Đội hình khử khuẩn: Da sưng tấy, bỏng rát có là gì “vì tâm mình nặng”
Mặc bộ đồ bảo hộ cồng kềnh, khoác trên vai máy khử khuẩn nặng hàng chục cân và đi từ điểm này đến nơi khác… là công việc hàng ngày của những người phun khử khuẩn.
Dẫu vất vả, đôi khi phải dậy sớm, về khuya, dung dịch ngấm vào da gây bỏng rát… nhưng chỉ cần một cuộc gọi, họ sẵn sàng lên đường.
Tình nguyện viên trong đội luôn phải mặc đồ bảo hộ và vác trên vai máy khử khuẩn nặng.
Bao nhiêu vất vả cũng chịu được, vì người dân cần
Theo Thanh niên, đội khử khuẩn lưu động miễn phí do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) thành lập, quy tụ nhiều tình nguyện viên là những cô cậu học trò vừa tốt nghiệp THPT. Cô bạn H.N.Y.V (TP.HCM) chia sẻ, do thường xuyên phải vác máy khử khuẩn nặng từ 30 – 40kg, di chuyển trong mọi điều kiện thời tiết và địa hình nên các tình nguyện viên phải có sức khoẻ thật tốt.
Là cô gái hiếm hoi trong đội, H.N.Y.V thừa nhận công việc rất nặng nhọc đối với cô. Tuy nhiên, cái tâm của cô gái trẻ còn nặng hơn: ” Mình nặng tình với thành phố này, nặng tình với những người dân nơi đây nên dù công việc có nặng cỡ nào tụi mình cũng sẽ cố gắng làm được”, H.N.Y.V tâm sự.
Đôi khi phải dậy sớm, về khuya khiến các thành viên khó tránh khỏi mệt mỏi. (Ảnh: Zing)
Cũng theo cô bạn này, việc vác nặng thường khiến đôi vai của các thành viên bị sưng tấy và bầm tím. Bên cạnh đó, dung dịch khử khuẩn có thể ngấm vào người qua lớp đồ bảo hộ, từ đó gây phỏng và đau rát rất khó chịu. Sau mỗi lần hoàn thành công việc tại một điểm, mọi người đều phải tự xịt lên cơ thể để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh, nên việc dung dịch ngấm vào da cả ngày là điều không thể tránh khỏi.
Còn với L.M.T, cậu học trò gia nhập đội hình khử khuẩn khi vừa hoàn thành xong kỳ thi tốt nghiệp THPT tâm sự, điều khiến cậu sợ nhất là dung dịch xộc vào mũi gây choáng. Những ngày đầu, tưởng chừng như L.M.T cùng các bạn sắp ngất xỉu đến nơi, nhưng khi nghĩ đến nhiều người dân đang thấp thỏm chờ đợi, cả đội lại cố nghỉ một chút rồi đứng dậy làm tiếp.
Chàng trai trẻ cho rằng, công việc của những tình nguyện viên như anh không khác gì cấp cứu, phải làm nhanh chóng để ngăn chặn virus lây lan ra cộng đồng. Có lẽ điều này cũng chính là động lực để cả đội hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Mọi người coi nhau như anh em trong nhà và hỗ trợ nhau nhiệt tình.
Video đang HOT
Luôn coi nhau như anh em trong nhà
Giữa tháng 7, hình ảnh các thành viên của nhóm 1, đội phun khử khuẩn lưu động TP.HCM ôm nhau dầm mưa trên xe bán tải khi đang đi làm nhiệm vụ gây xúc động mạnh. Chia sẻ với Zing, N.M.Q (TP.HCM) là thành viên nhóm 1 cho biết, nhóm của anh có khoảng 10 thành viên, đến từ nhiều nơi và làm các công việc khác nhau. Từ kinh doanh, công nhân viên chức, lái xe đến các cô cậu học trò, sinh viên, tất cả đều có chung một tinh thần cống hiến và chống dịch.
“Khi mới tham gia, mọi người đều là người xa lạ, không ai quen biết ai. Nhưng sau một thời gian được sát cánh bên nhau, giờ đây tất cả xem nhau như anh chị em trong nhà”, N.M.Q bộc bạch.
