“Đổi lộ trình, người dân sẽ hết mặn mà với xe buýt”
Chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị cho rằng, việc thay đổi lộ trình xe buýt trên trục đường Cầu Giấy- Xuân Thủy sẽ làm xáo trộn lịch trình đi lại của người dân. Gặp khó, có thể người dân sẽ không mặn mà với phương tiện này…
Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo phương án điều chỉnh lộ trình, giãn tần suất xe buýt trên trục đường Quốc lộ 6 Nguyễn Trãi – Hà Đông và Quốc lộ 32 đến Cầu Giấy trong thời gian thi công các công trình giao thông trọng điểm của TP Hà Nội.
Lịch trình đi lại bị xáo trộn
Trên tuyến đường Quốc lộ 32 đến Cầu Giấy có 12 tuyến xe buýt hoạt động. Từ ngày 14.11, sẽ thực hiện điều chỉnh lộ trình vận hành của 7 tuyến buýt số 05, 16A, 16B, 27,34,35,49 tránh đoạn tuyến trên trục Xuân Thủy từ đường Trần Đăng Ninh đến cầu vượt Mai Dịch sang lộ trình Trần Đăng Ninh-Nguyễn Phong Sắc-Trần Thái Tông-Tôn Thất Thuyết…
Từ ngày 14.11, sẽ điều chỉnh lộ trình của 7 tuyến buýt trên đường Quốc lộ 32 đến Cầu Giấy nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Tuyến 35 điều chỉnh tránh đoạn tuyến trên trục Cầu Giấy – Xuân Thủy sang lộ trình Liễu Giai – Đào Tấn – Nguyễn Khánh Toàn – Trần Đăng Ninh – Nguyễn Phong Sắc… Điều chỉnh tuyến 05: tránh đoạn tuyến Cầu vượt Mai Dịch đến Hồ Tùng Mậu sang tuyến Hàm Nghi – Nguyễn Cơ Thạch. Theo Sở GTVT, việc điều chỉnh này nhằm giảm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.
TS Xuân Thủy, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị Hà Nội cho rằng, không nên điều chỉnh lộ trình trình các tuyến xe buýt chạy vì sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân. Thêm nữa, nếu làm như vậy sẽ trái với nguyên tắc phát triển giao thông công cộng các nước trên thế giới đang làm, trong đó coi trọng việc đưa xe buýt vào chạy là giải pháp tốt nhằm giảm ùn tắc giao thông.
“Một sinh viên hằng ngày đi quen tuyến xe buýt số16, có lộ trình chạy qua tuyến đường Xuân Thủy. Tuy nhiên, giờ thay đổi, chàng sinh viên muốn xuống điểm A, hoặc B trên đường Xuân Thủy lại không có xe buýt chạy qua. Như vậy, nhu cầu đi lại của mọi người sẽ bị ảnh hưởng, gặp khó khăn”, ông Thủy chia sẻ.
Ông Thủy cho rằng, khi việc đi lại bằng xe buýt không được thuận lợi, có thể người dân sẽ không mặn mà với loại phương tiện này mà chuyển sang sử dụng phương tiện cá nhân ( xe máy). Như vậy, khi phương tiện cá nhân tăng, ùn tắc giao thông lại xảy ra.
Người có 30 năm nghiên cứu về giao thông cho hay, hiện nay, hạ tầng giao thông của Việt Nam kém, thiếu đồng bộ. Trong khi đó, mật độ phương tiện ngày một gia tăng. Thêm nữa, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Do vậy, tắc đường thường xuyên xảy ra, nhất là vào giờ cao điểm.
Video đang HOT
Lập hàng rào di động trả lại lòng đường cho người dân
TS Thủy cho biết, hiện nay trên đoạn đường cầu Giấy, lòng đường bị thu hẹp do đang thi công đường sắt trên cao. Để giảm ùn tắc, đơn vị thi công có thể nghiên cứu đến phương án làm hàng rào di động tại các công trình đường sắt trên cao.
Buổi đêm, đơn vị thi công có thể mở rộng hàng rào, phục vụ cho việc thi công đường sắt trên cao. Đến sáng, hàng rào sắt được thu hẹp lại, trả lại lòng đường thông thoáng cho người dân đi lại. Như vậy, các tuyến xe buýt vẫn chạy lộ trình như cũ, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân. Thu hút được nhiều hành khách hơn.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, việc điều chỉnh lộ trình xe buýt trên đường Cầu Giấy; giãn tần suất xe buýt trên trục đường Nguyễn Trãi, Cầu Giấy ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, giao thông tại các tuyến đường này sẽ giảm ùn tắc.
