“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”: Thông điệp quen thuộc trên phim truyền hình Việt?
Những khúc mắc, rắc rối, đôi khi là cả ân oán được truyền từ đời cha mẹ sang đời con cái dường như là chủ đề, thông điệp được các biên kịch phim truyền hình Việt Nam yêu thích.
Ở một đất nước giàu truyền thống Á Đông như Việt Nam, việc những triết lý, tư tưởng của người Việt xưa thường xuyên được phản ánh trong các bộ phim truyền hình trình chiếu trong khung giờ gia đình là dễ hiểu. Với những khung giờ như 20h45′ đến 22hh00 hay 21h30 đến 22h45′, những nhà làm phim hoàn toàn có thể nhân cơ hội này để truyền tải đến khán giả những thông điệp quen thuộc và gần gũi với họ trong quãng thời gian cả gia đình có thể ngồi quây quần với nhau trước màn hình TV.
Có thể dễ dàng nhận thấy cốt truyện của các bộ phim trình chiếu trên sóng VTV gần đây như Thương Nhớ ỞAi, Người Phán Xử, Sống Chung Với Mẹ Chồng thường bao gồm những thông điệp quen thuộc như ác giả ác báo, quy luật nhân quả, tình cảm giữa những người trong gia đình, sự nhân văn giữa người với người…
Những thông điệp này phù hợp với đối tượng khán giả là những người ông, người bà, người mẹ trong gia đình, những người đã có nhiều kinh nhiệm sống trong xã hội và được nuôi dưỡng bởi những tư tưởng truyền thống được truyền lại từ thế hệ trước.
Ngoài những đề tài kể trên, còn một yếu tố khác cũng đang được các nhà làm phim rất ưa thích là việc các nhân vật phải đấu tranh để tránh phạm phải những sai lầm do tiền nhân đời trước của mình gây ra. Dưới đây là danh sách những bộ phim có sử dụng đề tài này.
1. Cả Một Đời Ân Oán
Cả Một Đời Ân Oán là bộ phim làm lại từ kịch bản phim Trung Quốc mang tên Cô Dâu Bạc Triệu. Bộ phim khai thác mối quan hệ phức tạp của các thành viên trong gia tộc họ Vũ. Khi ông Quang đưa Phong, đứa con ngoài giá thú của ông về ra mắt, cuộc sống trong gia đình của ông bị đảo lộn. Vợ con của ông Quang đều cảm thấy khó chấp nhận Phong.
Mọi chuyện càng trở nên phức tạp hơn khi Phong phát hiện Dung, người yêu cũ của anh giờ đã trở thành con dâu trưởng của gia tộc họ Vũ. Diễn biến phần một của bộ phim xoay quanh việc Phong và vợ của anh – Diệu có những xung đột nảy lửa với Vũ Gia, dẫn đến việc Dung và con trai ông Quang phải ly hôn.
Dung chuyển đến một vùng khác làm lại cuộc đời. Cô mang trong mình giọt máu của Đăng nhưng anh không hề biết. Diệu và Phong cũng chia đôi đường sau bao sóng gió.
Sau 20 năm, các nhân vật của phần 1 đã trở nên từng trải hơn
Sang phần thứ hai, những rắc rối giữa các thành viên gia tộc họ Vũ lan sang đời con cháu. Con trai của Dung và Đăng trở thành tình địch với Nguyên, con trai riêng của Đăng với người vợ trước. Cha không biết mặt con, anh không biết mặt em, một lần nữa những ân oán về tình, tiền kéo những thành viên của gia tộc họ Vũ lại gần nhau một lần nữa.
Những rắc rối của thế hệ đi trước vẫn tiếp tục lan sang thế hệ sau
2. Thương Nhớ Ở Ai
Thương Nhớ Ở Ai là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Bến Không Chồng của nhà văn Dương Hướng, lấy bối cảnh ở làng Đông – một vùng quê Bắc bộ điển hình những năm 1950 – 1960. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngôi làng trở nên vắng bóng đàn ông, chỉ còn những người đàn bà goá ngày ngày tụ tập ở bến nước đầu làng. Họ khao khát được yêu thương nhưng không thể vượt qua được định kiến của xã hội.
