Đồi Giao tế di tích lịch sử tại Quảng Bình

Theo dõi VGT trên

Đồi Giao tế nằm trong thành phố Đồng Hới Quảng Bình. Nơi đây có nhiêm vụ quan trọng đón các đoàn khách quốc tế khi đến với Quảng Bình.

Đồi Giao tế cách trung tâm thành phố Đồng Hới 3km về phía Tây. Đi từ Đồng Hới theo đường Lê Lợi lên Đức Ninh sẽ thấy khu di tích. Trong Chiến tranh, Đồi Giao tế là nơi đón tiếp, phục vụ các đoàn khách trong nước và quốc tế. Các đoàn khách đến thăm và công tác tại Quảng Bình.

Đồi Giao tế di tích lịch sử tại Quảng Bình - Hình 1
Những ngôi nhà đón tiếp khách trong và ngoài nước tại đồi Giao Tế

Trong những năm tháng thực hiện trọng trách lớn lao của mình. Cán bộ, nhân viên Khu Giao tế đã luôn vượt lên mọi khó khăn, hoàn thành tốt sứ mệnh được giao, để lại ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng những người khách trong và ngoài nước đã đến nơi đây.

Đồi Giao tế ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn trong quá trình hoạt động, phát triển của tỉnh.

Quá trình xây dựng Đồi Giao tế

Khu Đồi Giao tế Quảng Bình được xây dựng từ sau năm 1954, khi hòa bình vừa mới được lập lại, tỉnh đang phải đương đầu với bao khó khăn, thiếu thốn. Thời kỳ đầu, Khu Giao tế Quảng Bình được xây dựng ở thị xã Đồng Hới, nhiệm vụ của Khu Giao tế lúc này là đưa đón các đoàn cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc, các đoàn khách đến thăm và công tác tại tỉnh.

Đồi Giao tế di tích lịch sử tại Quảng Bình - Hình 2
Tư liệu trong nhà trưng bày giới thiệu

Từ năm 1964, khi giặc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Lúc này Thị xã Đồng Hới trở thành trọng điểm đánh phá vô cùng ác liệt của đế quốc Mỹ. Để bảo đảm mọi hoạt động, Khu di tích Đồi Giao tế chuyển lên Đức Ninh. Chiến tranh ngày càng lan rộng, Khu Giao tế chia thành nhiều nhóm nhỏ. Các khu đóng tại nhiều điểm như Cộn, Nghĩa Ninh, Lý Ninh, Bố Trạch… Để tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ, các tổ công tác đã chủ động đi vào dân, cùng với dân lo việc đưa đón, phục vụ khách.

Năm 1970, Ủy ban hành chính Quảng Bình quyết định triển khai xây dựng Khu Giao tế tại đồi Đức Ninh. Việc xây dựng đang dang dở thì đế quốc Mỹ quay trở lại, tiếp tục mở rộng cuộc chiến với âm mưu ngày càng xảo quyệt hơn. Khu Giao tế lại tiếp tục sơ tán lên vùng Cộn.

Năm 1973, khi Hiệp định Pari vừa được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chỉ thị cho Quảng Bình gấp rút xây dựng Khu Giao tế để kịp thời đáp ứng nhiệm vụ trước tình hình mới. Với bao bộn bề, thiều thốn của một tỉnh vừa mới thoát khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt và trường kỳ, Quảng Bình đã nhanh chóng bắt tay vào triển khai nhiệm vụ mới.

Video đang HOT

Chỉ sau một thời gian ngắn, Khu Giao tế đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động. Với khuôn viên gần 4 héc-ta, Khu Giao tế được chia thành nhiều khu vực như: khu nhà nghỉ cho khách trong nước, khu nhà nghỉ cho khách nước ngoài, nhà làm việc, hội trường, bếp ăn…

Trong suốt quá trình hoạt động, với tinh thần, trách nhiệm và tình cảm của mình, cán bộ, nhân viên Khu Giao tế đã để lại trong lòng những vị khách đã đến nơi đây ấn tượng tốt đẹp và sự cảm phục, yêu mến.

