Đổi khẩu vị với 5 món ngon từ dừa, vừa nghe đã thấy thèm
Dừa không chỉ là một loại trái cây dùng lấy nước để uống mà còn có thể làm nên nhiều món ăn hấp dẫn. Cùng tìm hiểu về 5 món ngon từ dừa thơm ngon nức tiếng.
Khi nhắc đến trái dừa và kẹo dừa, đa phần mọi người đều nghĩ đến Bến Tre. Bởi vùng đất này chính là cái nôi của làng nghề kẹo dừa, là nơi trồng dừa nhiều nhất miền Tây Nam Bộ. Từ trái dừa, người Bến Tre có thể chế biến nên nhiều món ngon đặc sản khác nhau. Trong đó, nổi tiếng nhất là kẹo dừa.
Kẹo dừa là đặc sản nổi tiếng của người Bến Tre. Nổi tiếng từ những năm 70 của thế kỷ 20. Ảnh: mutdua.vn
Loại kẹo này được chế biến từ 2 nguyên liệu chính là cơm dừa và đường mạch nha, có màu vàng sữa đặc trưng và được đóng gói thành những cục kẹo nhỏ, vị thơm đặc trưng. Khi ăn, kẹo có vị ngọt và béo ngậy đặc trưng của dừa. Dù món ngon từ dừa này có phần dễ ngán với nhiều người nhưng lúc nào cũng được người miền Tây yêu thích bởi dễ ăn, dễ tặng mà giá thành cũng rất hợp lý.
Mỗi cục kẹo dừa đều có một lớp bánh tráng mỏng như tơ bọc bên ngoài. Ảnh: gufoods
Ở Bến Tre, kẹo dừa xuất phát từ một làng nghề tại huyện Mỏ Cày, được sản xuất vào những năm 1970. Trong đó, nổi tiếng nhất là cơ sở Thanh Long. Ngày nay, kẹo dừa có bán nhiều ở khắp mọi nơi tại Bến Tre; dọc hai bên đường Quốc lộ 1A, đoạn gần cầu Mỹ Thuận và đoạn ở khu vực Mỹ Tho, hướng về Bến Tre nhằm phục vụ cho người dân mua để thưởng thức hoặc làm quà.
Mứt dừa
Nếu quá trình làm kẹo dừa đòi hỏi máy móc và nhiều công đoạn cầu kỳ thì với mứt dừa, ai cũng có thể tự làm tại nhà để thưởng thức. Đây là một loại mứt thường được làm vào dịp tết để phục vụ cho việc đãi khách đến nhà. Nhưng ngày nay, người ta có thể làm mứt dừa bất cứ khi nào muốn ăn. Bởi món ngon từ dừa này khá dễ làm, nguyên liệu cũng đơn giản.
Mứt dừa là món ngon hấp dẫn ngày Tết. Ảnh: savourydays.com
Quy trình làm mứt dừa tuy không quá khó nhưng cách chọn nguyên liệu lại đòi hỏi người làm mứt phải có kinh nghiệm. Loại dừa dùng làm mứt không được quá khô nhưng cũng không được quá non. Cơm dừa phải có độ mềm tương đối để dễ dàng bào sợi mà không bị vụn.
Tùy sở thích mà bạn có thể làm mứt dừa trắng hoặc thêm chút màu từ lá dứa, lá cẩm cho món mứt thêm bắt mắt. Ảnh: baomoi.com
Phần cơm sau khi được bào thành sợi mỏng sẽ được đem rửa sạch cho bớt lượng dầu trong dừa. Sau đó, đem ướp thêm đường với tỉ lệ vừa phải. Vì phần cơm dừa đã có sẵn vị béo ngọt của loại trái cây đặc sản nên không cần ướp quá nhiều đường. Thời gian ướp thường kéo dài khoảng 4 – 6 tiếng. Sau đó, người thợ làm mứt sẽ cho phần cơm dừa này lên chảo nóng, đảo đều liên tục cho đến khi lượng đường cô đặc, tạo nên một lớp đường mới trắng tinh bám vào những sợi mứt.
