Đôi điều về gừng, bạc hà trong việc trị nghén
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong gừng, bạc hà rất hiệu quả để chống lại hiện tượng ốm nghén. Nhiều chị em đã mách nhau sử dụng nhưng không chắc các chị em đã biết được những điều dưới đây về hai loại thảo dược này.
Gừng và bạc hà có thể sẽ rất hữu ích với bạn trong những ngày tới
Tuy nhiên, gừng không phải lúc nào cũng an toàn. Đối với một số phụ nữ, dùng gừng có thể làm triệu chứng nặng hơn, gây ra các vấn đề mới như ợ nóng, thậm chí là nguy hiểm. Bởi vì theo Đông y, gừng có vị nóng. Nếu bạn đang “nóng trong” mà dùng gừng sẽ khiến bệnh nặng hơn. Gừng sẽ phù hợp nếu bạn thuộc “thể hàn”.
Ngay cả khi gừng hợp với bạn thì bạn cũng nên tránh bánh quy gừng. Nguyên nhân là bánh quy nhiều đường, trong khi lượng gừng ít, không đủ để giảm nghén. Ăn nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu, không tốt cho phụ nữ mang thai.
Bạn có thể pha một vài lát gừng khô với nước sôi, chờ nguội sau đó, pha loãng và nhấm nháp cả ngày. Ngoài ra, bạn có thể mua viên nang gừng được bán tại một số nhà thuốc. Trà gừng cũng tốt cho bạn nhưng nhớ làm theo cách trên, để nguội và pha loãng.
Lưu ý với gừng
Không nên lạm dụng gừng vì nó có thể gây rối loạn cơ chế đông máu. Không dùng gừng kéo dài liên tục vài ngày. Tốt hơn là hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian và liều lượng dùng gừng khi nghén. Bạn không nên dùng quá 3g gừng tươi trong một ngày.
Video đang HOT
Nếu bạn đang dùng các loại thuốc chống đông máu, aspirin hoặc các thuốc khác tương tự, nên tránh gừng hoàn toàn.
Lưu ý với bạc hà
Khác với gừng, theo Đông y bạc hà có tính hàn (lạnh) nên hợp với người “thể nóng”. Nếu bạn thấy nóng nực, muốn cởi bỏ quần áo, thèm đồ uống mát, mặt nóng đỏ, bứt rứt, nóng nảy thì bạc hà hợp với bạn.
Hãy thử nhấm nháp kẹo viên bạc hà, kẹo cao su bạc hà. Trà bạc hà cũng hữu ích nhưng cần lưu ý lượng caffein trong trà đối với phụ nữ mang thai. Tinh dầu bạc hà không thích hợp với tất cả thai phụ vì mùi của nó có thể khiến cơn nghén nặng hơn.
Theo SKDS
Giảm các triệu chứng ốm nghén bằng thực phẩm
Lúc mang thai, nhất là trong quý đầu của thai kỳ, thường xảy ra hiện tượng ốm nghén với các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, đau mỏi cơ bắp, khó chịu với một số mùi vị... Tuy nhiên, ở mỗi người sẽ có những biểu hiện rất khác nhau. Làm thế nào để giảm bớt những triệu chứng này?
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài loại thực phẩm có thể giúp các mẹ giảm nghén.
Bánh quy, nước trái cây
Khi mang thai, các chức năng sinh lý của cơ thể người mẹ bị thay đổi khoảng 15% vì ảnh hưởng của chứng nôn oẹ. Nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Để làm giảm các triệu chứng trên, mỗi sáng các mẹ nên ăn một ít thức ăn có lượng đường cao như bánh quy, bánh mỳ nướng, đường, trái cây... Ngoài ra, bà bầu có thể ăn thêm dứa, mứt trái cây để bổ sung lượng axít đang thiếu hụt trong dạ dày.
- Ổi : Bỏ hạt, ép lấy nước pha với sữa, uống vào buổi sáng sẽ giúp dạ dày bạn ổn định và chống nôn.
- Cam: Cam ép lấy nước, với 3 - 4g hạt tiêu và cho thêm một ít muối, uống vào buổi sáng. Loại nước này giúp ngăn mệt mỏi trong người.
- Lựu: Ép lấy nước, trộn đều với mật ong, uống vào buổi sáng hoặc uống một lần/ngày. Pha nước lựu nên để vị chua, vì như thế sẽ tốt hơn là uống nước lựu có vị ngọt.
Khoai lang - một loại thực phẩm rất hữu dụng khi bị táo bón
Khoai lang, mật ong, gừng
Táo bón là một trong những triệu chứng của ốm nghén. Điều này gây nên sự khó chịu cho người mẹ. Sự phát triển theo thời gian của thai nhi sẽ gây nên sự chèn ép, khiến bạn bị táo bón. Nếu gặp phải hiện trạng này, các mẹ hãy thêm khoai lang và mật ong vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp các mẹ giảm chứng nôn oẹ và chán ghét dầu mỡ. Trong củ khoai lang rất phong phú các loại vitamin như: vitamin B6, viatmin C, folate, photpho. Những chất này rất tốt cho mẹ và bé.
Mật ong là loại thức ăn bổ dưỡng và có tác dụng an thần nên trước khi đi ngủ, bà bầu nên uống một cốc sẽ giúp thai phụ ngủ ngon và ít mộng mị hơn. Vào mỗi buổi sáng, bà bầu cũng đừng quên pha chút mật ong vào nước uống, như vậy sẽ giúp giảm táo bón, trĩ.
Nhấm nhát một chút gừng hoặc cho gừng vào các loại thức ăn hàng ngày cũng có thể giúp bà bầu đỡ buồn nôn và nôn. Ngoài ra, thai phụ nên uống thêm trà gừng, nước gừng.
Quả me
Quả me chứa vitamin C, B giúp tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi. Đây là vị thuốc chữa nôn, chán ăn rất hiệu quả cho bà bầu.
Cách làm: quả me cạo sạch vỏ, cho nước vào nấu kỹ, chắt lấy nước bỏ bã và cho thêm đường vào quấy đều. Chia làm 3 lần/ngày, uống đều trong vài ngày liên tiếp.
Ngoài ra, bà bầu còn có thể ngậm, ăn me ngào, mứt me, ô mai me hoặc có nấu các món canh chua như: canh cá, nước rau muống luộc dầm me...
Để giảm nghén có hiệu quả, bà bầu còn nên tránh xa với những loại thức ăn có chứa nhiều mỡ như: đồ rán hoặc đồ nhiều gia vị bởi chúng dễ gây cảm giác buồn nôn. Và để đảm bảo dinh dưỡn đủ cho mẹ và bé, tôt nhất bà bầu nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên để bụng đói, vì bụng càng đói càng làm gia tăng con buồn nôn.
Theo SKDS
Hạn chế sự nhiễm độc thai kì bằng thực phẩm Chứng nhiễm độc thai nghén thường chỉ phát sinh trong thời kì thai nghén, và hay xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kì. Nếu không điều trị tốt sẽ có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kì cũng gần giống với dấu hiệu ốm nghén....