Đồi giao tế đón nhiều đoàn khách quan trọng trong và ngoài nước

Trong số hơn 450 đoàn khách trong nước và nước ngoài đã đến Khu Giao tế Quảng Bình, có thể kể đến Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc đoàn kết Căm-pu-chia do Hoàng thân Xi-ha-nuc dẫn đầu trên đường từ Hà Nội vào miền Nam để qua vùng giải phóng đông bắc Căm-pu-chia, đã 2 lần được cán bộ, nhân viên Khu Giao tế tiếp đón, đoàn đại biểu của tổ chức đoàn kết Á-Phi, đoàn đại biểu Tổ chức kinh tế Chính phủ Hung-ga-ri, đoàn văn nghệ sĩ Liên Xô, đoàn thủy thủ Trung Quốc, đoàn Đảng nhân dân cách mạng Lào, đảng phái các nước Singapo, Miến Điện, Malaixia… đều đã nghỉ lại Khu Giao tế.

Rất nhiều đoàn đại biểu trong nước đã đến nghỉ ở Khu Giao tế trong các chuyến công tác đến Quảng Bình như đoàn công tác của Chính phủ lâm thời do đồng chí Nguyễn Thị Bình dẫn đầu, đoàn công tác của các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hà Thị Quế, Tố Hữu, Lê Đức Thọ, Đồng Sỹ Nguyên…

Nơi nghỉ ngơi của lãnh tụ Cu Ba Phi-đen Catxtơrô

Trong số các đoàn khách đã đến Khu Giao tế, không thể không nhắc đến vị khách mà tên ông đã có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đối cán bộ, nhân viên Khu Giao tế, với quê hương Quảng Bình mà cả với dân tộc Việt Nam, ông còn là người bạn thân thiết nhất, đó chính là Phi-đen Catxtơrô – vị lãnh tụ của nước Cộng hòa Cu Ba anh em.

Đồi Giao tế di tích lịch sử tại Quảng Bình - Hình 3
Khu nghỉ ngơi của Phi Đen Catxtoro khi đến Quảng Bình tại đồi giao tế

Tháng 9 năm 1973, khi chiến tranh ở Việt Nam vừa mới chấm dứt, Phi-đen Catxtơrô đã quyết định đến thăm hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị anh hùng.

Đồi Giao tế di tích lịch sử tại Quảng Bình - Hình 4

Trong chuyến hành trình này, chỉ với 2 ngày từ Quảng Bình vào Quảng Trị rồi lại trở ra Quảng Bình, không ít lần ông đã rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh chết chóc, đau thương mất mát của những người dân miền Trung. Ông đã ghé thăm Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy, đơn vị 2 lần bắn cháy tàu chiến Mỹ.

Đi qua thị xã Đồng Hới, Phi-đen Catxtơrô đã xuống xe, đi bộ giữa lòng thị xã xinh đẹp lúc bấy giờ chỉ còn là đống gạch vụn và vẫn còn rất nhiều quả bom chưa nổ dưới lòng đất. Ông không cầm được nước mắt khi thăm bến đò Mẹ Suốt, nơi người mẹ 60 tuổi vẫn ngày đêm chở bộ đội qua sông và cũng chính nơi đây, bom đạn giặc Mỹ đã giết hại mẹ khi mẹ vừa mới được Quốc hội phong anh hùng trở về.

