ngại dịch Covid-19, nên khi mắc...