Đợi con qua mùa dịch
Người đàn bà ấy đã đợi chồng qua hai cuộc chiến tranh, nay tiếp tục đợi con qua mùa dịch. Mẹ không sợ thiếu đói, chỉ sợ “ông trời kêu đi” mà không kịp thấy mặt con.
Các hãng hàng không thông báo hạn chế các chuyến bay nội địa. Các tuyến xe đò về quê cũng đã ngưng. Mẹ gọi điện cho tôi, câu hỏi được nói ra nửa giỡn nửa thiệt, nhưng tôi biết mẹ đã suy nghĩ nhiều lắm trước khi đụng đến câu chuyện đó. Mẹ hỏi: “Nếu mẹ mất, con có về được không?”.
“Con nhất định sẽ về, nhưng mẹ khỏe mà, mẹ nghĩ gì mà ghê vậy? Không có máy bay, không có xe đò thì con sẽ chạy xe máy về, mẹ đừng lo”.
“Mẹ nghe nói người từ Sài Gòn về sẽ bị cách ly, con định trốn cách ly à?”.
Ôi mẹ tôi, đặt ra bao nhiêu chuyện để tự dọa mình. Tuổi 80 của mẹ chưa bao giờ là gánh nặng đối với mấy đứa con. Những ngày đầu khi dịch bệnh mới manh nha, tôi đã định đón mẹ vào ở cùng, nhưng mẹ không chịu. Mẹ bảo lúc này ở yên trong nhà là tốt nhất, đi đâu cũng sợ, quê mình không có dịch, bà con hàng xóm thân thuộc có gì mẹ nhờ mua giúp, các con đừng lo.
Thế rồi mẹ con tôi đứt đoạn, lệnh hạn chế đi lại áp xuống, với mẹ chỉ đơn giản là các con sẽ không về được đến nhà. Thế hệ mẹ tôi đã từng trải qua bao đận đói nghèo, chia cắt, từ chiến tranh đến hậu chiến. Trong mẹ, nỗi lo về lương thực thực phẩm không đáng sợ bằng nỗi lo ngăn cách với người thân.
Mẹ không sợ thiếu đói, chỉ sợ “ông trời kêu đi” mà không kịp thấy mặt con mình. Tôi cũng sợ. Tôi sợ mẹ tôi lo quá mà đổ bệnh thật thì chúng tôi không biết làm sao về được tới nhà. Với người già, thật khó bảo họ đừng lo lắng.
Những ngày này, mẹ tôi đang ngóng đợi các con. Người đàn bà ấy đã đợi chồng qua hai cuộc chiến tranh, nay tiếp tục đợi con qua mùa dịch. Hôm qua, hôm nay, tôi gọi điện nói với mẹ ca bệnh ít dần rồi, dịch có vẻ sắp qua, lệnh hạn chế đi lại có thể sắp được dỡ bỏ. Ngay khi hết hạn chế, con sẽ đưa mẹ vào với con.
Thật bất ngờ, mẹ tôi bảo: “Mẹ vẫn ở yên đây thôi, cũng phải đợi con ạ, đợi đến khi thật sự hết dịch bệnh. Chộn rộn đi lại lúc này chỉ làm mọi việc tệ hơn thôi. Mẹ già rồi, chuyến đi cuối cùng đã gần rồi, mẹ muốn chuyến đi ấy được thanh thản, không làm phiền lụy vướng bận thêm mọi người”.
Tôi dặn mẹ: “Mẹ giữ gìn sức khỏe nha, từ đây tới khi máy bay bay trở lại, xe đò chạy trở lại, mẹ không được bệnh”. “Ừ, mẹ có bệnh gì đâu”, mẹ nói.
Tôi biết người già làm sao mà không bệnh. Mỗi ngày tôi đều đặn gọi điện hỏi thăm huyết áp, giấc ngủ, hỏi thăm cái lưng đau mỏi, hay bữa trưa nay mẹ ăn gì. Thế hệ chúng tôi rời gia đình vào thành phố lập nghiệp, thành công, đã là một niềm vui lớn trong đời cha mẹ.