Video đang HOT
Giai đoạn đầu của phim tập trung vào mối tình tay ba giữa Hơn, Vạn và Nhân
Phần một của bộ phim tập trung vào mối tình tay ba Hơn – Nhân – Vạn. Nhân và Vạn yêu nhau từ thời trẻ nhưng không đến được với nhau vì giữa hai người có mối thù dòng thọ. Hơn muốn đến với Vạn nhưng không thể vì Vạn là chiến sĩ Điện Biên trong khi chồng cũ của Hơn lại là con nhà địa chủ. Dấu tích của nỗi đau thời đại hằn mạnh lên số phận của những con người bị định kiến xã hội kìm nén khát khao hạnh phúc của bản thân.
Phần hai của phim tập trung vào mối tình giữa Hạnh và Nghĩa
Sang phần hai, Hạnh – con gái của Nhân trưởng thành và lặp lại vết xe đổ của mẹ mình ngày trước. Cô và con trai trưởng tộc nhà họ Nguyễn phải lòng nhau. Không như những người đi trước, Hạnh và Nghĩa kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại cả hai dòng họ để cuối cùng có một đêm tân hôn vội vàng trong con điếm nhỏ bỏ hoang trên rìa làng trước ngày Nghĩa lên đường đi kháng chiến chống Mỹ.
3. Người Phán Xử
Người Phán Xử là bộ phim mua bản quyền làm lại từ bộ phim Ha Borer của Israel. Dù nền tảng văn hoá ở bộ phim gốc khá xa lạ nhưng những biên kịch của Người Phán Xử đã xử lý lại sao cho phù hợp với khán giả Việt hơn và nhấn mạnh vào những yếu tố liên quan đến tư tưởng Á Đông.
Phan Quân là nhân vật nổi bật nhất trong cả bộ phim
Nhân vật chính của phim là Phan Quân – một ông trùm thế giới ngầm dưới bóng doanh nhân thành đạt, chủ tịch Tập đoàn Phan Thị. Ông được gọi là người phán xử, có quyền lực bậc nhất trong giới xã hội đen. Tuy nhiên, Phan Quân lại phải đau đầu vì các mâu thuẫn trong gia đình, chủ yếu bắt nguồn từ cậu quý tử chơi bời, nóng nảy tên Phan Hải. Trong lúc đó Lê Thành – một nhà tâm lý học đi tìm cha ruột của mình và thật bất ngờ anh nhận ra Phan Quân chính là cha đẻ của mình.
Một trong những thử thách lớn nhất trong đời Lê Thành là thoát ra khỏi cám dỗ của người cha quái kiệt
Một chi tiết được nhấn mạnh hơn trong Người Phán Xử bản Việt là khi Lê Thành được bạn gái thông báo đã có thai ngay trước khi anh định nói lời chia tay. Nghĩ lại hoàn cảnh làm con rơi của chính bản thân mình, Lê Thành lựa chọn đi ngược lại quyết định của Phan Quân ngày xưa và kết hôn với người bạn gái đang mang thai đứa con của mình. Tuy nhiên, cho đến tận cùng Lê Thành vẫn không thể thoát khỏi cái bóng của Phan Quân và dần trở thành một ông trùm mới trong thế giới ngầm. Anh đã phải trả giá bằng tính mạng cho sai lầm của mình.
Tình Khúc Bạch Dương là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Tình Khúc Lavana của một cựu du học sinh Liên Xô người Việt Nam. Nội dung phim xoay quanh mối quan hệ của bốn người bạn cùng học ở Liên Xô là Hùng, Quyên, Quang và Vân. Trong đó, Hùng và Quyên yêu nhau, Quang và Vân cũng là một cặp. Nhưng biến cố đầu tiên đã xảy ra, Quyên và Quang lại về Việt Nam trước, còn Hùng và Vân vẫn ở lại Nga.
Quang từng có mối tình đẹp với Vân nhưng không thành
Bắt đầu từ tập thứ 14, phim chuyển sang bối cảnh của hơn 20 năm sau. Bất ngờ là Quyên và Quang đã là vợ chồng, và tại Nga, Hùng và Vân cũng đã thành đôi. Trong một lần về Việt Nam công tác, Hùng tình cờ gặp lại Quyên. Ngay lập tức, những rung động năm xưa trong Hùng trỗi dậy. Trong khi đó, Quyên vốn đang có cuộc sống hôn nhân tẻ nhạt với Quang cũng cảm thấy xốn xang khi gặp lại người cũ.