“Trước đây người dân chờ một tuyến xe buýt chạy qua đường Nguyễn Trãi chỉ mất 5 phút, nhưng giờ thay đổi, có thể người dân mất 7-10 phút. Tuy lịch trình có xáo trộn, nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo được nhu cầu của người dân, phục vụ ở hầu hết các tuyến’, ông Hải nói.
Cũng từ ngày 14.11, Sở GTVT sẽ thực hiện giãn tần suất hoạt động các tuyến xe buýt trong giờ cao điểm ((buổi sáng từ 6-8 giờ; chiều từ 16 giờ đến 18 giờ 30) trên tuyến Quốc lộ 6 Nguyễn Trãi-Trần Phú. Hiện tuyến đường này có 9 tuyến xe buýt hoạt động, sẽ thực hiện điều chỉnh giãn tần suất chạy xe trong khung giờ cao điểm với 5 tuyến xe buýt (02; 21; 27; 22; 39) chạy qua khu vực này. Đối với tuyến 02, 22 điều chỉnh giãn cách từ 5 phút/lượt thành 7 phút/lượt. Đối với tuyến 21,27,39 điều chỉnh giãn cách từ 8 phút/lượt thành 10 phút/lượt. Phương án điều chỉnh giãn tần suất chạy xe trong khung giờ cao điểm đã giảm 12 lượt xe/giờ/hướng (trên tổng số 48/lượt xe/giờ/hướng) trên trục Quốc lộ 6 (giảm 25%).
Theo_Dân việt
"Liều mạng" qua các con đường "tử thần" ở Thủ đô
Sự việc 2 thanh thép trong lúc đang thi công đường sắt trên cao tuyến Cát Linh Hà Đông đứt cáp rơi xuống đường khiến một người chết ngày 6//11 đã làm dấy lên lo ngại về sự mất an toàn khi thi công trên các tuyến đường sắt trên cao Hà Nội. Thế nhưng, hàng ngày, hàng nghìn người dân Thủ đô vẫn đang phải "liều mạng" qua lại những tuyến phố đang thi công này....
Ngổn ngang công trường trên đường phố Hà Nội
Nhiều tháng nay, Hà Nội đã thật sự là "đại công trường" khi hàng loạt tuyến phố: Nguyễn Trãi, Cầu Giấy, Hoàng Cầu, Quốc lộ 32, Xuân Thủy... bị biến thành những công trường xây dựng khổng lồ. Tại các tuyến phố này, các nhà thầu, đơn vị thi công đua nhau rào đường để thi công các tuyến đường sắt trên cao tuyến Cát Linh Hà Đông và Nhổn Ga Hà Nội.
Dọc các tuyến phố: Nguyễn Trãi, Hoàng Cầu, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Quốc lộ 32... đâu đâu người ta cũng bắt gặp những đám rào đường được quây khá chắc chắn bằng tôn giữa lòng đường, choáng gần hết lối đi của các phương tiện giao thông, khiến xe cộ qua lại đây liên tục gặp ùn tắc vào các giờ cao điểm.
Tất nhiên để mở mang hạ tầng giao thông, người dân sẵn sàng chia sẻ và chấp nhận phải chịu cảnh ùn tắc mỗi khi đi qua các tuyến phố này. Tuy nhiên, điều khiến người dân lo ngại hiện nay chính là sự mất an toàn của các điểm rào đường thi công công trình giao thông này.
Hiện nay, tình trạng vật liệu xây dựng, những tảng bê tông nặng hàng nửa tấn, những chiếc cần cẩu cao hàng chục mét, những cột sắt... để ngổn ngang phía trong những đám rào đường giữa lòng đường đông đúc người qua lại, thật sự là mối họa cho người tham gia giao thông nếu không được kiểm tra thường xuyên.
Sẽ như thế nào nếu không may đống bê tông nặng cả tấn này phục vụ thi công tuyến đường sắt trên cao Nhổn Ga Hà Nội rơi, đổ xuống lòng đường Hà Nội?. Ảnh: Xuân Tùng
Không nói đâu xa, ngay trên Quốc lộ 32 hiện nay, đoạn đối diện Quận ủy Nam Từ Liêm đang tồn tại một đống lớn những tảng bê tông nặng tới nửa tấn/viên xếp thành hàng cao tới 5-6 mét nằm chênh vênh ở dải phân cách giữa lòng đường; trong khi đó, đám rào đường phía dưới rất thấp và được quây khá sát.
Trước cảnh tượng trên, hàng ngày người dân đi làm qua đây đều lắc đầu ngao ngán vì sợ nếu không may một trong những tảng bê tông nặng cả nửa tấn trên rơi xuống đường thì không biết hậu quả sẽ như thế nào.
