Đôi dòng suy tư
Dạo này đọc rất nhiều bài báo liên quan đến giới trẻ về sự lầm đường, lựa chọn con đường sai trái. Tôi tự nhận mình là đứa trẻ chẳng phải ngoan ngoãn cho lắm vì đôi khi vẫn cãi lời cha mẹ.
Trang Nhung
Tôi không thích sự sắp đặt của cha mẹ. Tôi luôn muốn làm theo ý mình, theo sở thích và đôi khi vì muốn, tôi sẽ làm bằng được. Nhưng có một điều tôi dám khẳng định tôi biết đâu là giới hạn, đến đâu thì chấp nhận được và có thể quay đầu lại. Tôi cũng hư lắm, đâu có ngoan ngoãn, hiền lành gì. Nhưng tôi luôn sống trong suy nghĩ: “Tôi sợ người khác chỉ vào mặt mình và nói tôi là đứa con hư, chẳng ra gì…”. Và hơn hết, tôi sợ sự rèm pha của xã hội, sợ những lời dị nghị như hàng nghìn vết dao cứa lên da thịt cha mẹ tôi. Tôi sợ họ nói bố mẹ không biết dạy con nên tôi luôn sống và cố gắng suy nghĩ sao cho “phải phép” để thiên hạ không có dịp đàm tiếu.
Đôi khi, tôi cũng muốn nổi loạn thực sự nhưng sự nổi loạn của tôi chỉ là: Không ăn cơm, ngồi lỳ một chỗ… chứ chẳng phạm tội hay thiếu đạo đức như những chuyện mà tôi đọc trên báo. Mỗi con người đều có hai mặt, tốt và xấu. Khi gặp những chuyện ức chế, tôi muốn làm một điều gì đó quậy phá nhưng rồi lại không thắng được phần tốt còn lại trong con người mình nên tôi dừng tay. Tôi không dám nhận mình bản lĩnh, tôi cũng chẳng dũng cảm nhưng tôi có thể dành cho mình một lời khen nếu ai đó trải qua những gì tôi từng vấp phải. Bởi có lẽ họ đã tha hóa gấp trăm nghìn lần tôi rồi.
Tất cả những điều ảnh hưởng tới tôi và giúp tôi tránh được việc tha hóa, đầu tiên phải nói đến là gia đình. Tôi đã nghe được một câu nói: “Trẻ thơ như một tờ giấy trắng, bạn vẽ lên nó như nào thì đứa trẻ sẽ như thế”. Và tôi luôn hiểu rằng trẻ thơ chịu tác động rất nhiều từ người thân nhất là bố mẹ. Bởi gia đình, người thân là những người có mặt nhiều nhất trong cuộc của chúng. Tại sao người lớn cứ luôn dạy trẻ thơ phải biết thương người, phải biết chia sẻ và đùm bọc, trong khi hàng ngày chúng lại được chứng kiến những cảnh tượng ngược lại?
Không ít những vụ án xảy ra ở tuổi vị thành niên đều do sự thiếu quan tâm của cha mẹ với con trẻ. Đôi khi, chính những điều tưởng chừng chẳng ảnh hưởng gì thì lại có tác động rất lớn đối với chúng. Bởi chúng chưa đủ sức để kháng cự với cuộc sống đầy cạm bẫy và dễ dàng bị lôi kéo này. Với tôi, gia đình giống như “vắc – xin” giúp trẻ thơ có thể hình thành nhân cách tốt. Dù trong mỗi cuộc đời con người, ai cũng có sai lầm nhưng sai lầm đó ở mức độ nào, xảy ra bao lần và họ nhận được điều gì sau những lần đó, mới là điều quan trọng.
Video đang HOT
Tôi – dù không hoàn hảo, dù cố chấp, ngang bướng, cổ hủ, bảo thủ và cũng mắc nhiều sai lầm nhưng những sai lầm đó chưa quá nghiêm trọng để tôi không thể bắt đầu lại. Để có được điều đó, trước tiên, tôi cần cảm ơn mẹ – người chăm lo cho tôi từng ly từng tý dù tôi đã 23 tuổi. Đôi khi, tôi vẫn cãi lời nhưng với tôi, mẹ là nơi bình yên nhất. Thứ hai, đó chính là cuộc đời của tôi, nó quá khắc nghiệt nên buộc tôi phải mạnh mẽ.