Giai đoạn sau của phim, con trai của Quang lại vướng vào một rắc rối tình cảm khác có liên quan đến chuyện của bố mẹ mình năm xưa
Giai đoạn sau cũng giới thiệu thêm những tuyến nhân vật mới với khán giả. Trong đó có hai nhân vật Linh và Diệu Anh. Linh là con trai của Quyên và Quang trong khi Diệu Anh là con gái của Hùng và Vân. Số phận run rủi khiến cho họ quen nhau trên mạng và phải lòng nhau. Đứng trước mối quan hệ tay tư của bố mẹ, liệu mối tình của đôi trẻ có bị ảnh hưởng? Khán giả sẽ cần phải đón đợi những tập tiếp theo của Tình Khúc Bạch Dương để biết được điều này.
Theo Trí Thức Trẻ
Đây là 4 nhân vật bị ghét nhiều nhất trên truyền hình Việt những ngày qua
Nhân vật phản diện khiến khán giả căm thù thì không nói làm gì, nhưng vẫn có những kiểu nhân vật bị ghét vì đủ thứ lý do đấy.
Trong số các nhân vật trên phim thì có lẽ những nhân vật bị ghét vì độc ác, đa đoan và giả dối là được nhắc đến nhiều hơn cả. Nhiều khi sau khi bộ phim kết thúc, khán giả vẫn nhớ về những nhân vật đáng ghét này hơn cả nhân vật chính. Đây là một điểm khá đặc trưng trong phim truyền hình Việt bởi các nhà làm phim thường có xu hướng xây dựng nhân vật sao cho thật ác độc, thật thâm hiểm để kích động sự phẫn nộ của khán giả, tạo được hiệu ứng bàn tán sôi nổi trong thời gian phim đang chiếu.
Bên cạnh đó, cũng có không ít các trường hợp nhân vật đáng ra được xây dựng để không bị ghét nhưng do tay nghề kịch bản kém nên vẫn khiến khán giả khó chịu bởi hành động, suy nghĩ vô lý, không hợp với logic thông thường. Dưới đây là danh sách 4 nhân vật khiến khán giả khó chịu nhất trên truyền hình Việt thời gian gần đây.
1. Diệu trong Cả Một Đời Ân Oán
Kiểu nhân vật con dâu hay mẹ chồng ác độc vẫn luôn là một "đặc sản" của phim Việt trên truyền hình. Nhân vật cô con dâu Diệu (Lan Phương) trong Cả Một Đời Ân Oán chính là một trong số các nhân vật như vậy. Diệu là vợ của Phong (Hồng Đăng) - con trai riêng của ông Quang. Dù có yêu Phong thật nhưng một trong những mục đích lớn nhất của Diệu khi lấy anh là để có một phần thừa kế trong miếng gia sản kếch xù mà ông Quang đã gây dựng được.
Tại công ty Vũ Gia cũng là công ty của gia đình Phong, Diệu cố tìm cách can thiệp vào mọi chuyện hòng đạt được mục đích của mình và khiến cho nhà chồng xào xáo. Với sự nanh nọc, thủ đoạn chất chứa trong ánh mắt luôn hằn học và xoáy sâu vào người đối diện, diễn xuất của Lan Phương trong phim đã biến nhân vật này trở thành một trong những nhân tố hấp dẫn nhất trong suốt quá trình phần 1 của bộ phim diễn ra.
2. Quyên trong Tình Khúc Bạch Dương
Bên cạnh Cả Một Đời Ân Oán thì Tình Khúc Bạch Dương cũng tạo dấu ấn không kém bởi những nhân vật đáng ghét. Phim kể về chuyện tình tay tư giữa bốn người bạn từng học chung với nhau từ hồi còn ở Liên Xô. Trong đó, 14 tập đầu của bộ phim kể về mối tình rất đẹp giữa Hùng (Huỳnh Anh) và Quyên (Minh Trang). Tuy nhiên, vì những hiểu lầm dai dẳng cũng như trong lòng Quyên đã để ý đến người khác nên hai người đã chia tay sau khi Quyên kết thúc quá trình học ở Liên Xô và trở về Việt Nam trước Hùng.
