Đối lập dự báo kế hoạch kinh doanh 2020
Năm tài chính 2019 sắp kết thúc. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 với sự đối lập.
Ảnh Shutterstock.
Lo khó khăn, doanh nghiệp đặt kế hoạch đi lùi
Năm 2020 được dự báo sẽ là năm khó khăn của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp dự liệu sẽ phải đối mặt với không ít thách thức và chủ động đặt kế hoạch thấp cả về doanh thu và lợi nhuận.
Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển điện miền Trung (SEB) đặt kế hoạch năm 2020 đạt doanh thu hơn 155 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 89 tỷ đồng, lần lượt giảm 6% và 14% so với ước đạt năm 2019.
Dự kiến lũy kế cả năm 2019, SEB sản xuất được 114,19 triệu Kwh điện (vượt kế hoạch đề ra hơn 4 triệu Kwh, tương ứng tăng 3,8%); doanh thu dự kiến đạt 165,2 tỷ đồng, tăng 9,8% và lợi nhuận sau thuế đạt 104,5 tỷ đồng, tăng 14,8% so với kế hoạch năm.
Ngoài các chỉ tiêu kinh doanh chính, Ban lãnh đạo của SEB còn thống nhất phê duyệt chi phí hoạt động năm 2020 ở mức 18,6 tỷ đồng, thống nhất gia hạn các khoản vay đối với Công ty cổ phần Thủy điện Trà Xom đến hết năm 2020…
Tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO (LAI), HĐQT Công ty vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Cụ thể, LAI muốn tăng tổng giá trị sản xuất – kinh doanh lên 354 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 180% so với kết quả ước thực hiện năm 2019.
LAI kỳ vọng doanh thu năm 2020 đạt 223,4 tỷ đồng, tăng 48% so với ước thực hiện năm 2019, nhưng kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 9,5%, ở mức 20,4 tỷ đồng.
Lãnh đạo LAI cho biết, thời gian tới, Công ty sẽ tập trung đẩy mạnh lĩnh vực xây lắp và kinh doanh hạ tầng, đồng thời hạ chỉ tiêu của mảng công nghiệp – vật liệu xây dựng.
Video đang HOT
Hiện tại, LAI đang thực hiện 3 dự án chính tại Long An là dự án Khu dân cư, dự án Khu đô thị IDICO -LINCO và dự án nhà ở công nhân xã Hữu Thạnh (huyện Đức Hòa).
Với Công ty cổ phần Đầu tư thương mại SMC (SMC), kế hoạch lợi nhuận năm 2020 cũng dự kiến sụt giảm mạnh 25% so với chỉ tiêu lợi nhuận của năm 2019, đạt 120 tỷ đồng.
Về sản lượng tiêu thụ, SMC đặt mục tiêu đạt 1,25 triệu tấn thép các loại.
Nhiều doanh nghiệp tự tin tăng trưởng
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh cho năm 2020 để trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020.
Theo đó, MWG đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 122.445 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.835 tỷ đồng. Với kế hoạch này, MWG dự tính tăng trưởng 12,8% về doanh thu và 35,3% về lợi nhuận sau thuế.
Sở dĩ MWG tự tin với kế hoạch tăng trưởng trong năm 2020 là bởi doanh nghiệp này đang khai thác thành công mảng bán lẻ điện thoại, điện máy, hàng tiêu dùng, đồng hồ…
Riêng mảng điện máy, MWG đã vươn lên trở thành chuỗi bán lẻ số một trên thị trường, chiếm hơn 40% thị phần và cán mốc 1.000 cửa hàng trên toàn quốc.
Dư địa tăng trưởng của MWG trong năm 2020 được nhiều công ty chứng khoán nhận định sẽ tiếp tục rộng mở.
Đơn cử, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, MWG đang có nền tảng bán hàng online lớn nhất Việt Nam tính theo doanh thu.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai, chuỗi cửa hàng siêu thị mini Bách Hóa Xanh đang được triển khai toàn diện.
VDSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) của MWG đạt 30% cho giai đoạn 2018-2021, được dẫn dắt bởi chuỗi Điện Máy Xanh và kỳ vọng chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận chung trong năm 2021.
Công ty cổ phần Địa ốc First Real (FIR) cũng đặt kế hoạch tăng trưởng cao trong năm 2020, với doanh thu 400 tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận 120 tỷ đồng, tăng 29,2% so với thực hiện năm 2019.
Bênh cạnh đó, FIR còn dự kiến tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với hiện tại (150 tỷ đồng).
Là doanh nghiệp bất động sản, FIR hoạt động trong hai lĩnh vực chính là đầu tư, kinh doanh bất động sản và môi giới bất động sản chủ yếu tại khu vực miền Trung.
Kết quả kinh doanh năm 2019 của FIR ghi nhận 328 tỷ đồng doanh thu thuần và 93 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 86% và 21% so với năm 2018 và hoàn thành tương ứng 94% và 103% kế hoạch cả năm.
