Đổi đời nhờ một cái chăn cũ, triệu phú Mỹ sau đó phải bán nhà đi nơi khác
Loren Krytzer không thể ngờ rằng chiếc chăn cũ, từng để lót ổ cho mèo đẻ, của gia đình anh lại có giá trị đến 1,5 triệu USD khi mang bán đấu giá.
Loren Krytzer sống trong túp lều của một người bạn ở Leona Valley, California, sau thời gian dài chống chọi với vết thương từ vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng. Từ một thợ mộc lành nghề, ông mất đi chân trái và sức khỏe để làm việc.
Kể từ vụ tai nạn năm 2007, Krytzer sống nghèo túng dựa vào 200 USD tiền trợ cấp tàn tật mỗi tháng và phải gửi con cho ông bà ở Louisiana nuôi.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 2011 khi Krytzer xem chương trình Antiques Roadshow, theo dõi người đàn ông lớn tuổi bán tấm chăn Navajo Giai đoạn Một với giá 500.000 USD.
Chiếc chăn cổ gia truyền của gia đình Krytzer.
Nhưng khi nhìn kỹ tấm chăn trên màn hình, ông ngay lập tức nhớ đến cái chăn giống hệt của bà nội. Krytzer nhớ lại: “Tôi tạm dừng TV và đi lấy cái chăn, kiểm tra từng chi tiết của nó.”
Trong khi Krytzer hồi hộp đến toát mồ hôi, gia đình ông lại không mấy quan tâm, vì đó là tấm chăn từng được dùng để lót ổ mèo đẻ.
Krytzer và vợ vô cùng xúc động khi bán được chiếc chăn với giá 1,5 triệu USD.
Vậy nhưng chính chiếc chăn cũ “gia truyền” từ thời cụ cố đó của Krytzer đã mang lại cho ông số tiền lên tới 1,5 triệu USD sau khi đưa ra bán đấu giá.
Video đang HOT
Cuộc sống trong mơ của Krytzer sau khi thành triệu phú.
Từ khi nhận được số tiền bán chăn, cuộc sống của Krytzer đã hoàn toàn thay đổi. Ông mua hai căn nhà ở Trung Tâm California, một chiếc xe hơi Dodge Challenger SRT8 và mô-tô Harley-Davidson – những thứ trước kia ông có mơ cũng không thấy.
“Việc bán chiếc chăn đã cho tôi cuộc đời mới”, Krytzer nói với CNBC. “Đây là sự thật”
Vận may còn giúp Krytzer thay đổi tình hình sức khỏe của mình, trở nên tích cực và vui vẻ hơn vì thường xuyên đi du lịch với gia đình: “Lần đầu tiên trong nhiều năm, tôi có thể nắm tay vợ đi dạo trên phố.”
Nhưng cuộc sống mới đó cũng đi kèm những thách thức bất ngờ, bao gồm các rào cản về thuế hay cuộc sống gia đình.
Ngay cả khi đã chuẩn bị tinh thần rằng số tiền bán chăn của mình chắc chắn sẽ phải chi cho rất nhiều khoản, Krytzer vẫn bị sốc khi thấy một đống tiền có thể giảm nhanh như thế nào.
Krytzer cho hay anh mất khoảng 10.000 USD một năm cho tiền thuế bảo hiểm và tài sản. Hiện tại, anh không có nguồn thu nhập nào vì khoản tiền trợ cấp khuyết tật của anh đã bị cắt đứt sau khi anh bán được chiếc chăn.
“Chúng tôi sẽ bị đánh thuế cho đến chết ở đây, tôi không thể xoay xở được. Tôi sinh ra và lớn lên ở California, nhưng nếu tôi không có việc, tôi không thế tiếp tục sống ở đây được”.
Anh và vợ hiện đang phải tìm cách bán căn nhà của họ và chuyển lên phía bắc, đến Idaho, nơi thuế nhẹ hơn và ít gánh nặng cuộc sống hơn.
Kèm với niềm vui đổi vận, nhiều phiền toái bắt đầu tìm đến với Krytzer.
Và hơn nữa, anh phải đối phó với các vấn đề đến từ các thành viên trong gia đình khi nghe về sự giàu có mới của anh. Sau khi kết thúc phiên đấu giá, Krytzer cho biết anh đã nhận được hàng loạt cuộc gọi từ những người anh em họ xa yêu cầu chia phần, vì chuyện này mà anh phải chịu đựng những cơn lo âu thường xuyên, đến nỗi anh phải trốn ở một khách sạn trong năm đêm chỉ để giải tỏa áp lực.
Chị gái của Krytzer thậm chí còn đe dọa sẽ kiện anh nếu không chịu chia tiền bán chiếc chăn của gia đình.
“Đã có rất nhiều người gọi cho tôi và làm phiền tôi”, Krytzer nói. “Những người bạn từ xa lắc xa lơ, không nhìn thấy trong nhiều năm, các thành viên trong gia đình chưa từng nói chuyện. Bạn nhận được một số tiền và họ bắt đầu trở nên thân thiết với bạn, đó chính là trường hợp của tôi”
Thật khó để giải thích với các con của mình rằng anh chỉ nhận được 1,3 triệu USD (sau thuế) và còn hàng tá các khoản chi phí khác. Có 1,3 triệu USD không có nghĩa là người ta có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn.