Video đang HOT
Trong số những món ngon từ dừa thì rau câu dừa được xem là món tráng miệng tuyệt hảo mà trẻ nhỏ cũng mê, người lớn cũng thích. Khác với rau câu truyền thống có độ giòn, cứng và béo đậm. Rau câu dừa thường có độ mềm, vị ngọt thanh thoang thoảng mùi trái dừa, rất hấp dẫn.
Rau câu trái dừa là món ngon giải nhiệt, là món tráng miệng hấp dẫn trong các bữa tiệc. Ảnh: blogspot.com
Làm rau câu dừa có nhiều cách khác nhau tùy khả năng và kinh nghiệm của mỗi người. Nhưng về cơ bản, bạn sẽ chuẩn bị những nguyên liệu chính là nước dừa tươi, đường, bột rau câu và nước cốt dừa.
Rau câu dừa thường mềm, vị ngọt thanh hơn so với các loại rau câu bình thường. Ảnh: blog.beemart.vn
Đầu tiên, bạn sẽ trộn đường với bột rau câu theo tỉ lệ vừa phải, phù hợp khẩu vị. Sau khi trộn đều hỗn hợp này, tiếp tục cho nước dừa tươi vào hòa tan để tránh bị vón cục khi nấu thạch rau câu. Bước kế tiếp là bắc nồi lên nước và cho hỗn hợp này vào, đảo liên tục và đều tay đến khi hỗn hợp sôi được 5 phút thì tắt bếp rồi bắc xuống. Bước cuối cùng là đổ rau câu ra khuôn hoặc đổ trực tiếp vào trái dừa. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm cơm dừa tươi cắt sợi nhỏ vào để món rau câu thêm phần hấp dẫn.
Gỏi củ hủ dừa tuy không được làm từ trái dừa nhưng cũng phần nào liên quan đến loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Vì thế, món ăn này cũng được xem là món ngon mà những ai thích dừa không thể bỏ qua.
Gỏi củ hủ dừa tôm thịt là món ăn thích hợp với mọi bữa tiệc. Ảnh: monngon.tv
Gỏi củ hủ dừa là món mặn, thường dùng để khai vị trong các bữa tiệc. Nguyên liệu chính thường là tôm, thịt, củ hủ dừa và rau răm, hành phi và đậu phộng. Để có một món gỏi thơm ngon, chuẩn chỉnh, phần quan trọng nhất là chọn được củ hủ dừa ngon và giòn.
Vì củ hủ dừa là một nguyên liệu quý hiếm, do nó nằm sâu trong cuống và lá của cây dừa. muốn ăn củ hủ, cách duy nhất là đốn hạ cây dừa. Vì thế, không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm mua được củ hủ. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm, bạn vẫn có thể mua được củ hủ dừa ở các khu chợ, siêu thị lớn để tự tay chế biến món ngon từ dừa mà mình yêu thích.
Món ăn này có cách chế biến khá đơn giản, bạn có thể vào bếp dịp cuối tuần để trổ tài nấu nướng của mình. Ảnh: satrafb.com.vn
Phần củ hủ dừa sau khi rửa sạch, đem cắt thành miếng vừa ăn rồi ngâm trong thau nước chanh để cho củ hủ được trắng, không bị thâm đen. Các nguyên liệu là tôm, thịt heo lần lượt đem luộc và lột vỏ, cắt miếng vừa ăn để chuẩn bị trộn gỏi. Khâu quan trọng nhất khi làm món ngon này là pha nước trộn gỏi. Về cơ bản sẽ có nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt băm, trộn đều với nhau. Phần củ hủ dừa, tôm và thịt luộc bạn cho vào thau, trộn cho các nguyên liệu đều lên rồi cho nước trộn gỏi vào. Cuối cùng, bạn trộn đều tất cả một lần nữa, bày ra dĩa, rắc thêm hành phi, rau răm và đậu phông lên trên là có ngay món gỏi củ hủ dừa thơm ngon, hấp dẫn.
Cuối cùng, một món ngon từ dừa khác mà bạn không thể bỏ qua, đó chính là ca cao dừa. Đây là món đồ uống hấp dẫn khá phổ biến ở TP.HCM, được các bạn trẻ yêu thích. Ca cao dừa thoạt nhìn qua như một ly sinh tố với lớp ca cao màu nâu bên trên. Và cách làm món đồ uống này cũng không quá công phu, bạn có thể tự chế biến tại nhà để thưởng thức.
