Đời đàn bà đừng bao giờ im lặng vào những thời khắc này
Sự im lặng của đàn bà nếu có thể tự cứu mình thì thật đáng giá. Nhưng nếu đàn bà im lặng để càng đau lòng thua thiệt thì chỉ là dại là sai…
Sự im lặng của đàn bà trong hôn nhân, một là để bảo vệ mình, hai là để răn đe bạn đời, chứ đừng im lặng để chịu đau – Ảnh minh họa: Internet
Khi bị tổn thương
Đàn bà khi bị tổn thương, tuyệt đối đừng im lặng. Có nghĩa là bạn có thể im lìm làm điều gì đó bảo vệ mình, chứ đừng im lặng cho qua. Nếu chồng phản bội, đừng im lặng cam chịu. Nếu hôn nhân không hạnh phúc, đừng im lặng giả bình yên. Nếu bạn không còn nhìn thấy giá trị của mình trong mắt đối phương, cũng đừng im lặng tự mình trách mình. Sự im lặng của đàn bà trong hôn nhân, một là để bảo vệ mình, hai là để răn đe bạn đời, chứ đừng im lặng để chịu đau.
Sự lên tiếng của đàn bà bị tổn thương trong hôn nhân hay tình yêu chính là cách đàn bà đảm bảo giá trị của bản thân. Không ai có quyền tổn thương bạn, dù bạn yêu và hy sinh cho người đó nhiều thế nào. Không ai có quyền đánh giá thấp bạn, ngay cả là bạn đời bên cạnh. Đừng đau lòng chỉ khóc một mình, đừng xem tổn thương là đương nhiên. Khi bạn công bằng với chính mình, biết bảo vệ bản thân thì cũng không ai dám làm gì bạn cả. Phụ nữ nên biết quý trọng bản thân, dù là một vết thương nhỏ.
Khi chồng phản bội
Nhiều đàn bà chọn im lặng khi chồng phản bội, chính là không làm bất cứ điều gì, như chồng chưa từng tổn thương họ. Họ bằng lòng sống chung với sự bội bạc của chồng. Họ nghĩ sự im lặng của mình sẽ đổi lấy bình yên tạm bợ cho gia đình, một người cha cho con. Nhưng thật ra đây lại là sự im lặng đáng thương và đáng trách nhất. Đáng thương là vì không có sự đồng thuận nào với bội bạc sẽ có kết quả. Đáng trách lại là vì sự im lặng này rồi sẽ kéo dài tội lỗi và hư hỏng ở đàn ông.
Đây lại là sự im lặng đáng thương và đáng trách nhất – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Đàn bà nên hiểu nếu bạn im lặng trước người đàn ông bội bạc thì điều bạn nhận được chỉ là sự xem thường của họ. Vì bạn chấp nhận tội lỗi của họ, thì cũng không có gì để họ phải sợ thêm, càng chỉ xem bạn quá kém giá trị. Hãy hiểu, đàn bà biết giữ đúng giá trị của mình không sống cùng bội bạc. Bạn có thể chọn bất cứ điều gì, trừ sự phản bội.
Khi hy sinh không được công nhận
Bạn từ bỏ công việc mình yêu thích để ở nhà vì chồng vì con. Bạn gói ghém đam mê để lùi về sau nhường lối cho chồng. Bạn cố gắng vẹn toàn chuyện nhà, một chút thời gian cho bản thân cũng hiếm có. Nhưng chồng bạn lại xem việc bạn ở nhà là vô ích, là không sinh tiền bạc. Chồng bạn nghĩ bạn không có khả năng làm điều to tát như anh ta. Chồng bạn cho rằng chuyện nhà cũng chỉ cỏn con như việc vặt. Đó chính là khi hy sinh của bạn không được công nhận. Và bạn im lặng, vì bạn nghĩ chồng rồi sẽ nhận ra.
Thật ra mọi hy sinh của đàn bà, không phải ai cũng nhìn thấy, nhất là người bạn đời bên cạnh. Nếu bạn làm và im lặng khi người ta xem nhẹ, thì đừng mong điều đó sẽ thay đổi. Mọi sự công nhận đều đến từ cảm thông và thấu hiểu. Họ không công nhận vì họ không nhìn thấy, vì không ai nói họ biết, vì họ không đủ cảm thông cho bạn. Nếu vậy, bạn im lặng được gì?
Đàn bà nên biết lựa chọn hy sinh đáng bỏ ra, và lên tiếng để yêu cầu được công nhận trong hôn nhân – Ảnh minh họa: Internet
Đàn bà nên biết lựa chọn hy sinh đáng bỏ ra, và lên tiếng để yêu cầu được công nhận trong hôn nhân. Có nghĩa là, đã hy sinh thì phải đáng, phải được công nhận. Đừng hy sinh vô ích, đã cho điều gì phải để đối phương thấy đúng giá trị. Còn không, đừng cho, đừng hy sinh. Đàn bà hạnh phúc nhất định phải tự làm mình giá trị trong cả việc hy sinh và cho đi.
Đàn bà đừng im lặng và cam chịu, dù là trong bất kì trường hợp nào…
Trong hôn nhân, đàn bà hãy biết yêu thương mình hơn. Có nghĩa là cũng hãy biết lên tiếng khi không hạnh phúc, cũng hãy để người ta hay mình đang không vui vẻ. Đó là cách bạn bảo vệ và đòi công bằng cho mình. Đàn bà bước vào hôn nhân không thể lên tiếng thì mãi mãi là thua thiệt…
Theo Phunuvagiadinh
4 thời điểm đàn bà dù muốn nói cũng nhất định phải im lặng để chồng nể trọng cả đời
Đàn bà nói nhiều lúc nào cũng được, nhưng hãy im lặng trong 4 thời điểm này!
