Đội giá cao ngất ngưởng, xe tay ga vẫn “cháy” hàng
Với ý do khan hàng, chi phí về thuế lớn, thiếu chip sản xuất… nhiều đại lý bán xe tay ga đang đẩy giá cao ngất ngưởng so với giá niêm yết.
Đại lý chỉ còn vỏn vẹn 2 chiếc Honda Vision do nguồn hàng khan hiếm. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Đội giá cả chục triệu đồng
Theo tìm hiểu của PV Lao Động, tại một số cửa hàng xe máy trên địa bàn TP. Hà Nội, nhiều mẫu xe ga của Honda Việt Nam như Vision, SH, Lead… đang bán theo “giá thị trường”. Số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu những mẫu xe này cao hơn giá niêm yết khoảng 25-30%.
Cụ thể, khách hàng muốn mua Vision bản tiêu chuẩn sẽ phải trả 39 triệu đồng thay vì mức giá 30,23 triệu đồng như trước. Hai phiên bản Cao cấp và Đặc biệt sẽ có giá lần lượt 40 triệu đồng và 42 triệu đồng. Đáng chú ý, phiên bản Cá tính có giá niêm yết là 34,94 triệu đồng nhưng được “hét giá” lên mức 46,5 triệu đồng, chênh 11,5 triệu đồng.
Đại lý chỉ còn vỏn vẹn 2 chiếc Honda Vision do nguồn hàng khan hiếm. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Điều đáng nói là dù giá xe tăng “phi mã” nhưng khách hàng vẫn đổ xô tìm mua. Anh Minh Hoàng – chủ cửa hàng xe Honda tại Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội cho biết, đại lý của anh đã ngưng nhận cọc mẫu xe Honda Vision bắt đầu từ giữa tháng 5.
“Nhiều khách còn ngỏ ý xin đặt cọc, khi nào có xe đại lý gọi họ nhưng vì quá khan hàng, chúng tôi không dám nhận. Từ giữa tháng 5 đến giờ đại lý tôi đã từ chối nhận cọc khoảng 20 khách”, anh Hoàng cho biết.
Video đang HOT
Cũng trong tình trạng không có xe để bán, chị Hà Phương – chủ cửa hàng Honda trên đường Lê Văn Lương, (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết xe Honda Vision có thiết kế tiết kiệm nhiên liệu. Đặc biệt, xe khá nhẹ nhàng so với các chị em phụ nữ nên được nhiều người ưa chuộng.
Theo chị Phương, không riêng Vision, dòng Future 125 và Lead 125 cũng đang được bán cao hơn khoảng 8-10 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
“Giá xe tăng cao là do ảnh hưởng rất lớn của việc giá cả các mặt hàng đều tăng trên thị trường nên phải chịu chi phí về thuế lớn. Mặt khác chuỗi cung ứng, thiếu linh kiện nên các đại lý không nhập được hàng. Mỗi đại lý sẽ có quy mô khác nhau, vì thế chênh lệch giá bán thực tế cũng khác nhau”, chị Phương cho biết.
Thời gian gần đây, vấn đề xe tay ga đội giá trở thành đề tài gây tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng trong câu chuyện này, không chỉ bản thân khách hàng chịu thiệt mà ngay Nhà nước cũng bị thất thu thuế đáng kể khi lệ phí trước bạ vẫn được tính 2-5% giá trị xe do hãng đề xuất thay vì áp theo giá bán thực tế; thuế GTGT cũng tương tự. Số tiền chênh lệch do các đại lý tự đặt ra coi như không hề chịu một khoản thuế, phí nào.
Trao đổi về vấn đề này, ông Giang Văn Hiển – Phó Cục trưởng Cục Thanh tra – Kiểm tra thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, nếu cơ quan thuế phát hiện hành vi kê khai giá thấp hơn giá bán, thì đây là hành vi trốn thuế và cơ quan thuế sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Phương tiện “xanh” được ưa chuộng
Việc nhiều mẫu xe bị đẩy giá cùng với diễn biến giá nhiên liệu xăng dầu tại Việt Nam liên tục leo thang, khiến nhiều người dân quyết mua xe điện hoặc chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện trên cao… để di chuyển, nhằm giảm áp lực chi phí.
Sau khi đi khảo giá một lượt các đại lý mà vẫn chưa chọn được chiếc xe ưng ý, anh Minh Hoàng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, người tiêu dùng đang quá thiệt thòi khi liên tục bị hãng xe làm giá.
“Tôi thấy giá niêm yết xe khoảng hơn 30 triệu mà giờ bị đội lên cả chục triệu đồng, tức là hơn 30% giá trị. Có lẽ tôi sẽ chuyển hướng sang sử dụng xe điện để phù hợp với tài chính của mình hơn”, anh Hoàng chia sẻ.
Nhiều người dân đã chuyển hướng lựa chọn sang các phương tiện “xanh” như xe đạp điện, xe máy điện. Ảnh: NVCC.
