Đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài?
Đặt đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài là điều nhiều người băn khoăn khi lần đầu thiết lập không gian thờ cúng hoặc lần đầu bài trí hạc chầu.
Chúng ta thường thấy có sự xuất hiện của đôi hạc ở không gian thờ cúng. Ngày xưa, ở tư gia, chỉ những gia đình giàu có, sang trọng mới có điều kiện sắm hạc cho phòng thờ, ban thờ. Ngày nay, điều kiện sống tốt hơn rất nhiều, những người muốn bài trí ban thờ bằng đôi hạc có thể dễ dàng thực hiện, tuy nhiên đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài lại là điều mà nhiều người không rõ.
Đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài?
Về điều này, mọi người thường thực hiện theo cách mà cha ông ngày xưa vẫn làm.
Hạc thờ có hai loại: Loại đặt trực tiếp trên bàn thờ có kích thước nhỏ, chiều cao thường dưới 80cm. Loại đặt trên sàn, ở hai bên ban thờ có kích thước lớn, thường là 1 mét trở lên.
Đôi hạc chầu luôn quay vào nhau, tức hướng về trung tâm ban thờ. (Ảnh: MamaFood)
Đôi hạc trên bàn thờ thường được đặt đối xứng, cân đối hai bên đỉnh thờ, sao cho khoáng cách giữa các vật này tối thiểu là 5-10cm. Đôi hạc đặt dưới đất cũng cần đối xứng hai bên, giữ khoảng cách với ban thờ, tránh để quá sát.
Đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài? Cần lưu ý rằng dù là loại hạc đặt trên ban thờ hay dưới đất, hướng của đôi hạc vẫn phải quay vào trong. Bạn nên nhớ đây là hạc chầu, nghĩa là chúng chầu về trung tâm của nơi thờ tự, chính là đỉnh thờ.
Nếu để ý quan sát thực tế, bạn sẽ thấy dù ở tư gia hay các đền chùa miếu mạo, đôi hạc chầu luôn quay vào nhau, tức hướng về trung tâm ban thờ.
Video đang HOT
Ý nghĩa của đôi hạc trong không gian thờ tự
Đôi hạc chầu thường được chế tác với hình tượng hạc đứng trên lưng rùa, miệng ngậm ngọc hoặc cành sen.
Hình ảnh loài chim hạc được dùng trong thờ cúng với ý nghĩa trường tồn, vĩnh cửu. (Ảnh: Cleanipedia)
Trong văn hóa phương Đông, Hạc được mệnh danh là “nhất phẩm điểu”, là loài chim của tiên giới (các vị tiên thường cưỡi hạc, nhiều nền văn hóa có hình tượng nàng tiên trong lốt hạc). Con hạc được gắn với các phẩm chất thuần khiết, trong trắng, chính trực, khí phách của bậc sỹ phu. Hạc cũng được coi là loài sống lâu năm – “thọ bất khả lượng” (tuổi thọ không đếm được) nên hình ảnh loài chim này được dùng trong thờ cúng với ý nghĩa trường tồn, vĩnh cửu.
Trong Phật giáo, hình ảnh chim hạc ngậm cành sen được coi là biểu tượng của sự giác ngộ, hướng đến những giá trị sống tốt đẹp.
Đĩa trái cây nên đặt bên phải hay bên trái bàn thờ?
Theo quan niệm dân gian từ xưa, bát hương được đặt ở ngay giữa bàn thờ, tượng trưng cho trung tâm, tinh tú hội tụ. Hai bên bát hương được để đèn dầu hoặc nến. Mâm ngũ quả được đặt trước, bát hương đặt sau, theo hướng của người cúng nhìn về phía bàn thờ.
Ông cha ta ngày xưa áp dụng nguyên tắc “đông bình tây quả” khi bài trí đĩa trái cây và lọ hoa trên ban thờ. (Ảnh: Pinterest)
Ông cha ta ngày xưa áp dụng nguyên tắc “đông bình tây quả” khi bài trí đĩa trái cây và lọ hoa trên ban thờ. Cách sắp xếp này bắt nguồn từ quy luật tự nhiên: Mặt trời mọc đằng đông và lặn ở đằng tây, cây cối phải đơm hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, trong thờ cúng, lọ hoa sẽ đặt ở phía đông, mâm ngũ quả đặt ở phía tây.
Cách xác định hướng trên ban thờ như sau: Hướng từ trong ban thờ nhìn ra, tức bên trái của ông bà (bên tả) được coi là phía đông. Bên đối xứng (bên hữu) sẽ là phía tây.
Bàn thờ gia tiên thường đặt ở giữa căn nhà theo hướng nam. Bình hoa đặt ở bên trái bàn thờ (phía đông). Đĩa trái cây đặt ở bên phải (phía tây) cũng sẽ tiện cho việc bày biện.