Cũng trong chuyến thăm Quảng Bình ngày 16-9-1973, Chủ tịch Cu Ba đã hứa giúp Quảng Bình xây dựng một bệnh viện lớn. Chỉ 5 năm sau, một bệnh viện với quy mô hoành tráng đã được xây dựng xong tại xã Lý Ninh, thị xã Đồng Hới (nay là phường Nam Lý, TP. Đồng Hới). Không chỉ vậy, 10 năm tiếp đó, Cu Ba đã cử nhiều đoàn chuyên viên y tế có trình độ chuyên môn giỏi đến trực tiếp làm việc với cán bộ y tế Việt Nam để trao đổi về chuyên môn cũng như kết hợp khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Đi tích lịch sử Quốc gia Đồi Giao Tế

Năm 1998, Đồi Giao tế Quảng Bình đã được Bộ Văn hóa -Thông tin ra Quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Năm 2009, khu di tích lịch sử Đồi Giao tế đã được tôn tạo lại khang trang hơn. Các dãy phòng khách quốc tế, khách trong nước, phòng hội trường. Hệ thống sân vườn, cổng, hàng rào… đều được đầu tư tôn tạo lại. Đặc biệt, Ban Quản lý Di tích cũng đã sưu tầm các tư liệu, hiện vật có liên quan. Để mở thêm một phòng trưng bày tại dãy nhà hội trường của Khu Giao tế nhằm giúp khách tham quan hiểu thêm về di tích.

Bởi vậy, từ đó đến nay, điểm di tích Đồi Giao tế Quảng Bình càng thêm thu hút khách. Nhiều đoàn khách muốn đến thăm lại nơi một thời là địa điểm dừng chân của nhiều vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhất là nơi Chủ tịch Cu Ba Phi đen Catxtơrô đã nghỉ lại khi đến thăm Quảng Bình giữa những ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa mới kết thúc.

Đồi Giao tế di tích lịch sử tại Quảng Bình - Hình 5
Du khách đến thăm quan Đồi Giao Tế

Đình Làng Lệ Sơn di tích lịch sử của Quảng Bình

Đình làng Lệ Sơn được xây dựng trên một khu đất cao và bằng phẳng tại làng Lệ Sơn, trung tâm xā Văn Hóa thuộc huyện Tuyện Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Đình làng Lệ Sơn là di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật có giá trị tiêu biểu. Đình hướng về phía Tây Nam, nơi có động Chân Linh thờ tiên nữ và hòn Lèn Bảng, quê hương của Đề đốc Lê Trực nổi tiếng.

Đình Làng Lệ Sơn di tích lịch sử của Quảng Bình - Hình 1
Làng Lệ Sơn ( Ảnh Làng Lệ Sơn)

Quá trình hình thành Làng Lệ Sơn

Theo gia phả của các dòng họ, làng Lệ Sơn được thành lập vào năm 1471, thời vua Lê Thái Tông (Đại Bảo thứ 3). Ông Lê Văn Hành quê ở Thanh Hóa, là Quốc tử giám sinh, theo bước đường Nam tiến, đi ngược dòng Linh Giang đến xứ "Cồn Vàng" (tên của Lệ Sơn xưa). Thấy vùng đất "sơn thủy hữu tình" đất đai màu mỡ phì nhiêu có thể lập nghiệp lâu dài cho con cháu nên ông đã trở về Thanh Hóa, hưởng ứng chiếu khuyến nông, mở mang đất đai về phía Nam, lập sớ tâu vua xin được đến vùng Cồn Vàng lập nghiệp và được vua chấp nhận. Cuối năm 1471, thời vua Lê Thánh Tông (Hồng Đức thứ 2), ông Lê Văn Hành cùng một số môn đệ đã vào Cồn Vàng khai canh lập ấp.

Đình Làng Lệ Sơn di tích lịch sử của Quảng Bình - Hình 2

Tháng 5 năm Nhâm Dần 1482, Lê Văn Hành lập sớ tâu vua, xin triều đình cử bản Châu quan Lạng động Hầu Nguyễn Duy Tưởng (quê Trung Hòa - Quảng Phúc - Quảng Trạch) về trắc đạo, lập sổ đình điền công tự điền thổ và thiết lập xã hiệu, Tên làng Lệ Sơn được gọi từ đó.