Giữa tâm dịch này, tôi nhớ, mẹ tôi cũng như bao nhiêu người mẹ người cha khác, đang từng ngày nắm níu mối dây liên lạc mỏng manh với con cái mình nơi những thành phố lớn. Họ trông ngóng bằng tất cả sự từng trải chịu đựng của mình, mong cho bình yên sớm trở lại.
Chúng tôi ở yên trong nhà không phải chỉ vì lệnh hạn chế, còn vì những người mẹ người cha ấy nữa, hiểu rằng bằng ý thức của mình góp phần giảm thiểu từng chút một khả năng bùng phát dịch, để mình được về với mẹ khi mẹ cần.
Thùy Phương
Chuyện thời cách ly chống Covid-19: Thuê chó đi dạo, dắt gà đến tiệm tạp hóa để có cớ ra ngoài
Đúng là thời thế tạo anh hùng.
Nga: Thuê chó đi dạo để tranh thủ... trốn cách ly, hít thở không khí trong lành
Quả là "cái khó ló cái khôn", con người luôn chứng minh được mình có thể thích nghi với bất kỳ sự thay đổi nào diễn ra xung quanh mình.
Bằng chứng là mới đây, khi thủ đô Mát-x-cơ-va của Nga và vài khu vực khác vẫn đang trong thời kỳ phong tỏa và cách ly để chống dịch Covid-19, và người dân chỉ được phép ra ngoài khi có chuyện khẩn cấp, thì người ta đã vắt óc nghĩ ra... một trường hợp khẩn cấp, đó là dắt chó đi dạo.
Với những người có chó thì không sao, nhưng những người không có chó thì làm thế nào?
Không có chó đi dạo thì ta... đi thuê vậy.
Vậy là một ngành dịch vụ mới do một người Tây Ban Nha sống tại đây khởi xướng: Cho thuê chó. Mỗi một tiếng cho thuê giá từ 200 - 500 rúp, tương đương khoảng 60 - 160.000 VND. Cũng là một cái giá chấp nhận được với những người khao khát hít thở bầu không khí trong lành và chán cảnh tù túng trong nhà.
Tuy nhiên, xu hướng này đang vấp phải một số ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng chủ của các chú chó đôi khi còn không lường trước được hành vi của con vật, huống hồ là người lạ, nhỡ chúng đột nhiên nổi loạn và chạy biến mất thì sao?
Được biết, anh chàng cho thuê chó nói trên đã bị cảnh sát chú ý, nên những người có ý định cho thuê chó hoặc đi thuê chó cũng nên suy nghĩ lại. Suy cho cùng, sự an toàn của chúng ta vẫn là quan trọng nhất đúng không?
Ukraine: Dắt gà đến tiệm tạp hóa... cho đỡ buồn
Trong khi đó, tại Ukraine, một người dân của làng Slobozhansky, thuộc vùng Dnipropetrovsk không có chó, và cũng không muốn đi thuê chó liền nghĩ ra sáng kiến mới, đó là... dắt gà đến một tiệm tạp hóa để giết thời gian và được ra ngoài trong lúc lệnh phong tỏa và cách ly đang được thực hiện ở đây.
Dắt gà đến tiệm tạp hóa
Tất nhiên, anh thanh niên dắt gà đi dạo vẫn tuân thủ quy định đeo găng tay và khẩu trang. Video ghi lại cảnh tượng có 1-0-2 này của anh được những người đi đường ghi lại, đăng tải lên mạng xã hội và nhanh chóng trở nên viral.
Thanh Hương
Từ TP.HCM về Đà Nẵng, chơi 'chiêu' trung chuyển để trốn cách ly vẫn không thoát Ngày 8.4, UBND P.Hòa Khê (Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) ra quyết định xử phạt hành chính một công dân trốn cách ly với mức 3,5 triệu đồng. TP.Đà Nẵng quy định người dân từ TP.HCM, Hà Nội về Đà Nẵng từ ngày 5.4 phải cách ly tập trung, từ 1 - 4.4 cách ly tại nhà - Nguyễn Tú Trước đó, anh N.N.H...