Đội hình Barca mua hụt dưới thời Bartomeu
Chủ tịch Josep Bartomeu nhận nhiều chỉ trích vì chi tiêu không hợp lý trên thị trường chuyển nhượng, bỏ qua nhiều cái tên có thể gia tăng sức mạnh cho Barcelona.
Đội hình 11 cái tên Barca từng mua hụt dưới thời chủ tịch Bartomeu. Ảnh: The Sun.
Barcelona nhiều lần liên hệ để đưa Andre Onana về từ Ajax nhưng bất thành. Thủ môn 24 tuổi từng có 5 năm ăn tập tại lò La Masia. Anh được coi là một trong những thủ môn hứa hẹn của bóng đá thế giới. Ảnh: Getty.
Matthijs De Ligt là một trong những thương vụ mua hụt đáng tiếc nhất của Barca dưới thời Bartomeu. Barca cần một trung vệ trẻ tài năng, có lối chơi hiện đại để kế thừa Pique. Tuy nhiên, Barca không thể chạy đua về tài chính với Juventus trong giai đoạn cuối. Ảnh: Getty.
Mùa hè 2017, Barcelona tiến sát đến việc chiêu mộ Inigo Martinez từ Athletic Bilbao. Tuy nhiên, đến phút cuối, trung vệ người Tây Ban Nha đã thay đổi ý định khi không thấy sự nhiệt tình từ Barca. Ảnh: Getty.
Trưởng thành từ lò La Masia, Eric Garcia đang là trung vệ trẻ hứa hẹn của Man City. Anh bày tỏ ý định về Barcelona trong mùa hè 2020. Tuy nhiên, Barca không thể chiêu mộ cầu thủ vì khó khăn tài chính. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Adrien Rabiot là một cái tên khác từ PSG được Barca ngắm nghía. Đội chủ sân Camp Nou nhiều lần tiếp cận với cầu thủ. Tuy nhiên, yêu sách quá cao về tiền lương của Rabiot khiến Barca bỏ cuộc và nhìn cầu thủ này sang Juventus. Ảnh: Getty.
Mùa hè 2016, Barcelona tiếp cận Marco Verratti nhưng vấp phải sự ngăn cản từ PSG. Việc Barca “đi đêm” với Verratti để tìm người thay Xavi khiến PSG giận dữ. Ảnh: Getty.
Willian là mục tiêu chiêu mộ của Barca trong hai năm trở lại đây. Ở phiên chợ hè 2020, khi tiền vệ người Brazil hết hợp đồng với Chelsea, Barca đã ngỏ ý muốn có cầu thủ. Tuy nhiên, Arsenal đã vào cuộc và đề nghị Willian một bản hợp đồng tới 3 năm, điều Barca không thể đáp ứng. Ảnh: Getty.
Memphis Depay là mục tiêu được HLV Ronald Koeman khao khát. Lyon sẵn sàng bán Depay với giá 25 triệu euro do chỉ còn một năm trong hợp đồng. Tuy nhiên, tình hình tài chính khó khăn khiến Barca phải từ bỏ thương vụ dù đã đạt được thỏa thuận với cầu thủ. Ảnh: Getty.
Trong phiên chợ đông 2020, Barca tưởng như đã có được chữ ký của tiền đạo Rodrigo. Thế nhưng, sự lưỡng lự phút cuối khiến Barca mất cơ hội mua chân sút người Tây Ban Nha. Barca sau đó chiêu mộ tiền đạo Martin Braithwaite thay thế với giá 18 triệu euro. Ảnh: Getty.
Trước khi cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh diễn ra, Lautaro Martinez là mục tiêu chiêu mộ số một của Barca. Tiền đạo người Argentina có phí giải phóng hợp đồng lên tới 111 triệu euro, số tiền giờ vượt quá khả năng của Barca. Ảnh: Getty.
Neymar là một trong những vụ mua hụt khiến nhiều cổ động viên Barca tiếc nuối. Sau khi cầu thủ người Brazil đến PSG vào mùa hè 2017, Barca đã thử mua lại Neymar nhiều lần. Tuy nhiên, thái độ cứng rắn từ phía PSG, cũng như tình hình tài chính khó khăn của Barca, khiến Neymar không thể về lại Camp Nou. Ảnh: Getty.