Tại Công ty cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu (SJ1), Công ty đặt kế hoạch đạt doanh thu 1.100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 33 tỷ đồng cho niên độ 2019-2020 (từ 1/10/2019 đến 30/9/2020).
Với kế hoạch này, mục tiêu về doanh thu của SJ1 giảm nhẹ, nhưng lợi nhuận trước thuế tăng gần 5% so với niên độ trước.
Kết thúc niên độ 2018-2019, SJ1 có doanh thu thuần gần 1.111 tỷ đồng, tăng 8% so với niên độ 2017-2018; lãi sau thuế hơn 25 tỷ đồng, tăng 3%, chủ yếu do tăng trưởng doanh thu và cơ cấu lại hàng bán.
Để có thể hoàn thành mục tiêu niên độ 2019-2020, SJ1 cho biết sẽ cải tiến dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất sản xuất như thay thiết bị đã lỗi thời tại nhà máy số 1, tiếp tục duy trì sản lượng hàng thủy sản đạt 800 tấn thành phẩm/tháng tại nhà máy số 3.
Về kế hoạch đầu tư, SJ1 sẽ rót 735 tỷ đồng vào dự án Cụm công nghiệp An Hào, dự kiến dự án đi vào hoạt động từ tháng 9/2021 và có lợi nhuận từ năm 2027, tổng lợi nhuận tới năm 2039 là 915 tỷ đồng.
Trong dài hạn, việc chuyển đổi sang mảng bất động sản công nghiệp được cho là có thể giúp SJ1 ghi nhận những bước tiến chắc chắn hơn về lợi nhuận.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Hapro muốn bán hơn 21% vốn tại Kem Thuỷ Tạ
Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vừa thông qua việc chuyển nhượng 637.500 cổ phần, tương đương 21,25% vốn tại Công ty cổ phần Thuỷ Tạ (UPCoM:TTJ).
Thuỷ Tạ sở hữu nhiều 'đất vàng' tại khu vực trung tâm Hà Nội.
Giao dịch dự kiến được thực hiện bằng phương thức thoả thuận và khớp lệnh không thấp hơn mệnh giá. Hiện, TTJ đang giao dịch trên sàn UPCoM quang vùng giá 80.000 đồng/cổ phiếu nhưng trắng thanh khoản.
Nếu thoái vốn thành công, Hapro sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Kem Thuỷ Tạ xuống 30% vốn.
Thương hiệu Kem Thủy Tạ ra đời từ năm 1945 gắn với nhà hàng Thủy Tạ bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội - tiền thân của công ty Thủy Tạ hiện tại. Sau khi công ty Thủy Tạ được thành lập từ tháng 5/1958, thương hiệu này trở thành một mảng kinh doanh nòng cốt, bên cạnh những lĩnh vực khác như nhà hàng, cung cấp dịch vụ.
Mặc dù là thương hiệu "vang bóng một thời" nhưng trong nhiều năm trở lại đây tình hình kinh doanh của Thuỷ Tạ lao dốc, lép vế trước các đối thủ đến sau.
Số liệu kiểm toán năm 2018 cho thấy doanh thu thuần của Thủy Tạ đạt hơn 102 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2017 và chỉ thực hiện gần 85% kế hoạch năm, công ty lãi sau thuế 2,3 tỷ đồng, giảm gần 60% năm 2017 và chỉ thực hiện được 30,6% kế hoạch năm.
Còn theo một báo cáo của Euromonitor, thị phần kem của Thủy Tạ chỉ đạt khoảng 1,5% cả nước. Vì hệ thống phân phối đa phần ở các cửa hàng nằm trên phố Lê Thái Tổ trực thuộc công ty, trong khi các điểm bán không phủ rộng nhiều như kem Tràng Tiền.
Năm 2019, Thuỷ Tạ đặt mục tiêu doanh thu đạt 109 tỷ đồng và lợi nhuận xấp xỉ 7 tỷ đồng. Ban lãnh đạo công ty cho biết dây chuyền sản xuất kem và nước tinh khiết đã lạc hậu, không đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao. Công ty thông qua phươg án tăng vốn điều lệ gấp 10 lần hiện tại trong phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên, lên 300 tỷ đồng để đầu tư nhà máy, nâng cấp dây chuyền và di chuyển khu vực sản xuất ra khỏi nội đô.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
C32 đặt mục tiêu doanh thu 2020 giảm,nhưng lợi nhuận vẫn tăng Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 (mã C32, sàn HoSE) vừa có Nghị quyết về ước tính kết quả kinh doanh 2019 và dự kiến kế hoạch 2020. Ngoài kinh doanh xây dựng, C32 còn hoạt động khai thác đá cát sỏi đất Theo C32, doanh thu từ hoạt động kinh doanh 2019 ước đạt gần...