Ông Bảo Tín – chủ cửa hàng xe điện trên đường Nguyễn Lương Bằng, (Đống Đa, Hà Nội) – cho biết, những mẫu xe đạp, xe máy điện càng ngày càng có ưu điểm nổi trội hơn về hiệu năng, công nghệ, chất lượng cũng như giá thành hợp lý nên được khách hàng ưa chuộng.
“Khách đến tìm mua xe máy điện và xe đạp điện tăng cao, tăng trưởng 40%/tháng. Trung bình, một ngày cửa hàng bán được từ 6-8 chiếc xe máy điện. Khách hàng đa số là phụ huynh mua xe cho con. Cũng có một số khách có nhu cầu sắm thêm phương tiện ngoài xe máy để sử dụng linh hoạt”- ông Tín cho hay.
Xe tay ga Honda 'Made in Vietnam' khan hàng, nguy cơ tiếp tục đội giá bán?
Tình trạng xe máy Honda tại Việt Nam bị đại lý đẩy giá bán đang có nguy cơ tiếp diễn, khi mới đây Honda cho biết hãng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nguồn cung đối với một số dòng xe tay ga sản xuất tại Việt Nam.
Như Thanh Niên đã phản ánh trong một số bài viết gần đây, nhiều dòng xe máy Honda, đặc biệt là các mẫu xe tay ga như Honda Vision, Lead, SH Mode, Air Blade 125/150... đang bị đại lý đẩy giá bán tăng thêm vài triệu đến cả chục triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
Nhiều dòng xe tay ga Honda đang bị các đại lý đẩy giá bán để kiếm lời
Trong đó, khách hàng muốn mua Honda Lead 125 thời điểm hiện tại phải chi thêm từ 4,2 - 8 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất. Vision cũng đội giá gần 10 triệu đồng, một số phiên bản Air Blade 125/150... đang được đại lý báo giá cao hơn giá niêm yết từ 1 - 7,5 triệu đồng. Trong khi đó, mẫu SH Mode bị "hét giá" chênh tới gần 20 triệu đồng so với giá Honda Việt Nam (HVN) đưa ra.
Thực tế này khiến không ít người tiêu dùng xe máy của Honda tại Việt Nam bức xúc, khi phải chấp nhận chịu thiệt nếu muốn mua một chiếc xe tay ga của Honda ở thời điểm này. Thậm chí, một số khách hàng còn kêu gọi "tẩy chay" xe máy Honda tại Việt Nam trước thực trạng hãng công bố giá niêm yết, nhưng hiếm khi khách hàng lại mua được xe đúng giá mà luôn phải theo cái gọi là "giá thị trường" được các đại lý đưa ra.
Khách hàng muốn mua Honda Lead 125 thời điểm hiện tại phải chi thêm từ 4,2 - 8 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất
Tuy nhiên, tình trạng xe tay ga Honda tại Việt Nam đội giá đến nay vẫn chưa được giải quyết mà đang đứng trước nguy cơ ngày càng trầm trọng, khi mới đây Honda cho biết hãng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nguồn cung đối với một số dòng xe tay ga sản xuất tại Việt Nam.
Cụ thể, trong thông báo mới nhất vừa đưa ra, Honda Việt Nam cho biết: "Trong bối cảnh nền kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, bao gồm các chính sách kiểm soát Covid-19 chặt chẽ ở các thị trường xuất khẩu... Chuỗi cung ứng trên toàn cầu đang bị gián đoạn, dẫn tới những ảnh hưởng cho quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm của nhiều ngành hàng, trong đó có ngành ô tô, xe máy. Tại Việt Nam, Honda cũng không phải một trường hợp ngoại lệ". Bên cạnh đó, HVN cũng thông báo khả năng cung cấp hạn chế đối với một số mẫu xe tay ga sản xuất nội địa.
Honda không công bố chi tiết việc cung cấp hạn chế đối với mẫu xe nào và sẽ kéo dài đến khi nào nhưng hãng xe Nhật cho biết đang cố gắng thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và nỗ lực hết sức để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cung không đủ để đáp ứng cầu, nhiều đại lý bỏ qua cái gọi là đạo đức kinh doanh, tranh thủ cơ hội đẩy giá bán một số mẫu xe vốn hút khách nhằm kiếm lợi nhuận
Thực tế, việc khan hàng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng xe đội giá bán. Cung không đủ để đáp ứng cầu, khiến nhiều đại lý bỏ qua cái gọi là đạo đức kinh doanh, tranh thủ cơ hội đẩy giá bán một số mẫu xe vốn hút khách nhằm kiếm lợi nhuận. Khi đó, những người tiêu dùng "cuồng xe máy Honda" và không ngại chi tiền trở thành những miếng mồi ngon cho các đại lý phân phối xe máy Honda.
Cận Tết Nguyên đán, SH Mode bất ngờ tăng giá 3 triệu đồng Cận Tết Nguyên đán 2022, xe tay ga Honda SH Mode lại tăng giá khoảng 3 triệu đồng do lượng khách hàng mua xe cao. Khác với các mẫu xe khác đang đua nhau giảm giá nhằm kích cầu dịp cuối năm, Honda SH Mode lại tăng giá bán do lượng người mua xe cuối năm cao hơn. Theo khảo sát của PV,...