Tôi cần dừng tất cả điều mềm yếu lại và cố gắng thay đổi mọi thứ, đặc biệt là những tính xấu. Tôi muốn vẽ lên tờ giấy trắng của riêng mình những màu sắc vô cùng tươi mới và đẹp đẽ vì đó mới là niềm hạnh phúc nhất của cuộc đời…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bi hài chia tay đời trai tân
Chuyện tổ chức bữa nhậu "giã từ đời trai" trước khi cưới dường như đã thành lệ của các chú rể ngày nay. Thường thì đó là bữa tiệc rất xôm, rất vui vẻ "giữa đàn ông với nhau", nhưng đôi khi cũng lắm chuyện bi hài.
"Anh cứ làm trai tân luôn đi"
Trước cưới một ngày, Hùng nhắn tin cho các chiến hữu: "Sau đêm nay, đời trai của em sẽ đi tong. Em soạn bữa nhậu gọi là tống tiễn nó, kính xin các bác truyền chút kinh nghiệm đối phó với thú dữ như sư tử, hổ báo". Chỉ trong 15 phút, anh đã nhận được 17 tin hồi đáp: OK. Thế là bữa nhậu diễn ra hoành tráng tại một quán rượu quen.
Sáng hôm sau, tuy 9h đã phải có mặt ở nhà gái để rước dâu mà đến 8h30, bố mẹ Hùng vẫn không thấy con trai đâu, điện thoại của anh tắt máy, số của mấy ông bạn thân cũng vậy. Cực chẳng đã, mẹ chú rể đành gọi cho cô dâu hỏi dò "con có biết nó ở đâu không", gây nên một cơn náo loạn ở nhà gái. Ông bà nhạc phát sốt phát rét chỉ sợ diễn ra cái kịch bản "chú rể chạy trốn" thì ê mặt.
Huy động hết các mối, cô dâu mới nhờ được vợ anh bạn thân của Hùng đến tận nhà một chàng độc thân trong nhóm, dựng cả hội dậy. Tất cả bơ phờ, nhếch nhác sau một đêm "tâm sự". Hùng vội gọi ngay cho vợ sắp cưới, thanh minh: "Em thông cảm, chia tay đời trai tân là một sự kiện trọng đại lắm...". Chưa nghe hết câu, cô dâu đã cắt ngang: "Vậy anh cứ làm trai tân luôn đi, không cưới xin gì nữa".
"Bữa đó tôi bị nhạc phụ, nhạc mẫu lườm cháy cả mặt, nhưng vẫn phải biết ơn các cụ vì dù giận, các cụ vẫn dứt khoát tống vợ tôi lên xe hoa, chứ cô ấy điên tiết nằng nặc đòi hủy cưới", Hùng nhớ lại.
Chuyện chú rể say lử cò bợ đến nỗi ngủ quên cả rước dâu sau bữa tiệc chia tay đời độc thân thực ra khá phổ biến. Anh Tâm, nhà ở Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, kể: "Tôi vốn không uống được rượu, nhưng hôm ấy anh em dứt khoát không tha, bảo mày chỉ có một ngày này trong đời thôi, không uống được với mỗi thằng một chén thì bọn tao cút hết. Xong nghĩa vụ, tôi nằm quay một góc trong khi anh em tiếp tục tống tiễn đời trai của tôi. Hai giờ đêm, thấy điện thoại của tôi kêu dai quá, một ông mới nghe máy, bảo với bố tôi là sáng sẽ đưa tôi về sớm. Nhưng chính ông ấy cũng ngủ quên mất. Khi tôi dậy thì đã 7 giờ sáng, mệt nhừ tử không cất nổi người, phải gọi điện bảo em gái đến đánh gió rồi mua cháo cho ăn mới đủ sức đến nhà vợ".
Nhậu xong, hết muốn cưới
Hoàn hăm hở sửa nhà, sắm giường tủ, chịu khó lặn lội chụp ảnh cưới, hý hửng rủ bạn bè làm một bữa tiệc chấm dứt đời độc thân. Thế nhưng chính bữa tiệc này khiến anh tụt hết cả ham muốn có vợ, chỉ thấy... cay cú.
"Em thông cảm, chia tay đời trai tân là một sự kiện trọng đại lắm..."... (Ảnh minh họa)
Bữa tiệc lúc đầu cực vui, với đủ lời chúc tụng, những câu chuyện hài hước về vợ con. Đến khi tất cả đã "biêng biêng", một ông bạn phán: "Hoàn ạ, trước giờ tao vẫn phục mày, giờ lại càng phục". Dừng mấy giây để nấc, gã tiếp: "Trong mắt tao, mày luôn là thằng dũng cảm nhất, làm những việc đếch thằng nào dám làm. Ôi, cứ nghĩ đến chuyện cưới một đứa xấu như cái Bích..." Đến đây, gã lại nấc nên không nói được nữa, nhưng cũng đủ làm cho chú rể tím mặt và mấy người khác cười ồ. Hoàn ra sức bênh vực vợ, nào là Bích không xinh nhưng tốt nết, đảm đang, rằng cô rất biết cách làm đẹp nên cũng duyên dáng...