Để lưu giữ và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa và có nơi thờ tự các vị tiên hiền, các thần linh và Thành hoàng làng đã bảo hộ, chở che cho dân làng trong lao động sản xuất và đời sống hàng ngày, nhân dân Lệ Sơn đã góp công, góp của xây dựng nên ngôi đình bằng gỗ uy nghiêm vào cuối thế kỷ XV. Đình làng được xây dựng ở một vị trí cao ráo, thoáng đãng rất hợp với thuyết phong thủy của người xưa. Đình Lệ Sơn tồn tại, gắn bó với cuộc sống của người dân Lệ Sơn suốt mấy thế kỷ. Khoảng đầu thế kỷ XIX, một trận lũ lớn đã cuốn trôi tất cả, trong đó có đình làng. Điều kì lạ là ngôi đình trôi vào một khu đất bằng phẳng, giữa trung tâm của làng. Dân làng Lệ Sơn cho đó là sự linh thiêng, là ý của trời đất, của các vị thánh thần nên đã làm lễ xin thần linh cho dựng lại ngôi đình tại địa điểm này.

Cho đến cuối thể kỷ XIX, đình Lệ Sơn được dựng lại trên nền ngôi đình cũ, có phong cách giống các đình miền Bắc cũng thời. Đây là lần xây dựng có quy mô lớn. Đình trở thành ngôi đình nổi tiếng nhất trong vùng, kiến trúc của đình xây dựng thời gian này là một ngôi đình rộng 5 gian, 4 mái, cột đình làm bằng gỗ lim, có hàng hiên bao quanh, các chi tiết trang trí khá đa dạng, các đầu đao đều uốn lên và đuợc trang trí rồng, đầu mái guột có độ cong khá lớn; các cột, xà, kẻ.. đều được cham trổ sắc sảo và xoi chỉ tinh vi, những hình ảnh chạm nổi trên các bộ phận của đình như cột, kèo, xuyên, trếng, đề cập đến các đề tài tứ linh, chim muông, hoa lá, mây, lửa, sông nước, hình mặt trời, nhiều hoa văn họa tiết phong phú, mang các nét sinh hoạt của đời sống dân gian. Các bao lam, cửa vòng ở hương án tiền đường và hậu điện đều chạm trổ rất tinh xảo. Ở tiền đường có trang trí nhiều hoành phi, câu đối với nhiều bức phù điêu.

Đình Làng Lệ Sơn di tích lịch sử của Quảng Bình - Hình 3

Điều đặc biệt ở Đình làng Lệ Sơn là việc chạm khắc các con rồng trên mái đình, đó là dáng rồng thời Lê với dáng vẻ uy nghi, dũng mảnh trong tư thế bay lên. Tuy nhiên, rồng trong đỉnh lại theo dáng rồng thời Nguyễn, trông hiền hơn và điều dễ nhận biết là ở phận đuôi đều có xoáy. Đình được chia làm 2 phần: tiền đường và hậu điện. Tiền đường gồm 5 gian, gian giữa thờ Khổng Tử, các tiên Nho và thờ những người đỗ đạt. Hậu điện là nơi thâm nghiêm nhất, có hương án đặt ngai thờ Thành Hoàng và các thần linh. Ngai thờ được chạm khắc tinh xảo, có sơn son thiếp vàng. Đồ thờ trong đình rất phong phú và đặc sắc. Ngoài thờ Khổng Tử, Tiên Nho, Thành Hoàng làng, các vị thần linh thì đình làng Lệ Sơn còn thờ Đức ông Mạnh Linh, Đức ông Câu Kê, Đức ông Mậu Tai, Quan lớn Tả Phủ, Tiền khai khẩn Lê Văn Hành, ông Trần Cánh Huống, ông Nguyễn Duy Tưởng... là những vị có công lớn đối với làng Lệ Sơn.