“Khi tôi nhận được tiền, tôi đã đưa chúng ra ngoài chơi”, Krytzer nói với CNBC. Nhưng bây giờ, chúng làm giống như tôi có thể làm được điều đó bất cứ khi nào, và khi tôi nói không, chúng nghĩ rằng “Bố có hàng triệu đô la, nhưng bố thật ích kỷ”, anh nói
Nhưng nhìn chung, anh nói rằng tiền đã thay đổi cuộc đời anh. Krytzer nói với một nụ cười: “Cuộc sống đã trở nên dễ dàng hơn một chút kể từ khi bạn có được một số tiền lớn. Thực tế, tôi tin rằng số tiền đó đã cứu mạng tôi”
“Tôi tin chắc rằng mọi thứ xảy ra bây giờ đều là hệ quả của những hành động trước kia”, anh nói. “Qua những điều tôi đã trải qua, tôi nói với mọi người rằng tôi ở đây, tất cả là nhờ một đức tin mạnh mẽ và một tâm trí mạnh mẽ. Nếu không có những thứ đó, bạn sẽ không thể làm được”, anh khẳng định.
Minh Khôi
Theo doisongphapluat.com
Algeria chuẩn bị khánh thành Nhà thờ Hồi giáo lớn nhất châu Phi
Ngày 4/8, Giám đốc cơ quan Xây dựng và Quản lý nhà thờ Hồi giáo Algiers (hay còn gọi là Djamâa El Kebir, ông Badreddine Defous cho biết nhà thờ Hồi giáo Algiers, công trình được khởi công năm 2012, đã cơ bản hoàn thành các hạng mục và đang chờ thời điểm khánh thành.
Djamâa El Kebir sẽ là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở châu Phi. (Nguồn: AFP/Getty)
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, đây được xem là 1 trong 3 đại công trình hiện nay của Algeria, cùng với dự án Mở rộng sân bay quốc tế Houari Boumediene và Cảng nước sâu Tipaza.
Công trình kiến trúc Djamâa El Kebir được khởi công từ ngày 16/8/2012, nằm ngay bên vịnh Algiers, thuộc quận Dar El Beida ở thủ đô Algiers, với số vốn đầu tư ước tính ban đầu khoảng 1,5 tỷ USD.
Nhà thầu chính là công ty Kỹ thuật xây dựng nhà nước Trung Quốc (CSCEC). Công trình đã tạo việc làm cho khoảng 17.000 lao động, trong đó có 10.000 người Trung Quốc.
Tính đến cuối năm 2016, ước tính số vốn của dự án đã bị đội lên gấp đôi và đến thời điểm cuối năm 2018, dự toán cho toàn bộ công trình đã chạm ngưỡng 4 tỷ USD.
Sau khi hoàn thành, Djamâa El Kebir được đánh giá không chỉ là một nhà thờ Hồi giáo đơn thuần mà còn là một công trình nghệ thuật điển hình cho kiến trúc Hồi giáo, một tổ hợp tôn giáo-du lịch-nghiên cứu mang tính biểu tượng của Algeria.
Toàn bộ quần thể công trình nằm trên diện tích khoảng 20ha, bao gồm một nhà thờ lớn với tháp chuông cao khoảng 270m, một phòng cầu nguyện rộng khoảng 20.000m2 với mái vòm khổng lồ bên trên (đường kính 50m và chiều cao 70m).
Ngoài ra, nhà thờ lớn Algiers còn có một phòng đọc kinh Coran 300 chỗ.
Đây cũng được coi là một Học viện cho phép khoảng 300 học viên trong nước và quốc tế muốn nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về Hồi giáo nói chung, kinh Coran và văn hóa Hồi giáo nói riêng.
Bên cạnh đó, Djamâa El Kebir cũng bao gồm một trung tâm văn hoá có diện tích 8.000 m2, có khả năng đón tiếp 1.500 người, một thư viện khoảng 2.000 chỗ, một bảo tàng và một vườn hoa.
Với tham vọng biến Djamâa El Kebir thành một trung tâm Hồi giáo lớn thứ 3 trên thế giới trong tương lai (sau thánh địa Meca và Medina tại Saudi Arabia), nhà chức trách Algeria cũng chủ động xây dựng một tổ hợp công trình phục vụ liên quan, bao gồm một phòng hội nghị lớn và nhiều phòng hội thảo nhỏ, một khách sạn 300 phòng, một trung tâm thương mại-giải trí và nhiều nhà hàng.
Với kết nối giao thông thuận tiện và vị trí đẹp, Djamâa El Kebir ước tính sẽ đón khoảng hơn 500.000 du khách mỗi năm và mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia Bắc Phi này./.
Lê Quang Trường
Theo vietnamplus.vn
Phó Tổng giám đốc HAG Đoàn Nguyên Thu muốn bán ra 5 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) vừa công bố giao dịch của Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Đoàn Nguyên Thu, đăng ký bán toàn bộ hơn 5 triệu cổ phiếu HAG nhằm cân đối tài chính cá nhân. Phó Tổng giám đốc HAG Đoàn Nguyên Thu. Thời gian giao dịch từ 7/6-6/7. Phương thức giao dịch...