Đòi chủ quyền ở Biển Đông, động cơ nơi đáy biển sâu của Trung Quốc
Đáy biển tại các vùng nước tranh chấp là nguồn cung cấp đất hiếm cực kỳ quan trọng cho các tham vọng công nghệ của Trung Quốc.
Trong tháng 3 qua, hơn 200 tàu dân binh Trung Quốc đã quần tụ tại Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sự hiện diện này là lời nhắc nhở đáng quan ngại về yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra bao trùm hầu hết Biển Đông – thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn”.
Quan chức Philippines gióng lên hồi chuông cảnh báo và tái khẳng định phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 để bác bỏ yêu sách chủ quyền trái phép của Trung Quốc.
Trong khi đó, Bắc Kinh bác bỏ phán quyết này và cố gắng lấp liếm về sự hiện diện quân sự. Và Trung Quốc vẫn lặng lẽ củng cố sự hiện diện mới, đầy tranh cãi ở Biển Đông. Động thái của họ có nguy cơ châm ngòi cho cuộc xung đột. Không ít chuyên gia đã cảnh báo về nguy cơ chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chiến lược bắp cải và sự trì hoãn
Trong số rất nhiều vấn đề đang bị ảnh hưởng có việc tiếp cận tự do, đi lại không giới hạn qua vùng biển quốc tế, cũng như các tuyến đường thương mại quan trọng yếu ở đây. Chính vì thế, Biển Đông thu hút sự chú ý của những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.
Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Ảnh: Alamy
Sự hiện diện của hải quân Trung Quốc trong khu vực đạt mức kỷ lục với kế hoạch thậm chí tăng cường hơn nữa. Mỹ cũng củng cố lực lượng của mình và Tổng thống Joe Biden đã cho thấy ý định của ông là duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Liên minh châu Âu cũng công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được chờ đợi bấy lâu, trong đó nhấn mạnh việc cần duy trì tự do và tiếp cận mở các vùng biển quốc tế, các tuyến đường hàng hải.
Anh đang điều động một đội tàu chiến đến khu vực – sự triển khai lớn nhất của nước này kể từ cuộc chiến Malvinas/Falkland năm 1982. Với tất cả thực trạng này, liệu có ai tự hỏi chúng ta đang trải qua thời kỳ tiền chiến tranh?
Tuy vậy, chiến tranh ở Biển Đông dường như là không thể. Những diễn biến gần đây có lẽ là chương lớn nhất trong cuốn sách rất dài của Trung Quốc.
Video đang HOT
Những chương tương tự đã mở ra với đá Vành Khăn, đá Chữ Thập và đá Subi. Mỗi lần, Trung Quốc dần khẳng định sự hiện diện và ảnh hưởng của họ trong vùng tranh chấp, như ở Trường Sa và bãi cạn Scarborough theo chiến lược “bắp cải” – yêu sách và củng cố chủ quyền ở các tiền đồn xa xôi, trong khi phớt lờ các giải pháp pháp lý và tránh đụng độ quy mô lớn. Có thể gọi đây là chiến lược trì hoãn với cách tiếp cận chậm rãi và kiên nhẫn.
Dự báo Trung Quốc sẽ tiếp tục lộ trình này trong tương lai gần, dựa vào chiến thuật vùng xám để mở rộng tầm với ở Biển Đông.
Để biết lý do vì sao, chúng ta cần nhìn vào những gì xảy ra ở dưới bề mặt, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Chiếm lĩnh thị trường đất hiếm
Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh mẽ với các cường quốc toàn cầu trong cuộc đua kinh tế vĩ đại của thế kỷ 21: Thống trị thị trường sạch hơn, thay thế nhiên liệu hóa thạch. Nước này không giấu diếm tham vọng lãnh đạo thế giới về sản xuất pin sẽ cung cấp năng lượng cho nhu cầu giao thông tương lai, năng lượng cho các thiết bị điện tử tinh vi cho phép chúng ta giao tiếp và kinh doanh, làm giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu.
Cùng lúc đó, Bắc Kinh mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu toàn cầu về thiết bị điện tử hiện đại. Với “Made in China 2025″ là nền tảng kinh tế chủ chốt mà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra, các lĩnh vực sản xuất được ưu tiên cao là bán dẫn, công nghệ không gian và rô bốt.