Động Tiên Sơn trải nghiệm khác biệt tại Phong Nha

Cũng như các nơi khác trên khắp mọi miền quê Việt Nam, đình làng không chỉ là nơi thở các vị Thành Hoàng, thần linh hay những người có công với làng xã, mà đình làng còn là nơi tổ chức các lễ hội, nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Hàng năm, lễ hội được tổ chức ở đình làng Lệ Sơn có lễ Bàu Cốc, diễn ra đầu tháng tư âm lịch, lễ Lục Ngoại tổ chức vào rằm tháng 6, lễ Hạ Điền vào giữa tháng 11 và cứ hai năm một lần, tổ chức lễ nghinh thần rước kiệu, rước bát hương ở các miếu thờ từng khu vực về định làng làm lễ Đại Kỷ yên. Khi người trong làng đỗ đạt, thăng quan, đều làm lễ vinh quy bái tổ. Các lễ hội này diễn ra đặc biệt tôn nghiêm và trang trọng.

Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc... mà đình làng Lệ Sơn còn chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của làng xóm, quê hương trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đình Lệ Sơn là nơi hội họp của các tổ chức cách mạng, nơi huấn luyện của dân quân tự vệ, đặc biệt là nơi tổ chức cuộc mít-tin lớn của nhân dân toàn xã để bàn kế hoạch, thống nhất phương án cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong kháng chiến chống Mỹ, đình làng Lệ Sơn bị máy bay Mỹ đánh sập hoàn toàn, chỉ còn lại hai trụ biểu, nhưng "Đình" vẫn tràn đầy "linh khí", cái "linh khí" đã làm nên một Lệ Sơn trong Bát Danh Hương, bồi đắp cho "cây học vấn" của làng Lệ Sơn đơm hoa kết trái như ngày hôm nay. Các thế hệ kế tiếp đã không ngừng vun đắp, làm cho cái "linh khí" ấy thêm tích tụ, đầy đặn, phát triển và thăng hoa. Và có lẽ do cái "linh khí" ấy đã làm cho làng Lệ Sơn trong xã hội hiện đại, trải qua bao biến thiên của lịch sử vẫn giữ được nét cổ xưa: Cây đa, giếng nước, sân đình - một nét đẹp truyền thống và gần gũi, thân thuộc của làng quê Việt Nam.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những hình ảnh đẹp của Quần đảo Cát Bà lần đầu tiên được phát sóng trên CNN
07:26:33 08/11/2024
Du khách ấn tượng hành trình khám phá Đồng bằng sông Cửu Long và Côn Đảo
08:26:57 08/11/2024
Hoa dã quỳ rực nở đón Festival hoa Đà Lạt 2024
07:02:48 08/11/2024
Bỏ túi những điểm đến thú vị ở Hà Giang
08:54:22 08/11/2024
Một nơi ở Việt Nam đẹp siêu thực tựa như "thế giới khác", có hồ nước bí ẩn "treo" lơ lửng, vẫn hoang sơ chưa nhiều người biết đến
08:12:52 09/11/2024
Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn
07:29:25 08/11/2024
Tuyến đường xuyên rừng đẹp như tranh ở TP Hồ Chí Minh
08:46:43 08/11/2024
Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà lên sóng CNN
08:56:22 08/11/2024

Tin đang nóng

"Tóm gọn" bằng chứng nàng thơ Vbiz hẹn hò với "chủ tịch" ở nước ngoài
21:01:54 09/11/2024
Ca nương 9X thi 'Chị đẹp 2024': Nổi danh từ bé, sống giàu sang bên chồng đại gia
23:35:29 09/11/2024
Khánh Vân khoe ảnh cưới ngọt ngào, hé lộ danh tính chú rể
23:06:40 09/11/2024
'Anh trai' Anh Tú mong cả thế giới nhẹ nhàng với LyLy, ngầm công khai hẹn hò
23:23:43 09/11/2024
Chí Trung và bạn gái doanh nhân kém 18 tuổi đón sinh nhật tại Nga
23:26:14 09/11/2024
Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có quyền sa thải chủ tịch Fed?
22:55:54 09/11/2024
Đẳng cấp của nữ ca sĩ đắt show nhất hiện nay
22:32:36 09/11/2024
Hoa hậu H'Hen Niê mua nhà ở TP.HCM sau 14 năm
23:02:36 09/11/2024

Tin mới nhất

Trảng cỏ Bù Lạch ở Bình Phước: Cảnh sắc thiên nhiên say đắm lòng người

06:40:57 10/11/2024
Bù Lạch là một trảng cỏ hoang sơ thuộc xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước với 20 trảng cỏ lớn nhỏ khác nhau, diện tích lên đến 500ha.