Hay như tại các tuyến đường Nguyễn Trãi và Hoàng Cầu hiện nay nơi các đơn vị thi công đã thi công xong móng cột cho tuyến đường sắt trên cao hiện đang lao dầm cho công trình thì tình trạng còn đáng lo ngại hơn. Tại nhiều đoạn phố, những giàn giáo bè bè trên đầu người đi đường với rất nhiều vật liệu xây dựng chất lên thật sự là nỗi lo sợ của người tham gia giao thông.
Lo ngại về sự an toàn khi tham gia giao thông
Theo nhiều người, sự việc hai thanh sắt rơi trong lúc đang thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông tại đường Nguyễn Trãi sáng qua khiến một người chết là điều không ít người đã lo ngại từ lâu khi các nhà thầu thi công trong điều kiện chật hẹp như vậy.
Hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng mất an toàn khi thi công trên tuyến đường sắt này. Trước đó một ngày, trưa nay (5/11), lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) cũng đã phải đến hiện trường xin lỗi 2 người đi trên đường Nguyễn Trãi vì bị vữa bắn bẩn quần áo do đơn vị thi công sơ suất.
Sự việc xảy ra vào hồi 11h00 trưa 5/11, tại điểm thi công trụ khu gian GR05 thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh Hà Đông, trong lúc đang thi công thì gặp sự cố tuột ống dẫn khiến vữa xi măng rơi xuống đường làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, trong đó có 2 người bị vữa bắn vào gây bẩn quần áo.
Hình ảnh giàn giáo thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông chìa ra phần đường của người đi đường.
Sự việc trên kết hợp với vụ 2 thanh thép trong lúc đang thi công đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông rơi xuống đường khiến một người chết ngày 6//11 đã thật sự dấy lên lo ngại về sự mất an toàn khi thi công trên các tuyến đường sắt trên cao Hà Nội.
Trao đổi với VnMedia , anh Minh Tiếnmột người dân sống trong khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, lần nào đi qua tuyến đường Nguyễn Trãi chứng kiến cảnh xây dựng anh cũng thấy ghê ghê. Vì cũng làm xây dựng nên anh rất hiểu chuyện vận chuyển vật liệu và an toàn lao động.
Theo anh Tiến, với việc vận chuyển vật liệu thì nên chủ động vận chuyển vào lúc đêm vắng, thưa người. Chỗ thi công cần làm lan can bao rộng hơn ra ngoài phạm vi thi công đề phòng trường hợp vật liệu bị rơi.
Thêm vào đó, trước khi cẩu vật liệu phải kiểm tra thật kỹ càng các nút buộc. Cần thiết khi cẩu và vận chuyển vật liệu nặng, hoặc vật liệu có tính không ổn định có thể điểu người ra ngăn tạm thời dòng giao thông... Làm như vậy sẽ hạn chế được tình trạng không đáng có xảy ra. Tuy nhiên, tại nhiều công trường xây dựng trên đường phố Hà Nội hiện nay, công tác đảm bảo an toàn thi công dường như chưa tốt.
"Đường Nguyễn Trãi cực kỳ đông, ngày nào đoạn xảy ra tai nạn sáng qua cũng ùn tắc, trong khi đó tiến độ thi công thì ì ạch. Tôi ngày nào cũng phải đi làm qua khu vực xảy ra tai nạn sáng qua. Hôm thì xỉ hàn rơi, hôm thì nước chảy tong tỏng. Nói chung là rất bức xúc về công tác đảm bảo an toàn từ ngày tuyến đường bị quây lại để khởi công xây dựng. Không biết việc khai thác sau này có hiệu quả không nhưng trước mắt tốn kém quá, lại còn phải chặt bỏ hàng cây cổ thụ bên đường nữa chứ", chị Vũ Hồng, một người dân ở Quận Hà Đông bức xúc.
Đề cập đến nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn đáng tiếc buổi sáng ngày hôm qua, bạn Hồng cho rằng, việc c ẩu, vận chuyển vật liệu trên đầu người thì kiểu gì cũng có tai nạn xảy ra.
"Bao nhiêu lần đi qua khu vực này, lần nào tôi cũng rợn hết người về cách làm việc của đơn vị thi công. Đề nghị đơn vị thi công phải có che chắn, không cẩu vật liệu trên đầu người đi đường và cần có biện pháp để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông qua những khu vực đang xây dựng", chị Hồng bức xúc.
Xuân Tùng
Theo_VnMedia
Hà Nội giảm tần suất xe buýt chạy trên tuyến phố có "lô cốt" Trước tình hình ùn tắc giao thông đang diễn biến phức tạp, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục giảm tần suất lưu thông xe buýt vào giờ cao điểm trên các tuyến có "lô cốt" đường sắt đô thị đi qua như Nguyễn Trãi, Xuân Thủy, Cầu Giấy. Chiều ngày 23/10, Sở GTVT Hà Nội cùng các đơn vị liên quan họp bàn...