Đáy biển là nơi Trung Quốc hướng tới để khai thác đất hiếm. Ảnh: Reuters
Những loại pin và thiết bị điện tử tiên tiến này lại dựa vào việc khai thác và tinh chế đất hiếm. Việc tiếp cận với nguồn cung dồi dào đất hiếm sẽ rất quan trọng với sự tăng trưởng của lĩnh vực này trong những năm tới. Theo nghiên cứu, một trong những mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc là duy trì thế mạnh với thị trường đất hiếm.
Trong suốt 3 thập niên qua, Trung Quốc gần như chiếm lĩnh thị trường sản xuất và xuất khẩu đất hiếm. Chiếm khoảng 90% tiêu thụ đất hiếm thế giới, Trung Quốc có thế mạnh trong kiểm soát giá và số lượng mặt hàng thiết yếu này. Giống như Ảrập Xê-út trong thị trường dầu mỏ toàn cầu, Trung Quốc có thể hạn chế hoặc mở rộng việc xuất khẩu đất hiếm để duy trì lợi thế giá cả, nguồn cung của họ.
Vai trò của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm có ý nghĩa thế nào với không gian địa chính trị ở Biển Đông? Trung Quốc gần đây đối mặt với hai mối đe dọa tiềm tàng về nguồn cung đất hiếm. Thứ nhất, khi nền kinh tế nước này và tầng lớp trung lưu ngày một phát triển, Bắc Kinh có thể thấy trước sự hao hụt của các mỏ đất hiếm trong nước.
Thứ hai, Trung Quốc đã thành công trong việc tận dụng nguồn đất hiếm thô từ các nước như CH Congo, nhưng việc tiếp cận ổn định lâu dài nguồn bên ngoài này vẫn còn là vấn đề.
Nhìn ra phía biển
Để ứng phó, Trung Quốc bắt đầu nhìn ra phía biển tìm cách tăng cường nguồn cung đất hiếm. Vùng đáy Biển Đông chứa đựng nguồn cung cấp dồi dào các khối khoáng chất nhỏ gọi là phức chất đa nhân của đất hiếm. Trung Quốc đã phát triển công nghệ khai thác biển sâu hiện đại, có khả năng thu nhặt phức chất và nguồn đất hiếm trong đó là vô song.
Với những yêu cầu ngày càng chặt chẽ của Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế, cách tốt nhất để Trung Quốc tiếp tục tiếp cận các nguồn khoáng sản đáy biển và nguồn cung đất hiếm ngoài khơi là biến những khu vực này thành vùng có chủ quyền.
Nếu mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát nguồn cung và giá cả đất hiếm trong ít nhất thế kỷ tới thì gây chiến sẽ phản tác dụng. Thực tế là nước này đã khá quen với những giới hạn sức mạnh họ có trên thị trường đất hiếm. Năm 2010, một tàu cá Trung Quốc bị lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ sau đụng độ gần Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật cũng như áp hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm với phần còn lại của thế giới.
Giá cả phi mã nhưng những gì xảy ra tiếp theo mới là quan trọng.
Giá tăng và nguồn cung giảm đã thu hút những người chơi mới tham gia giao dịch đất hiếm. Bộ Quốc phòng Mỹ mở cuộc điều tra về sự phụ thuộc của họ vào khoáng sản Trung Quốc. Hàng chục công ty tư nhân lao vào thị trường.
Trong cái gọi là “Cuộc khủng hoảng đất hiếm 2010-2012″, Trung Quốc học được rằng, việc hạn chế nguồn cung và tăng giá quá mức sẽ làm xói mòn vị thế của họ trên thị trường.
Vào năm 2014, Trung Quốc bỏ quota, khôi phục xuất khẩu sang Nhật và giá thành giảm. Những gương mặt mới trên thị trường đất hiếm rơi rụng dần, nhưng nguy cơ về sự tái hợp của họ vẫn hiện hữu.
Bằng bài học kinh nghiệm đó, mục tiêu của Trung Quốc không phải là khai thác sức mạnh thị trường để làm suy yếu khả năng tiếp cận đất hiếm toàn cầu. Thay vào đó, họ có thể đặt mục tiêu đảm bảo nguồn cung ổn định để đáp ứng nhu cầu nội địa ngày một lớn trong khi tiếp tục chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.