Một gã bạn say khác lại kích đểu: "Về cái khoản làm đẹp, tao đồng ý với thằng Hoàn. Xấu mấy thì xấu, có tiền là đẹp tuốt. Xấu đâm ra lại hay, mày cứ bảo ông bố vợ giàu sụ xì ra một mớ cho vợ đi cắt mắt, kéo chân, cũng đủ mở công ty đấy". Mấy người bạn Hoàn xông vào mắng hai kẻ ăn nói khó nghe, nhưng vì ai cũng đã uống "tây tây" rồi nên cục diện nhanh chóng biến thành một cuộc ẩu đả.
Còn Hoàn, mất mấy triệu đồng tiền nhậu nhưng lại bị làm cho bẽ mặt, cay cú không trút đi đâu được. Thế nên khi vợ chưa cưới gọi điện hỏi về chuyện chuẩn bị và cằn nhằn mấy câu vì không đúng ý, Hoàn quát tướng lên: "Cô im mồm đi, đúng là đã xấu người lại còn lắm điều, ai mà chịu được". Quát xong, anh lại tự tát vào mồm mình vì biết rằng sẽ lại phải khổ công giải thích, xin lỗi. Hoàn cứ tự sỉ vả mình vì cái bữa tiệc ấy suốt mấy tháng trời.
Trót dại trong đêm cuối
Với Thành, tiệc giã từ đời trai không chỉ có một, mà là một chuỗi, với nhiều nhóm khác nhau: bạn đại học, bạn cấp ba, đồng nghiệp, hội chứng khoán, hội câu cá... Nếu như "uống thật lòng" luôn là tiêu chí hàng đầu trong các bữa nhậu của đàn ông thì trong tiệc chấm dứt đời độc thân, tiêu chí này càng cực kỳ quan trọng, nhất là với nhân vật chính. Vì thế, sau một tuần, chú rể tả tơi hoa lá, tóc tai bù xù, mắt đỏ quạch, cơ mặt thõng xuống. Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ.
Chuyện lớn xảy ra trong bữa tiệc cuối cùng, trước lễ thành hôn, dành cho các chàng trong hội cựu đồng nghiệp. Nhậu tới nhậu lui, cuối cùng họ bàn đến một chủ đề tất yếu là sex. Khi biết Thành chưa hề được "động đến" vị hôn thê, anh bạn xì một tiếng: "Hoặc là mày liệt, hoặc là mày nói phét. Thời buổi bây giờ làm gì có chuyện ấy". Để giữ thể diện, Thành ra sức thanh minh rằng anh cũng từng làm chuyện ấy với bạn gái cũ, nhưng với cô "đương kim" thì không được vì cô quá giữ mình. Một anh bạn bảo: "Cứ cho là trước đây mày cũng có này nọ với người cũ, nhưng mà lâu quá không xài chắc máy móc hỏng hết rồi. Thôi khổ thân mày, vợ để dành bằng được cho đến đêm tân hôn thì chồng lại chết máy". Thêm mấy ông khác hùa vào trêu cợt. Chẳng hiểu sao những câu khích bác khá "rẻ tiền" như vậy cũng đủ khiến Thành đồng ý khẳng định bản lĩnh đàn ông của mình với mấy cô gái gọi mà các chiến hữu gọi đến. Ngay lúc giáp mặt mấy cô này, anh đã thấy ân hận, nhưng không dừng lại được nữa.
Giờ đã cưới vợ được mấy tháng, Thành vẫn lo ngay ngáy rằng một lúc nào đó, chuyện trót dại kia sẽ đến tai bà xã. Vì vậy mà đến nay, hễ nghe ai nhắc đến tiệc chia tay đời độc thân là anh lại nổi da gà.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tình yêu và những lầm tưởng Có đôi khi, bắt nguồn từ sự lãng mạn thái quá, bi quan thái quá, khổ đau hay vui sướng thái quá, người ta gán cho tình yêu những quan niệm sai lầm, nâng lên thành triết lý rồi cứ nhất định "yêu là phải thế". Không chắc đâu, yêu đơn giản hơn nhiều. 1. Đời người có 1 lần yêu thôi Một...