Hình ảnh gây xúc động vừa qua của nhóm 1, đội phun khử khuẩn lưu động TP.HCM. (Ảnh: 2Sao)
Chỉ mong người dân nâng cao ý thức
Suy cho cùng, cảH.N.Y.V và L.M.T vừa mới tạm biệt mái trường THPT. Những chàng trai, cô gái chưa một lần rời xa vòng tay gia đình, nên khó tránh khỏi việc rơi nước mắt khi nhớ nhà. Nhưng dù vậy, các bạn trẻ luôn cổ vũ và truyền năng lượng tích cực đến người dân; khích lệ họ ăn uống đủ chất để có sức “chiến đấu” với bệnh tật. “Sức khoẻ giờ đây là quan trọng nhất. Mong mỗi người hãy tuân thủ lệnh giãn cách và quy tắc 5K để thành phố của chúng ta nhanh chóng khỏe lại”, H.N.Y.V hy vọng.
Các thành viên có những hoàn cảnh khác nhau nhưng sở hữu cùng một quyết tâm. (Ảnh: Sài Gòn giải phóng)
Những ngày qua, hình bóng các thanh niên mặc đồ bảo hộ, làm công việc tình nguyện chống dịch là hình ảnh thường thấy trên nhiều tuyến đường tại TP.HCM. Sự đóng góp của những bạn trẻ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác kiểm soát dịch của toàn thành phố. Cùng gửi lời chúc sức khoẻ đến những nam thanh, nữ tú này nhé!
Lấy chồng 6 tháng làm quần quật như giúp việc còn bị chồng thách thức: "Có chân tự về", vợ gọi một cú điện thoại giải quyết tất cả!
"Hôm nào may mắn thì có mẹ chồng dậy giúp cùng làm đồ ăn sáng, chứ không là phải chuẩn bị hết, mình phải dậy sớm hơn chồng cả tiếng đồng hồ", cô vợ kể.
Sống chung với gia đình chồng chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nó sẽ dễ chịu hơn rất nhiều nếu người đàn ông biết cảm thông, sẻ chia với vợ. Chẳng ai muốn kết hôn chỉ để giải quyết vấn đề duy nhất mà nếu như không cưới nhau họ sẽ không phải đối mặt hết cả.
Người phụ nữ lấy chồng liền trở thành osin miễn phí
Mới đây, một cô vợ chia sẻ tâm sự liên quan đến cuộc sống hôn nhân của mình. Theo đó, cô và chồng khi chưa cưới thì rất vui vẻ, hạnh phúc với nhau. Cưới xong xuôi, chồng cô yêu cầu ở chung với bố mẹ chồng vì có sẵn nhà cửa. Dù vậy, cô vợ vẫn lường trước việc xung đột khi chung nhà nên không đồng ý. Cô muốn họ tự kiếm tiền mua nhà để thoải mái hơn. Chồng cô cũng cho là phải, nhưng trước mắt vẫn phải ở nhà chồng một thời gian.
Ai ngờ đâu, chính vài tháng sống chung mà cô vợ trở nên chán chường, mất luôn niềm tin vào chuyện hôn nhân.
Nhà chồng hiện tại có 3 thế hệ sống chung với nhau. Ông bà chồng, bố mẹ chồng và vợ chồng cô cùng em gái.
"Sáng mở mắt ra mình phải dậy sớm, đánh răng rửa mặt, chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà. Hôm nào may mắn thì có mẹ chồng dậy giúp cùng, chứ không là phải chuẩn bị hết, mình phải dậy sớm hơn chồng cả tiếng đồng hồ.
Chuẩn bị đồ ăn sáng xong thì ăn nhanh, kiểu mang tiếng chuẩn bị chung nhưng mà ai ăn lúc nào thì ăn, ăn xong thì đi làm" , cô vợ kể.
Bài viết đăng tải.
Đi làm ở cơ quan nhiều khi cô ở lại buổi trưa. Tuy nhiên nếu nhà có khách, có việc là cô cũng phải về nhà làm cơm với mẹ chồng, bất chấp chuyện có đang bận rộn với công việc hay không.
Điều này được gia đình chồng quy định ngặt nghèo đến mức trước khi cưới, cô đã phải xin nghỉ việc ở công ty cũ vì bên đó giờ giấc chặt chẽ. Bây giờ, cô như một người có con nhỏ, hôm nào cũng 4 rưỡi chiều phải sắp xếp về nhà đi chợ nấu cơm kẻo nhà chồng trách móc.
"Vừa về nhà mình tranh thủ thay quần áo xong nấu cơm. Sau đó dọn mâm bát ra chờ cả nhà ăn cơm, trong lúc chờ lâu thì tranh thủ đi tắm được, mà cả nhà ăn cơm luôn là thôi tắm sau. Ăn xong lại đi dọn dẹp, rửa bát, mẹ đỡ được 1 việc là chuẩn bị hoa quả cho cả nhà ăn.