Nếu Trung Quốc có thể đảm bảo nguồn cung đất hiếm dồi dào, chi phí thấp đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình, họ sẽ thành công trong các tham vọng kinh tế thời gian tới.
Do vậy, những cuộc đối đầu sẽ không sớm kết thúc, nhưng cũng không bùng nổ thành chiến tranh. Các mục tiêu chiếm lĩnh thị trường của Trung Quốc sẽ tiếp tục là động cơ để họ mở rộng tầm với và tham vọng chủ quyền ở Biển Đông. Dù mọi thứ có căng thẳng thế nào trên bề mặt, thì tính kinh tế của những gì nằm phía dưới là không thể bị bỏ qua.
Philippines nói sẽ tiếp tục diễn tập trên Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tuyên bố nước này sẽ duy trì các cuộc diễn tập hàng hải trên Biển Đông, bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc.
"Các hoạt động diễn tập, tuần tra hàng hải trên Biển Đông của cảnh sát biển và Cục ngư nghiệp Philippines sẽ tiếp diễn. Quan điểm của chính phủ sẽ không lung lay", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay ra thông cáo cho biết.
Bộ trưởng Lorenzana thêm rằng thông cáo này phản ánh quan điểm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, trong đó yêu cầu quân đội Philippines "bảo vệ chủ quyền nhưng không sử dụng biện pháp quân sự và duy trì hòa bình trên các vùng biển". "Philippines có thể thân thiện và hợp tác với các nước khác, nhưng sẽ không đánh đổi chủ quyền của chúng tôi", Lorenzana cho hay.
Xuồng và tàu tuần tra của cảnh sát biển Philippines diễn tập trên Biển Đông ngày 25/4. Ảnh: AFP .
Đợt diễn tập bắt đầu từ hôm 25/4 tại một số khu vực ở Biển Đông mà Philippines tuyên bố là trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, trong đó có bãi cạn Scarborough cùng những khu vực phía nam và phía đông Philippines.
Phát ngôn viên cảnh sát biển Philippines Armando Balilo cho biết đợt diễn tập bao gồm các nội dung như định vị di chuyển, vận hành tàu thuyền nhỏ, bảo trì và hoạt động hậu cần. "Các cuộc diễn tập này nhằm"đối phó với sự hiện diện mang tính đe dọa của tàu thuyền Trung Quốc trong khu vực", ông nói.
Khi được hỏi về cuộc diễn tập này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã yêu cầu Philippines "chấm dứt các hoạt động gây phức tạp tình hình và leo thang tranh chấp" trên Biển Đông. Ông này còn ngang nhiên cho rằng Trung Quốc có "chủ quyền" với khu vực bên trong "đường 9 đoạn" Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.
Manila hồi tháng 4 nhiều lần gửi công hàm phản đối tới Bắc Kinh, liên quan vụ hơn 240 tàu vỏ sắt của Trung Quốc hiện diện tại bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Manila cho rằng các tàu dân quân biển Trung Quốc có hành vi "đe dọa an toàn hàng hải và tính mạng" ngư dân Philippines. Tổng thống Duterte sau đó tuyên bố sẽ điều tàu hải quân tuần tra Biển Đông.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Cộng đồng quốc tế đã quyết liệt lên án động thái của Trung Quốc. Hải quân Mỹ liên tiếp điều các nhóm tàu chiến tới Biển Đông diễn tập.
Việt Nam khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc tại bãi Ba Đầu đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đang bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Phần lớn đội tàu vỏ sắt Trung Quốc rút khỏi bãi Ba Đầu hồi giữa tháng 4 sau nhiều tuần căng thẳng.
Philippines tố Trung Quốc muốn 'chiếm thêm' ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói Trung Quốc duy trì hiện diện của dân quân biển và thể hiện mưu đồ "chiếm thêm các khu vực ở Biển Đông". "Sự hiện diện liên tục của dân quân biển Trung Quốc trong khu vực cho thấy mưu đồ của họ nhằm chiếm thêm những khu vực ở Biển Đông. Họ đã từng làm điều...