Ca cao dừa là một loại đồ uống được giới trẻ yêu thích. Ảnh: foody.vn
Nguyên liệu chính để làm ca cao dừa là trái dừa xiêm để lấy nước dừa tươi, sữa tươi, sữa đặc và bột ca cao nguyên chất. Phần cơm từ trái dừa được cắt thành miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng với sữa tươi, sữa đặc và một ít đá. Hỗn hợp này được xay nhuyễn rồi cho ra ly. Sau đó, cho thêm một muỗng bột ca cao nguyên chất lên mặt là xong.
Những ngày tiết trời nóng bức rất thích hợp để thưởng thức một ly ca cao dừa. Ảnh: mietran_98
Thưởng thức món ca cao dừa đúng điệu là khi bạn dùng muỗng khuấy đều để hỗn hợp bột ca cao và dừa xay hòa trộn vào nhau, tạo nên màu trắng và nâu sữa đẹp mắt. Món này thích hợp vào những buổi chiều mát trời, vừa ngồi ngắm phố phường, vừa cảm nhận hương vị thanh mát của ly ca cao dừa trên tay.
Dừa vốn là một loại trái cây đặc sản của người miền Nam, nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài uống nước dừa truyền thống, bạn cũng có thể trổ tài làm những món ngon như rau câu dừa, ca cao dừa hay gỏi củ hũ dừa để thưởng thức, chiêu đãi người thân và bạn bè.
Theo DLVN
Bình dị như bánh cáy làng Nguyễn, Thái Bình
Những ai đã từng ăn bánh cáy Thái Bình một lần trong đời khó có thể quên được vị dẻo thơm của nếp, đường, vừng, lạc, hòa quện với các loại mứt bí, mứt dừa, hạt sen, mỡ phần.
"Chú cứ chở cháu tới nhà làm bánh cáy ngon nhất ở đây", chúng tôi đề nghị một người lái xe ôm tóc hoa râm ở thị trấn Đông Hưng, Thái Bình.
Người đàn ông gật đầu lia lịa, tay đưa mũ bảo hiểm, miệng nói liến thoắng: "Vậy tới một nhà này, chồng tên Đức, vợ tên Thu, con bé còn trẻ, học nghề làm bánh cáy của ông bà nhưng ngon nhất ở đây". Đó, những bước chân đầu tiên của chúng tôi ở làng Nguyễn, nức tiếng bánh cáy Thái Bình là thế.
Bánh cáy được cắt thành từng lát mỏng, pha một ấm trà nóng, nhâm nhi miếng bánh cáy để cảm nhận được một thức quà quê ngon bình dị.
Làng Nguyễn đặc trưng nhất là gì? Trái ngược với tưởng tượng của nhiều người là một làng quê bình yên với đồng lúa, cây đa, giếng nước, làng Nguyễn sầm uất với những mái nhà cao tầng trang khang, đường làng trải bê tông tít tắp, những công xưởng làm bánh cáy với máy móc tự động, bốn mùa chạy rầm rầm. Đừng đi qua làng vào ngày đói bụng. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất làng nghề này đó là từ đầu làng đã ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của nếp, đường, vừng, lạc.
Chị Thu, người cùng chồng sáng lập thương hiệu bánh cáy Thiên Đức ở làng Nguyễn chỉ cho chúng tôi gian nhà xưởng khang trang chị và chồng mới dựng được, nhờ chính món bánh cáy gia truyền của gia đình làm nhiều năm nay.
"Chúng tôi ban đầu làm bánh thủ công, bán ra với số lượng ít, nhưng bây giờ các đơn hàng có mặt ở khắp cả nước, chúng tôi mở rộng xưởng, sản xuất bánh trên các dây chuyền tự động, chỉ còn một số phần sơ chế nguyên liệu thì làm bằng tay", chị Thu nói.