Đây là lỗi sai cơ bản khi bày biện bàn thờ Gia tiên mà nhiều người mắc phải, dù thành tâm mấy cũng khó có lộc
Dù không có nhiều kinh nghiệm bài trí bàn thờ, bạn cũng không nên mắc phải lỗi này.
Có rất nhiều điều kiện để bày biện, trang trí được một bàn thờ Gia tiên ấm cúng, chuẩn phong thủy. Tuy nhiên, chưa nhắc đến những yếu tố đủ đầy khác, có một lỗi cơ bản nhiều người thường mắc phải khi lập bàn thờ Gia tiên. Lỗi sai này không chỉ khiến bàn thờ khó tụ lộc mà cũng không được ấm áp, mất cân bằng âm dương, dù thành tâm mấy cũng khó đạt được sự hài hòa.
Đó chính là sự cân bằng Ngũ hành khi bày biện, trang trí bàn thờ.
Chất liệu các vật phẩm dùng để bài trí bàn thờ thông thường được lựa chọn là gỗ, gốm sứ, đồng,... Trong đó, phần lớn mọi người thường sử dụng bàn thờ bằng gỗ, bộ vật phẩm thờ cúng bằng gốm sứ và bộ tam sự bằng đồng. Tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình và ý thích bài trí bàn thờ to hoặc nhỏ sẽ mua các vật phẩm đồng bộ đi kèm.
Đây là ví dụ về bàn thờ mất cân bằng Ngũ hành. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, lỗi sai cơ bản đầu tiên khi bài trí bàn thờ chính là sự mất cân bằng Ngũ hành. Bởi vậy khi mua vật phẩm bài trí bàn thờ, gia chủ cần lưu ý điều này.
Một bàn thờ đạt điều kiện chuẩn phong thủy là sự hài hòa Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Một bàn thờ tất cả mọi thứ đều bằng đồng hoặc bằng gỗ đều không tốt. Tất cả vật phẩm bằng gỗ sẽ khó tụ khí còn tất cả bằng đồng sẽ tạo cảm giác nặng nề.
Dù chất liệu vật phẩm bàn thờ có đắt đỏ đến mấy mà không hài hòa Ngũ hành cũng khó tụ khí và đương nhiên điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự linh thiêng cũng như gia đạo yên ấm, thu hút tài lộc của bàn thờ.
Chẳng hạn, như bàn thờ được bài trí ở phía trên, chưa nói đến việc thiếu nhiều vật phẩm trong bộ đồ thờ cúng cơ bản, vị trí sắp xếp không đúng mà ngay từ đầu chất liệu toàn bộ bằng gỗ đã tạo nên sự lạnh lẽo, xa cách và không tụ khí.
Cho nên, việc đầu tiên khi mua vật phẩm bài trí bàn thờ, điều đầu tiên là cần cân bằng về Ngũ hành của chất liệu, tiếp đó là kích thước cần hài hòa.
Trong bộ tam sự, hai chân đèn to hơn đỉnh hương ở giữa, như thế là không đúng. Kích thước bộ tam sự nên có sự tương đương, và đỉnh hương cần đặt cao hơn, thoải dần về hai phía mới đúng phong thủy.
Thông thường, khi sử dụng bộ tam sự, có đỉnh hương phía sau là sử dụng để đốt trầm. Nếu như sử dụng lư bằng gỗ sẽ dễ xảy ra cháy, gây nguy hiểm cho ngôi nhà. Bởi mỗi vật phẩm đặt trên bàn thờ không chỉ là trang trí mà còn có công dụng riêng. Bởi vậy, đỉnh hương bằng gỗ chỉ đặt cho đẹp thì khá vô nghĩa, vừa mất cân bằng Ngũ hành lại không đảm bảo được tác dụng đốt hoặc xông trầm.
Thêm vào đó, mâm bồng cần đặt trước bát hương, hoặc có hai mâm bồng phụ thì cần đặt song song hai bên cho cân đối. Dù mua vật phẩm đắt hay rẻ, điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, tuy nhiên bàn thờ cần bài trí sao cho ấm cúng và đủ đầy. Hiện tại như ví dụ bàn thờ phía trên bài trí tạo cảm giác hoang lạnh và thiếu sót nhiều.
(Thông tin mang tính chất tham khảo)
Ban thờ gia tiên đặt 1, 2, 3, 4 hay 5 bát hương mới chuẩn? Chuyên gia phong thủy phân tích ý nghĩa Trong văn hóa thờ cúng, số lượng bát hương trên ban thờ dựa trên một số nguyên tắc và mang ý nghĩa khác nhau. Ban thờ gia tiên là nơi tôn nghiêm, để mỗi con người đều hướng về nguồn cội. Trong đó, bát hương được ví là linh hồn của ban thờ. Đến nay, vẫn có thể còn có gia đình thắc...