Đội dân phòng tóc dài
Ít ai nghĩ rằng những phụ nữ chân yếu tay mềm, từ chị nội trợ, người bán buôn, giáo viên hay thợ hồ lại cùng nhau hoạt động trong đội dân phòng cơ động nữ Khuê Mỹ (Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).
Các chị trong đội dân phòng cơ động nữ được trang bị đầy đủ trước khi làm nhiệm vụ tuần tra – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Đây được xem là đội dân phòng nữ đầu tiên của Đà Nẵng cũng như cả nước.
Tham gia đánh án
Thoạt nhìn, hẳn sẽ không ai nghĩ những “bóng hồng” này từng nhiều lần cùng lực lượng công an phường đánh án ra trò. Mới tháng 4 vừa qua, Công an P.Khuê Mỹ lên phương án đấu tranh triệt phá một đường dây buôn bán ma túy trên địa bàn.
Lúc này, các chị trong đội dân phòng cơ động nữ được “mời” hóa trang mật phục để nắm bắt quy luật hoạt động của các đối tượng. 3-4 ngày liền, chị Hồ Thị Thêm, đội phó, cùng một cán bộ công an cải trang thành một đôi tình nhân để quan sát nhất cử nhất động của các đối tượng tình nghi. Khi thời cơ chín muồi, các chị cùng Công an P.Khuê Mỹ đã cất “mẻ lưới” bắt gọn bảy đối tượng mua bán ma túy.
Không chỉ tham gia đánh án ma túy, các chị trong đội còn tham gia phá đường dây mại dâm trên địa bàn. Sau vài ngày nhờ các chị “trinh sát”, quy luật hoạt động của đường dây mại dâm được phác họa và công an phường đã đột kích, xóa bỏ các tụ điểm này.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm – đội trưởng đội dân phòng cơ động nữ Khuê Mỹ – chia sẻ nhiều chị em trong đội hóa trang mật phục y như một chiến sĩ công an thực thụ.
Không chỉ tuần tra, phối hợp đánh án, các chị trong đội còn là những nhà tâm lý giúp hòa giải nhiều vụ bạo lực gia đình. Các chị cũng giúp cảm hóa hàng chục thanh thiếu niên hư, chậm tiến trên địa bàn.
Ông Trần Văn Trúc (tổ 61, P.Khuê Mỹ) chia sẻ: “Chắc chỉ có phường tôi mới có đội dân phòng nữ nên cũng tự hào lắm. Thấy mấy bả đi tuần tra đêm hôm, tận tình nhắc nhở bà con cảnh giác, khóa cửa nẻo trước khi đi ngủ, thiệt ấm lòng”.
Video đang HOT
Không chỉ tuần tra, phối hợp đánh án, các chị trong đội còn là những nhà tâm lý giúp hòa giải nhiều vụ bạo lực gia đình.
Đủ thành phần phụ nữ
Theo thiếu tá Phan Thanh Ba – trưởng Công an P.Khuê Mỹ, sự ra đời của đội dân phòng cơ động nữ Khuê Mỹ cũng khá tình cờ khi một nguyên lãnh đạo công an phường khi đi công tác ở miền Tây bắt gặp hình ảnh phụ nữ tham gia công tác an ninh ở thôn.
Sau đó, ông về đề xuất thành lập mô hình đội dân phòng nữ ở Khuê Mỹ, ra đời được 4 năm nay. Đội được giao nhiệm vụ phối hợp với công an tuần tra đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn phường, phối hợp xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật, giải quyết mâu thuẫn gia đình, cảm hóa thanh thiếu niên hư…
Sau khi thành lập, hằng năm các chị được Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an TP Đà Nẵng mở lớp huấn luyện võ thuật, nghiệp vụ cơ bản, kỹ năng xử lý tình huống, pháp luật… Việc tham gia đội này hoàn toàn tự nguyện. Người già nhất đội 60 tuổi, trẻ nhất 34 tuổi, với đủ ngành nghề từ hưu trí như chị Hữu, giáo viên tiểu học như chị Thái, chị Mừng, chị Bảy phụ hồ, chị Đào tiểu thương…
Theo chị Tâm, thuở ban đầu kêu gọi chị em tham gia không phải là dễ dàng. “Chồng con mới nghe các chị nói tham gia lực lượng dân phòng cơ động, hằng đêm đi tuần tra thì đã phản ứng. Có ông nói việc đó của cánh nam nhi, mấy bà chân yếu tay mềm đi đêm đi hôm rứa sao được” – chị Tâm nhớ lại.