Thảo nguyên đẹp lạ ở Hà Giang, khách chơi 'thả ga' chưa hết 2 triệu đồng

06:37:52 10/11/2024
Tháng 10, thảo nguyên Suôi Thầu ở Hà Giang bước vào mùa rực rỡ nhất. Nhiều du khách từ Hà Nội vượt đường xa tới đây, đắm mình giữa khung cảnh đẹp như tranh, tràn ngập các loài hoa.

Ghé thăm công viên lá vàng đỏ ngợp trời ở Hàn Quốc

08:08:54 09/11/2024
Tới thăm công viên Gochang Seonunsa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tĩnh lặng, lãng mạn của mùa thu rực rỡ.

Hoa dã quỳ đã nở lung linh sắc vàng Vườn quốc gia Ba Vì, săn lùng ngay những điểm check-in đẹp nhất

07:23:48 09/11/2024
Hàng loạt phượt thủ và tín đồ du lịch đã loan báo với nhau về việc hoa dã quỳ đã nở lung linh sắc vàng Vườn quốc gia Ba Vì.

Thác nước kỳ vĩ trên cao nguyên Sìn Hồ

06:53:38 09/11/2024
Giữa núi rừng điệp trùng cao nguyên Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, dòng thác Nậm Lúc hiện ra như những dải lụa trắng mềm mại với phong cảnh hữu tình, thơ mộng chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh làm mê đắm lòng người.

Độc đáo chùa cổ vĩnh tràng

06:50:29 09/11/2024
Tọa lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia ngày 30/8/1984.

Hồ Suối Trầu, điểm cắm trại cuối tuần ở Khánh Hòa

06:47:41 09/11/2024
Hồ Suối Trầu nằm tại xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 45km. Đây là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn thư giãn và tạm xa nhịp sống hối hả của thành phố vào dịp cuối tuần.

Phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

06:45:46 09/11/2024
Công viên địa chất Lạng Sơn có hệ sinh thái đặc biệt, điển hình là ở Khu Dự trữ thiên nhiên Hữu Liên đã ghi nhận được 794 loài thực vật bậc cao, 57 loài thú, 23 loài bò sát, 14 loài lưỡng cư.

Mùa vàng Quảng Khê

06:43:22 09/11/2024
Cuối thu, se se heo may, không khí trong lành, dịu mát, cũng là thời điểm lúa chín vàng, nếu có dịp đến với Nà Mặn, xã Quảng Khê (Ba Bể) du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang

Tôi gần như ngất lịm khi leo 16 đỉnh núi trong 18 ngày

06:41:26 09/11/2024
Lái xe hơn 1.000 km, vượt qua hơn 326 km đường rừng dốc, chinh phục 16 đỉnh núi với tổng độ cao hơn 32.633 m là cách tôi thử thách sức mạnh thể chất và ý chí của mình.

Lạc giữa miền cổ tích mùa cỏ lau trên dòng sông Trà Khúc

06:38:47 09/11/2024
Tháng 11, khi tiết trời giao mùa từ thu sang đông, những vạt cỏ lau giữa dòng sông Trà Khúc đồng loạt bung nở, nhuộm trắng khắp nơi ngỡ như miền cổ tích.

Báo quốc tế gợi ý những cung đường đi bộ đẹp nhất ở miền núi Việt Nam

06:36:36 09/11/2024
Theo tạp chí du lịch nổi tiếng Lonely Planet, cảnh quan miền núi Việt Nam luôn mang đến những ấn tuợng đặc biệt cho du khách.