Rửa bát, nghỉ ngơi được 15 phút thì mình lại đi tắm, rồi quét nhà, lau nhà, đan xen. Xong xuôi mình mới đi tắm, đi tắm xong nhìn lên đồng hồ đã 9h tối. Mình lại gom quần áo đi bỏ máy giặt, bấm, rồi rút quần áo gấp đến hơn 10 giờ đêm.
Ngày nào cũng vậy, quần quật từ sáng đến tối. Còn chưa kể việc ông bà già rồi, đi WC khó khăn, đóng bỉm. Mình còn thay bỉm cho ông bà nữa rồi đủ thứ việc không tên. Ngày nào cảm giác nằm lên giường là mình cũng có thể ngủ ngon lành, mệt quá mà", cô vợ ngậm ngùi chia sẻ.
Thái độ của người chồng khiến tất cả chấm dứt
Tất cả những việc đó khi chưa kết hôn cô không phải trải qua. Ban đầu, cô nghĩ rằng mới về làm dâu thì như thế cho bố mẹ vui. Thế nhưng điều cô bức xúc là người nhà chồng gần như ép buộc, mặc định cho rằng tất tần tật việc nhà bây giờ phải để con dâu làm hết. Cô làm tất cả mọi việc, kể cả bận rộn ở công ty thì cũng chẳng ai làm cho.
Nhiều lần cô nói với chồng để anh có chút tác động hay lên tiếng nhưng đều không hiệu quả. Người chồng cho rằng phụ nữ làm những việc ấy vô cùng bình thường, ai chẳng phải làm.
Thậm chí, hai vợ chồng còn cãi nhau nhiều lần. Cô vợ quá mệt mỏi việc trong việc ngoài mà chẳng được ai quan tâm hay đỡ đần.
"Giỏi thì mua nhà mà ở, ở nhà thuê tốn tiền tôi chẳng đi đâu cả. Dịch dã đã không có tiền, chịu khó đi lại còn lắm lời. Dâu con nhà ai chẳng làm hết việc nhà" , người chồng nói như thế khi vợ đề nghị chuyện ra riêng. Nghĩ đến tình cảnh nhà cửa đông đúc và lắm việc hiện tại, cô còn chẳng dám sinh đẻ.
Ảnh minh họa.
"Không thể chịu đựng được, mình nhịn quá đủ rồi. Mình gọi điện cho bố mẹ để kể về cuộc sống. Bố mẹ mình cũng tỏ ra bất ngờ vì không nghĩ cuộc sống bên chồng mình vất vả vậy. Sau khi nghe những lời chồng nói và thái độ của anh ta, bố mẹ mình quyết định cho mình về nhà luôn. Mình dọn quần áo, đợi bố mẹ qua đón về.
Nói gì thì nói, người nhà chồng đối xử với mình thế nào cũng phải dựa trên thái độ của chồng. Ở đây chồng không cảm thông động viên lại còn ngang ngược mặc định vậy thì gắn bó lâu dài cũng để làm gì đâu", cô kể.
Thậm chí người chồng khi biết chuyện còn thách thức: " Để coi, có chân đi thì có chân tự về, không ai rước".
Chính điều này khiến cho cô vợ hạ quyết tâm sẽ ly hôn, không thể chịu đựng cuộc sống như thế này được nữa.
"Chọn sai chồng thì chọn lại, chứ sau này có khi bầu bí rồi hối hận còn chả kịp nữa ", người vợ nói thêm.
Thế mới nói, cuộc sống sau hôn nhân thật sự chẳng dễ dàng gì. Cuộc sống đương nhiên có nhiều vấn đề xảy đến, sống chung với bố mẹ chồng lại càng dễ xung đột hơn. Tuy nhiên, nếu người chồng biết thông cảm sẻ chia, họ lắng nghe được và có tiếng nói của mình trong nhà thì mọi việc đã không tới mức quá tệ.
Bé gái Hà Nội 6 tuổi rưỡi đã dậy thì, bố mẹ nghi do thức khuya và hay ăn đồ chiên rán, bác sĩ chỉ ra sự thật Mới đây, một bà mẹ đã chia sẻ câu chuyện con gái 6,5 tuổi của mình được chẩn đoán dậy thì sớm, và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn điều trị kéo dài ít nhất 4 năm tới đây. Bố mẹ bé cho rằng nguyên nhân là do bé thức khuya, dậy sớm, ăn uống kém lành mạnh và sử dụng mỹ...