Như trường hợp chị H. sau khi tuần tra về thì chồng khóa trái cửa không cho vào. “Ảnh nói cái chi cũng đồng ý, nhưng đi làm công việc nguy hiểm ni thì không được”. Lúc này, công an phường phải dùng chiêu “tâm lý” đả thông, chồng chị H. mới xuôi.
Chị Thêm vui vẻ kể lại: “Đến lúc thấy bà con khen đội nữ dân phòng ngó bộ ngon, hiệu quả, được dân yêu mến thì anh chồng bữa mô cũng dắt xe ra cổng cho vợ đi tuần tra”.
Mỗi tối, khi đồng hồ điểm đúng giờ, các chị khoác lên mình áo bảo vệ chuyên dụng, mũ, gậy cao su thực hiện ca tuần tra đêm trên khắp các nẻo đường ở P.Khuê Mỹ. Đúng 23g, khi những nhà dân đã tắt đèn đi ngủ, các chị mới trở về với mái ấm của mình.
Chị em giúp nhau mặc áo bảo vệ chuyên dụng trước khi lên đường làm nhiệm vụ tuần tra Ảnh: Đoàn Cường
“Tiến lên chính quy”
Những ngày mới thành lập đội gặp vô vàn khó khăn, hai năm đầu mỗi tháng mỗi chị được hỗ trợ có 150.000 đồng để uống nước, không có bảo hiểm. Nhưng sau đó khi đội hoạt động hiệu quả mới được hỗ trợ thêm kinh phí và mua bảo hiểm. Ghi nhận những đóng góp của đội, từ năm 2016 đội được “biên chế” 24 chị, được trang bị như nam dân phòng, có xe tuần tra do UBND TP cấp… Các chị nói vui: “Giờ đội đã tiến lên chính quy hẳn hoi rồi”.
“Nhiều người nói ra nói vào rằng mấy bà cũng rảnh, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Tụi tôi chỉ nghĩ phường nơi mình ở mà mình không có trách nhiệm đảm bảo môi trường sống tốt, lành mạnh, không vi phạm pháp luật thì ai làm thay mình
Theo Tuổi Trẻ
Xô xát, bị dân phòng đánh...
Dân phòng thừa nhận "do nghiệp vụ hạn chế, nóng quá mới xảy ra vậy".
Ngày 18-5, vợ chồng anh Trương Văn Phương và chị Võ Thị Kiều My thông tin với Pháp Luật TP.HCM vừa được Công an huyện Đức Hòa, Long An mời đến trụ sở để làm rõ việc bị một số dân phòng xã đánh bằng dùi cui và còng tay chiều 4-5 .
Mang còng đến công an huyện cầu cứu
Hai vợ chồng anh Phương cùng là công nhân làm thuê cho một lò gạch tại xã Lộc Giang, Đức Hòa, Long An. Theo tường trình của anh Phương, khoảng 14 giờ ngày 4-5, do mâu thuẫn với gia đình một đồng nghiệp nên anh có lớn tiếng chửi bới. Lát sau, một nhóm ba dân phòng tên là Hiên, Mỹ, Hiếu đến yêu cầu anh Phương vào văn phòng của lò gạch. Chị My thấy vậy cũng đi theo.
"Sau khi hai vợ chồng tôi vô văn phòng lò gạch, họ đóng cửa, hỏi tôi vài câu rồi đấm vào mắt, dùng dùi cui đánh nhiều cái vào bụng, chân. Vợ tôi vô can cũng bị họ đánh rồi còng lại" - anh Phương trình bày.
Chị My kể tiếp: "Tôi hoảng hồn tháo chạy, mang theo cái còng trên tay nhờ người chở bằng xe máy lên trụ sở Công an huyện Đức Hòa cầu cứu".
Vợ chồng anh Phương nhập viện từ ngày 4-5 đến ngày 10-5 với chi phí điều trị gần 3 triệu đồng. Bệnh án của anh Phương ghi: "Sưng bầm tím cánh tay phải, hông phải, mặt ngoài đùi phải, mắt trái kết mạc mắt đỏ, quanh mắt bầm tím". Còn bệnh án của chị My ghi: "Than đau đầu và đùi phải, rách môi trên, sưng bầm tím mông phải, đầu gối phải".