Quyên lúc trẻ do Minh Trang thể hiện
Điều đáng nói là khi về nước, Quyên lại tán tỉnh Quang (Bình An), người yêu của bạn thân mình, sau đó hai người lấy nhau. Sau 30 năm chung sống không thuận lòng, Quyên lại chán Quang và tìm cách quay lại với Hùng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình của anh lúc này. Nhân vật này đáng ra không bị ghét nhưng bởi vì kịch bản xây dựng còn non tay nên đã tạo ra một làn sóng những phản hồi bất bình, khó chịu của khán giả trên mạng xã hội.
Sau tập14, phần diễn biến lúc trưởng thành của nhân vật do Thanh Mai đảm nhiệm
3. Quất trong Thương Nhớ Ở Ai
Quất là một trong số những nhân vật đáng ghét nhất trong Thương Nhớ Ở Ai. Bản thân là cán bộ văn hoá nhưng Quất lại thiếu hiểu biết về những giá trị tinh thần của quần chúng. Nhiều lần, Quất hướng các quyết sách cực đoan của mình về phía những nếp sống lâu đời của dân làng mà anh cho là nơi chứa chấp của tư tưởng phong kiến lạc hậu. Hành động điên rồ nhất, mà cũng là nấc thang đỉnh điểm trong cuộc đời của Quất là khi anh ra lệnh phá bỏ đình làng vào đúng ngày diễn ra lễ hầu đồng.
Quất là một trong những vai phản diện hiếm hoi do Thiện Tùng thể hiện
Hành động này vấp phải sự phản đối kịch liệt của dân làng, ngay cả vợ Quất cũng ra đình để can ngăn chồng. Trong cơn điên cuồng giữa sự bất lực và tức giận, Quất đã lao lên gác của đình quyết phá cho bằng được. Vợ Quất lao theo và đã bị anh xô ngã xuống đất, chết ngay tại chỗ. Cái chết của vợ Quất mang theo đứa con vẫn nằm trong bụng đi cùng. Đây là dạng nhân vật điển hình, được đạo diễn cố tình xây dựng sao cho bị ghét nhiều nhất, hết mức có thể. Bi kịch xảy ra ở đình làng là điểm nhấn đáng nhớ nhất về cuộc đời người này.
4. Thế Chột trong Người Phán Xử
Nhắc đến thành công của Người Phán Xử thì không thể không nhắc đến Thế Chột của nghệ sĩ Chu Hùng. Nhân vật này được đàn em trong giới giang hồ gọi là "lão bạo chúa", nổi tiếng với sự tàn độc và gian xảo. Ngay từ những tập đầu, Thế Chột đã thể hiện được uy lực của mình đối với bộ đôi nhân vật chính là ông trùm Phan Quân cùng người cộng sự Lương Bổng.
Thế "Chột" qua diễn xuất của nghệ sĩ Chu Hùng
Lão bạo chúa từng có ân oán tình trường với Phan Quân nên đem lòng oán hận. Sau nhiều năm ở tù, hắn đã quay trở lại với mong muốn lật đổ Phan Thị, khiến Phan Quân phải trả giá. Đến cuối phim, khi âm mưu trả thù nham hiểm của Thế Chột được lộ ra, khán giả mới cảm nhận được sự nanh nọc, tàn độc đến rợn sống lưng của nhân vật này.
Kết
Những người bị ghét trên đây có cả phản diện và chính diện. Không phải cứ phản diện là sẽ bị ghét, đôi khi kẻ chính diện mới khiến người ta gai mắt. Có thể do biên kịch cố tình, nhưng cũng có khi quá non tay, hoặc diễn viên thể hiện chưa đúng thành ra bị phản tác dụng. Nói gì thì nói, đôi lúc chính những nhân vật này khiến khán giả quan tâm theo dõi phim, để chờ coi chừng nào họ bị... quả báo.
Theo Trí Thức Trẻ
Cánh diều vàng 2017: Phim truyền hình thoả đáng nhưng điện ảnh chưa thuyết phục Là 2 tác phẩm trên tầm so với mặt bằng và được kỳ vọng lên ngôi ở 2 hạng mục Truyền hình và Điện ảnh, nhưng "Thương nhớ ở ai" và "Đảo của dân ngụ cư" nhận 2 kết cục khác nhau tại lễ trao giải Cánh diều vàng tối ngày 15.04. Ở khu vực giải thưởng dành cho phim truyền hình, bộ...