Im lặng để cảnh cáo
Đàn ông sợ đàn bà nói nhiều, nhưng càng sợ đàn bà im lặng hơn. Đây chính là lời cảnh cáo đáng sợ nhất mà đàn ông phải đối mặt. Đàn bà giận hờn mà khóc lóc, cằn nhằn còn may mắn bởi vẫn dễ dỗ dành, nhưng một khi im lặng thì đàn ông nên chột dạ đi là vừa.
Tôi từng nghe đâu đó câu chuyện, chị này phát hiện chồng ngoại tình, chỉ nói với anh một câu duy nhất "Em đọc điện thoại của anh và đã biết tất cả" rồi hoàn toàn im lặng. Mỗi tối chị cố tình đi làm về rất muộn, mặc chồng cơm nước chăm con, về đến nhà là khóa cửa chơi với con trong phòng. Chị không dọn dẹp nhà cửa, cơm nước chu toàn như xưa nữa, cũng bắt đầu thay đổi đầu tóc, cách ăn mặc.
Sau chuỗi ngày dài chịu đựng sự im lặng của vợ, cuối cùng anh cũng phát điên nói: "Em phạt anh thế nào cũng được, đừng im lặng nữa, anh không chịu đựng nổi". Chị vỏn vẹn: "Anh chăm con tốt hơn rồi đấy, mình ly hôn đi!" rồi lại rơi vào im lặng.
Chưa lúc nào anh sợ phải chia tay chị như khi này, giờ đây anh mới thấy những cảm giác chung đụng với người thứ ba chỉ là trò ngu xuẩn, bồng bột. Giờ đây anh mới biết cần vợ thế nào và chỉ mong chị khóc lóc trách hờn cho anh nhẹ lòng...
Lặng im để đối phương có cơ hội sửa sai
Những khi nóng giận, mâu thuẫn chẳng ai có đủ bình tĩnh để nói những lời dễ nghe, để nói những lời khiến đối phương vừa lòng. Vì biết "giận quá mất khôn" nên đàn bà khôn sẽ giữ im lặng khi vợ chồng cự cãi. Họ không lời qua tiếng lại, càng không đôi co to tiếng với chồng.
Lúc này, đàn bà khôn nhún nhường để chồng được phần hơn về mình, để anh ấy "xả" hết những tức giận, uất ức trong lòng. Họ chờ đến khi chồng bình tĩnh, chờ đến khi đối phương nhận ra mình đã sai mà lân la làm lành, xin lỗi nàng mới trút hết lòng mình, phân tích phải quấy đúng sai.
Sự im lặng của đàn bà không phải là nhẫn nhịn, là cam chịu mà là cách họ cho người đàn ông của mình cơ hội sửa sai, cơ hội nhận ra sai lầm.
Im lặng để được tôn trọng
Đàn bà không không nói lời thừa thãi, không để đàn ông xem nhẹ lời nói của mình. Họ biết cái gì nên nói, lúc nào nên nói, khi nào, lúc nào nên im lặng.
Khi biết chồng đang khó chịu, mệt mỏi, áp lực với hàng tá chuyện công việc, chuyện xã hội, bạn bè ngoài kia, có thể anh sẽ bớt quan tâm vợ, lười chia sẻ việc nhà với vợ nhưng vợ sẽ biết thấu hiểu mà im lặng, nhường cho anh không gian riêng để suy nghĩ.
Sự im lặng này không phải nhẫn nhịn, đó chính là khôn khéo, kiên nhẫn, tinh ý và khôn ngoan. Đó là sự tôn trọng chồng, cũng là cách khiến chồng phải tôn trọng mình. Đàn ông có thể vô tâm, nhưng chắc chắn sẽ nhận ra được cái im lặng có chủ ý của đàn bà. Họ sẽ cực kỳ trân trọng sự im lặng chừng mực và tinh tế này từ người phụ nữ của mình.
Lặng im để buông tay
Một cuộc tình có thể dễ dàng kết thúc bằng lời chia tay, nhưng hôn nhânlại không đơn giản như thế. Lúc này, đấy là trách nhiệm giữa gia đình hai bên, là trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau, là cuộc ly hôn trước tòa.
Thế nên, một khi đàn bà đã cạn tình cạn nghĩa, khi đã đớn đau đến tận cùng, khi đã tuyệt vọng với chính con tim mình họ sẽ quyết định dừng lại. Và sự im lặng, chính là bước chuẩn bị, là dấu hiệu của mong muốn chấm dứt cuộc hôn nhân thất bại.
Theo Phunutoday
Đàn bà có chồng: một lần lầm lỡ, cả đời không yên Đàn ông ngoại tình quay về thì dễ nhưng đàn bà ngoại tình muốn quay về sao quá khó. Phận đàn bà, một lần lầm lỡ là cả đời ngả nghiêng. Lối đi nào cho những người phụ nữ trót lỡ ngoại tình? Ảnh minh họa Mọi thứ đều tạm bợ Với nhiều ông chồng, họ có thể chấp nhận bỏ qua một...