Vợ chồng anh Phương tố cáo những vết thương do bị dân phòng đánh. Ảnh: H.NAM
Công an huyện đang giải quyết
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 18-5, một người có trách nhiệm của Công an tỉnh Long An xác nhận có vụ việc dân phòng đánh người như phản ánh ở trên.
"Theo báo cáo ban đầu từ Công an huyện Đức Hòa, khi nhận được tin báo có vụ gây gổ, công an xã đã phân công một công an viên cùng nhóm dân phòng xuống hiện trường. Quá trình làm việc, do chị My đánh nhóm dân phòng trước mới dẫn đến xô xát. Theo quy định, nhóm dân phòng này được sử dụng các công cụ hỗ trợ nói trên. Còn chi tiết vụ việc, phân tích đúng sai, hướng xử lý như thế nào thì công an huyện đang giải quyết" - vị này cho biết.
Chúng tôi liên hệ UBND xã Lộc Giang thì ông Phạm Hiếu Tài, Phó Chủ tịch UBND xã, trả lời ngắn gọn: "Không biết, huyện đang làm", rồi chỉ qua công an xã. PV gọi điện thoại cho công an xã thì một phó công an xã cũng nói không biết rồi tắt máy. PV gọi lại rồi nhắn tin nhiều lần đều không được. PV tiếp tục liên lạc với ông Lê Văn Ươi, Trưởng Công an huyện Đức Hòa, nhưng vị này không bắt máy, nhắn tin cũng không trả lời.
Dân phòng thừa nhận đánh do... nóng quá! Trao đổi với PV trong ngày 19-5, ông Ngô Thành Hiên, Đội phó Đội dân phòng xã Lộc Giang (người bị vợ chồng anh Phương tố cáo - PV), xác nhận hôm xảy ra vụ việc, ông cùng hai dân phòng khác là anh Nguyễn Văn Mỹ và Nguyễn Văn Hiếu nhận được tin báo của chủ lò gạch có vụ gây gổ. "Do ở gần hiện trường nên chúng tôi gọi báo trực ban xã rồi chạy đến lò gạch trước. Anh Phương lúc đó đã có uống rượu, chúng tôi kêu vô văn phòng lò gạch ngồi xuống làm việc nhưng ảnh không nghe. Còn bà My thì chỉ mặt tụi tôi nói ăn hối lộ hay sao mà tới nhanh vậy. Nghe thế anh Mỹ giận quá nên đánh vô mặt anh Phương một cái, bà My liền đánh lại anh em. Khi hai bên xô xát, bà My té đập đầu vô cạnh bàn nên bị tét đầu, tụi tôi cũng trầy xước nhiều chỗ. Cái này cũng do anh em nghiệp vụ hạn chế, nóng quá mới xảy ra vậy. Chúng tôi đã gặp vợ chồng anh Phương gửi chút tiền hỗ trợ viện phí. Tôi cùng hai dân phòng đi cùng cũng đã bị đình chỉ công tác" - ông Hiên nói. Về việc vợ chồng anh Phương tố bị đánh bằng dùi cui, ông Hiên trả lời: Hôm đó phía dân phòng có đem theo dùi cui, đèn pin điện và còng số 8 nhưng không sử dụng. Các vết thương của vợ chồng bà My đều do quá trình xô xát gây nên. Về tình tiết bà My mang còng bỏ chạy, ông Hiên nói ban đầu nhóm dân phòng có ý định còng để khống chế bà My. Nhưng khi mới còng được một tay thì bà My dùng gạch chống cự dữ dội nên cả ba dân phòng phải... bỏ chạy.
HOÀNG NAM
Theo_PLO
Dân phòng đánh hội đồng nhóm thanh niên: Trước chưa đánh ai Theo đại diện ban chỉ huy quân sự thị xã Dĩ An, vì lực lượng tổ dân quân đông và có dụng cụ hỗ trợ nên nhóm thanh niên kia không khống chế lại được Liên quan đến thông tin vụ 6 dân quân tự vệ mặc đồng phục cầm gậy đánh "hội đồng" 4 thanh niên, chiều ngày 4/5, chia sẻ với...