Đối đầu Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu những hậu quả gì?
Người Phát ngôn của Lầu Năm Góc, Charles Summers, gần đây đã cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gánh chịu những “hậu quả nghiêm trọng”, nếu cứ tiếp tục mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Theo hầu hết các nhà phân tích, đây là một lời đe dọa rất nghiêm túc, căn cứ vào các quan ngại thực thụ như kể trên.
Charles Summers Jr. nói: “Mỹ đã nói rõ rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 là không thể chấp nhận được”.
Một hậu quả trước tiên là kế hoạch đặt mua chiến đấu cơ tiên tiến F-35 của Mỹ đã bị ngăn chặn. Ankara muốn mua đến 100 chiến đấu cơ loại này, phi công Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu qua Mỹ tập lái.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư 1 tỷ đô la vào kế hoạch trang bị loại vũ khí này, nếu không thực hiện hợp đồng, Mỹ có thể bị phạt. Tuy nhiên, theo hãng tin Pháp AFP, một số nguồn tin đã cho biết là Washington sẵn sàng trả tiền phạt.
Các quan chức hàng đầu của chính quyền Mỹ đã nhiều lần đe dọa chấm dứt kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua máy bay chiến đấu tối tân F-35 nếu Thổ Nhĩ Kỳ không từ bỏ nỗ lực mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Video đang HOT
Theo Reuters, việc ngưng giao các phụ tùng và các hướng dẫn sử dụng cần thiết để chuẩn bị cho việc chuyển giao máy bay chiến đấu trên vào mùa hè này là bước đầu tiên tiến tới chấm dứt việc mua bán.
Mỹ và các đồng minh NATO đã nhiều lần phàn nàn về vụ mua bán của Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng nó không tương thích với các hệ thống khác của đồng minh và sẽ đề ra một mối đe dọa cho F-35.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào phạm vi áp dụng của luật Caatsa cho phép chính quyền Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với bất kỳ thực thể hoặc quốc gia nào ký kết thỏa thuận vũ khí với các tập đoàn, công ty Nga.
Nguy cơ về phía Mỹ là như thế. Nhưng nếu theo Mỹ và từ bỏ hợp đồng đã ký, thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đẩy quan hệ với Nga vào một tính thế tế nhị.
Đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Nga là một đối tác chiến lược rất quan trọng của Ankara tại Syria, một nước giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ mà tình hình bất ổn sẽ có tác hại rất lớn.
Mặt khác, nếu giải thích không tốt với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nguy cơ bị Mátxcơva trừng phạt về mặt kinh tế. Một ví dụ cụ thể là Nga có thể hạn chế lượng du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, mà mỗi năm lên đến hàng triệu lượt người.
Đối với Ankara, những biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ hay của Nga đều tác hại không nhỏ, vì lẽ Thổ Nhĩ Kỳ đang lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế, bị suy thoái lần đầu tiên từ 10 năm nay.
Theo Danviet
Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ "bán đứng", lộ bí mật vũ khí cho Mỹ?
Bloomberg vừa dẫn hai nguồn tin cho biết một thông tin gây sốc, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã gợi ý các chuyên gia kỹ thuật của Mỹ nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mà Ankara mua của Nga để "hạn chế tổn thất" trong mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gây ra từ hợp đồng mua S-400.
Hệ thống tên lửa S-400
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không cực mạnh S-400 của Nga là nguồn cơn gây ra mối quan hệ căng thẳng giữa Ankara và đồng minh Washington. Mỹ lo ngại hệ thống S-400 sẽ giúp Nga do thám được những dữ liệu nhạy cảm của chiếc máy bay chiến đấu tàng hình tối tân F-35 mà Mỹ sắp bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga lo Mỹ vẫn nhúng tay can thiệp vào Syria dù rút quân
Tuy nhiên, với thông tin mới nhất, có lẽ Nga sẽ phải lo ngại vì có thể chính Nga mới là nước bị mất bí mật quân sự nằm trong hệ thống tên lửa phòng không lừng danh S-400.
Tuy nhiên, Nga dường như đặt sự tin tưởng vào đối tác Thổ Nhĩ Kỳ. Bình luận về thông tin gây giật mình nói trên, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, hợp đồng ký giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có những điều khoản quy định rõ ràng về việc Ankara không được phép tiết lộ những dữ liệu nhất định liên quan đến S-400 và ông Peskov cũng nhấn mạnh Moscow tin tưởng đối tác Ankara.
"Như thường lệ, trong mối quan hệ hợp tác quân sự và quốc phòng giữa Nga và các nước khác luôn bao gồm những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc về việc không tiết lộ những thông tin nhất định, những dữ liệu nhạy cảm liên quan đến mối quan hệ hợp tác này. Trong trường hợp với Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy, cũng có những nghĩa vụ như thế... Chúng tôi không thấy có lý do nào để không đặt sự tin tưởng vào các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ", ông Peskov nhấn mạnh.
Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác chính trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Chính phủ Mỹ nhiều lần bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và Mỹ không muốn bàn giao những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Ankara vì lo ngại công nghệ nhạy cảm có thể bị lộ hoặc được sử dụng để cải thiện hệ thống phòng không của Nga nếu Thổ Nhĩ Kỳ có trong tay cả hai vũ khí này.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nước này sẵn sàng từ bỏ hợp đồng S-400 với Nga nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thỏa thuận 3,5 tỉ USD trong đó cho phép Mỹ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống tên lửa Patriot. Không rõ đây có phải là nỗ lực cuối cùng của Washington nhằm phá hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Nga vẫn tự tin khẳng định, hợp đồng S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ đang được tiếp tục thực hiện đúng như kế hoạch.
Việc Ankara theo đuổi S-400 của Nga đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Giới chức Mỹ liên tục đe dọa và cảnh cáo Ankara về hậu quả nếu cứ nhất quyết mua S-400 của Nga. Mỹ đe dọa trừng phạt Ankara và không bán những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này có trong tay những hệ thống tên lửa S-400.
Những lời cảnh báo, đe dọa của Mỹ và phương Tây đến nay vẫn không có tác dụng. Ankara kiên quyết đẩy nhanh tiến trình ký kết hợp đồng mua S-400 của Nga.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Theo Kiệt Linh (VNMedia)
Thổ Nhĩ Kỳ đã có giải pháp hóa giải "khủng hoảng" S-400, nhưng liệu Mỹ có đồng ý? Tranh cãi việc mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng trở nên trầm trọng. Tổng thống Erdogan đang đứng trước 3 lựa chọn để giải quyết vấn đề này. Hệ thống phòng không S-400 của Nga trên Quảng trưởng Đỏ. Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất, gần đây đã được thảo...