Những ai đã từng ăn bánh cáy Thái Bình một lần trong đời khó có thể quên được vị dẻo thơm của nếp, đường, vừng, lạc, hòa quuyện với các loại mứt bí, mứt dừa, hạt sen, mỡ phần. Bánh cáy Thái Bình không như lầm tưởng của nhiều người phải làm từ trứng của con cáy sống ở dưới biển. "Cáy" là tên gọi của một thành phần đặc biệt trong bánh, được làm từ xôi nếp chiên vàng.
"Cáy là phần khó nhất, kỳ công nhất của món bánh này. Đồ xôi cho chín, cán mỏng xôi, cắt thành từng viên nhỏ rồi sấy khô. Sau đó đem chiên phồng số "cáy" này lên", chị Thu cho biết.
Trong bánh cáy, cũng không thể thiếu "nẻ", phần thóc nếp được rang, cho bung nở phần cơm xốp, đãi sạch các vỏ trấu, được phần nẻ ăn thơm, ngọt.
Bánh cáy nhất thiết phải có mỡ ướp đường. Mỡ khổ, chọn phần mỡ lợn (mỡ heo) tươi rồi luộc chín, cắt hạt lựu rồi ướp đường, để trong lọ kín khoảng 3 ngày.
Bánh cáy là sự nhào trộn khéo léo tất cả các nguyên liệu trong đường, trên một nhiệt độ nhất định để chúng kết dính lại với nhau. Dưới sự hiện đại của máy móc, bánh được ép chặt lại thành từng khối hình chữ nhật.
"Phần bánh cáy ngon là chỉ cần nhấc lên đã thấy nặng. Đừng ham rẻ để mua những khúc bánh cánh nhẹ hều, đặt trong những chiếc hộp rõ to", một người thợ làm bánh ở làng Nguyễn cười khi chúng tôi nhấc thử những chiếc bánh vừa mới ra lò.
Bởi, lý giải đơn giản theo người phụ nữ đã làm nghề bánh cáy được hơn 20 năm, bánh cáy càng nặng, là thành phần trong chiếc bánh đã hội tụ được đủ đầy các loại mứt, nẻ, cáy.
Bánh cáy mới làm xong ăn sẽ ngon và "nhớ đời" nhất, khi đó người ta nghe rõ nhất mùi cơm dừa, hạt sen, hạt dưa thơm bùi, cảm nhận rõ chất đường keo dính, vị cay the the của những sợi gừng tươi.
Bánh cáy được cắt thành từng lát mỏng, pha một ấm trà nóng, nhâm nhi miếng bánh cáy để cảm nhận được một thức quà quê ngon bình dị.
Khánh Linh, cô con gái nhà làm bánh cáy thi thoảng lại lén mẹ, cầm một miếng bánh cáy, bỏ lên miệng nhai thích thú. Cháu không sợ hỏng răng, chỉ sợ mẹ mắng vì ăn nhiều bánh, ngang dạ, không thể ăn cơm. "Nhưng cháu vẫn thích bánh cáy nhất trong các loại bánh ở đây làm hơn cả. Cả nhà cùng ăn, nhà cháu còn dùng bánh cáy để biếu họ hàng dịp Lễ, Tết", cô bé hồn nhiên khoe.
Vâng, thế thôi, bạn đến một nhà hàng, quán xá nào, bạn nhìn thấy những đứa trẻ của gia đình chủ quán ăn ngon lành những món ăn được cha mẹ chúng làm để bán cho khách, thì hãy tin tôi đi, đó là những món ăn ngon và đáng tin tưởng nhất!
Bánh cáy Thái Bình ngon bình dị
Khánh Ly, cô bé dễ thương rất thích ăn bánh cáy
Xưởng sản xuất bánh cáy hiện đại ở Thái Bình
Theo Thanhnien
Cách làm gỏi củ hủ dừa ngon nhất Gỏi là món ăn đầu không thể thiếu trong các bửa tiệc , liên hoan , sinh nhật , cưới hỏi , có rất nhiều món gỏi nhưng hôm nay mình xin chia sẽ với các bạn món gỏi củ hủ dừa , cách làm gỏi củ hủ dừa như sau : Nguyên liệu chuẩn bị làm gỏi củ hủ dừa Củ hủ...