Vì sao Chủ tịch Bartomeu khiến nội bộ Barca dậy sóng?
Ở mùa giải này, Barca liên tục vướng vào những mâu thuẫn nội bộ. Goal chỉ ra những lý do khiến Chủ tịch Josep Bartomeu, nhân vật tâm điểm trong chuyện này bị chỉ trích dữ dội.
Ở thời điểm HLV Ernesto Valverde bị sa thải, Barca không lên sẵn các phương án thay thế. Sau đó, "Los Blaugrana" chịu cảnh bẽ mặt khi hàng loạt chiến lược gia từ chối đảm nhiệm chiếc ghế nóng, trong đó có Xavi Hernandez và Ronald Koeman, những người từng khoác áo Barca.
Ở thời điểm kỳ chuyển nhượng mùa đông đóng cửa, Barca không có sự bổ sung chất lượng nào trong bối cảnh Luis Suarez nghỉ dài hạn vì chấn thương. Họ buộc phải ký hợp đồng mang tính tình thế với tiền đạo kém danh Martin Braithwaite. Điều này khiến nhiều cổ động viên Barca không hài lòng.
Hồi tháng 2, truyền thông Tây Ban Nha đưa tin ông Bartomeu thuê công ty có tên I3 Ventures đưa tin xấu nhằm bôi nhọ những cầu thủ có sức ảnh hưởng tại Barca như Lionel Messi và Gerard Pique. Mục đích chính của đương kim chủ tịch Barca là nâng tầm ảnh hưởng của mình tại đội bóng.
Messi cáo buộc một số nhân vật giấu tên tại câu lạc bộ rò rỉ thông tin về cuộc họp giữa các cầu thủ và ban lãnh đạo Barca về việc cắt giảm lương trong thời điểm khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19. Sau đó, báo chí đồng loạt lên tiếng yêu cầu Messi và các đồng đội phải có động thái giúp đỡ, điều mà họ luôn sẵn sàng làm. Việc này khiến ngôi sao người Argentina không hài lòng.
Theo Goal, mối quan hệ giữa Bartomeu và các cầu thủ tại Barca dần xấu đi sau khi Neymar chuyển sang PSG vào năm 2017. Ngoài sự ăn ý trên sân, tiền đạo người Brazil có mối quan hệ cực kỳ thân thiết với Messi và Suarez. Cá nhân Messi cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn Neymar trở lại khoác áo Barca.
Trung vệ Pique cũng từng công khai chống đối Bartomeu. Anh gọi Marcal Lorente là "con rối" sau khi nhà báo này đăng dòng trạng thái bênh vực Bartomeu và cho rằng nhiều cầu thủ, nhân vật quyền lực tại Barca đang muốn làm hại câu lạc bộ. Truyền thông Tây Ban Nha cho rằng Lorente là nhà báo thân với chủ tịch Barca.
Hồi tháng 10/2019, Pique cũng phàn nàn về việc Barca không có nhiều sự chuẩn bị về chuyên môn. Họ phải đi du đấu quá nhiều trong mùa hè để kiếm tiền. Ông Bartomeu cũng được cho là một nhân vật quan tâm về việc làm kinh tế hơn làm bóng đá.
Joan Laporta, cựu chủ tịch Barca từng chia sẻ: "Ông Bartomeu đang nằm trong sự điều khiển của người Qatar và sẽ phá hủy lò đào tạo La Masia". Đây là phát biểu được đưa ra trong bối cảnh Barca chi quá nhiều tiền trên thị trường chuyển nhượng mà không đem lại hiệu quả.
Nguyên Khang
Barcelona "vồ hụt" cả đội hình dưới thời Chủ tịch Bartomeu Dưới thời Chủ tịch Joseph Bartomeu, Barcelona có thể vung tay chiêu mộ hàng loạt ngôi sao đắt giá nhưng họ lại bỏ lỡ không ít mục tiêu giá rẻ nhưng chất lượng. Cách đây vài ngày, HLV Ronald Koeman đã phải thừa nhận: "Đó không phải là đội hình theo mong muốn của tôi nhưng tôi buộc phải chấp nhận nó". Thực...