Có thể bạn quan tâm

Từ khóa 'ca sĩ Chi Dân' tăng vọt trên top tìm kiếm

Sao việt

06:26:40 10/11/2024
Theo ghi nhận của chúng tôi, tối 9.11, ca sĩ Chi Dân trở thành từ khóa được tìm kiếm nổi bật trên Google Trend. Hình ảnh của anh cũng được chia sẻ trên khắp các nền tảng mạng xã hội.

4 cách cực đơn giản để phòng cảm cúm

Sức khỏe

06:15:06 10/11/2024
Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và hoạt động mạnh. Vì thế, việc phòng ngừa cảm cúm hiệu quả là vô cùng quan trọng.

MC quốc dân lộ phát ngôn phân biệt giới tính?

Sao châu á

05:59:53 10/11/2024
Trong chương trình Delicate Is Just Excuses số mới nhất, MC quốc dân bất ngờ đưa ra quan điểm nuôi con gây tranh cãi.

Mê món canh tương đậu, nấu sao cho chuẩn vị Hàn?

Ẩm thực

05:52:51 10/11/2024
Không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một bát canh tương đậu nóng hổi vào những ngày se lạnh.Ớt bào cay nồng cùng đậu hũ béo ngậy và ức bò mềm ngọt tạo nên món canh tương đậu thơm phức.

Thần số học Chủ Nhật ngày 10/11/2024: Số 2 đa nghi, số 5 khó đoán

Trắc nghiệm

00:10:10 10/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 10/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 5 mang đến cho bạn những ý tưởng sáng tạo và cái nhìn mới mẻ về mọi thứ.

Điều tra vụ 4 người cầm dao, kéo hành hung tài xế taxi ở Bệnh viện Thủ Đức

Pháp luật

23:05:18 09/11/2024
4 người đã chửi bới, hành hung 1 tài xế taxi công nghệ tại bệnh viện TP Thủ Đức; thậm chí còn cầm dao, kéo đe doạ tấn công.

'Con gái màn ảnh' tặng quà đặc biệt cho trẻ mồ côi khiến Quyền Linh cảm kích

Tv show

23:00:26 09/11/2024
Không chỉ hợp sức vượt qua các thử thách, Huỳnh Bảo Ngọc và Trần Kim Hải còn bỏ tiền túi hỗ trợ các em nhỏ của Mái ấm gia đình Việt khiến Quyền Linh cảm động.

Bão số 7 Yinxing còn mạnh cấp cực đại, suy yếu nhanh khi gặp không khí lạnh

Tin nổi bật

22:58:25 09/11/2024
Bão số 7 Yinxing duy trì cấp cực đại 14, giật cấp 17 liên tục hơn 1 ngày kể từ khi vào Biển Đông, hiện cách Hoàng Sa hơn 400km.

Mỹ bất ngờ cho phép nhà thầu quân sự đến Ukraine

Thế giới

22:46:02 09/11/2024
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đảo ngược chính sách 3 năm qua khi cho phép một số nhà thầu quân sự triển khai đến Ukraine để hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống vũ khí do Washington viện trợ.

Khán giả phản đối Daisy Edgar Jones đóng cặp cùng 'Thần sấm' Chris Hemsworth

Hậu trường phim

22:43:48 09/11/2024
Tờ People đưa tin, ngôi sao người Úc Chris Hemsworth đang đàm phán để đảm nhận vai nam chính trong dự án sắp tới của Disney.

Á quân The Voice 2019 Võ Đức Trí từng dừng ca hát để mưu sinh

Nhạc việt

22:41:11 09/11/2024
Võ Đức Trí sinh năm 1996 tại An Giang, anh được khán giả biết đến khi đoạt Á quân Giọng hát Việt năm 2019 với tư cách là thành viên của nhóm nhạc Dominix.