Đội bóng V-League đề xuất đá một lượt, hủy kết quả 2 vòng đầu
Đại diện một đội giấu tên ở V-League vừa chia sẻ đề xuất có thể để V-League chỉ đá một lượt và không tính kết quả 2 vòng đầu tiên.
Sau 2 vòng đầu tiên, V-League đang bị trì hoãn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ( VPF) vừa có cuộc họp với 13 đội (trừ HAGL) và đã thu được một số đề xuất, ý kiến tổ chức giải đấu.
Các phương án như đá tập trung ở phía Bắc, không có đội xuống hạng,… sẽ được bàn thảo tuỳ theo tình hình, diễn biến dịch bệnh.
Chia sẻ với VTC News, đại diện một CLB V-League còn đưa ra một giải pháp khác: nếu giải đấu không sớm trở lại, chỉ bắt đầu từ cuối tháng 5 hoặc tháng 6, hay chậm hơn là tháng 7, có thể tính tới phương án đá duy nhất một lượt và không tính kết quả 2 vòng đầu tiên.
V-League đứng trước khó khăn chưa từng có.
Chỉ đá 13 trận, sẽ có đội đá 7 trận sân nhà, 6 trận sân khách hoặc 6 trận sân nhà, 7 trận sân khách, tuỳ theo kết quả bốc thăm, phân chia.
Video đang HOT
Lãnh đạo này đưa thêm một đề xuất nữa: hủy kết quả 2 vòng đầu, coi như giải đấu chưa diễn ra trước khi hoãn vì dịch. Về giải pháp có hay không đội xuống hạng ở V-League 2020, đại diện đội V-League cho rằng có thể cân nhắc 1 suất xuống hạng, thay vì 1,5 suất như mọi năm.
Do việc hoãn giải ảnh hưởng tới nhiều đội bóng và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, nên VPF và Ban tổ chức giải cần cân nhắc mọi phương án. Gần như chắc chắn, phần còn lại của mùa giải sẽ được tổ chức theo cách khác với mọi năm.
VPF rất cần những ý kiến đóng góp xây dựng, bởi các CLB đưa ra giải pháp, dù khả thi tới đâu, cũng sẽ giúp V-League có thêm định hướng trong giai đoạn khó khăn này.
HỒNG NAM
VPF đã chuyền bóng, chờ VFF ghi bàn
Những phương án cho V-League trở lại sau hai cuộc họp của VPF với các CLB đang chờ một quyết định hợp tình, hợp lý nhất từ cơ quan quyền lực cao nhất bóng đá Việt Nam.
Công ty VPF dưới sự chỉ đạo của VFF đã nhóm họp với CLB đang chơi ở V-League bàn thảo về thời điểm bóng lăn và phương thức thi đấu trở lại dù còn gây nhiều tranh cãi vẫn có những gợi ý sáng nước. Vấn đề còn lại là quyết sách của VFF sao cho có lợi nhất cho các giải đấu với ưu tiên hàng đầu là lợi ích của CLB đang gặp nhiều khó khăn trong mùa dịch bệnh COVID-19.
Sáng kiến của VFF và VPF cho bóng lăn vào ngày 15-4 hoặc 1-5 đã không nhận được sự đồng tình của hầu hết CLB. Ngay cả phương án chơi cách ly tập trung trên bảy sân vận động ở phía Bắc không có khán giả cũng thiếu tính khả thi vì một số đội bóng sẽ chịu thiệt thòi từ kinh tế đến chuyên môn.
Cái khó của các nhà làm bóng đá Việt Nam không chỉ có mỗi V-League vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng đá kiểu gì, mà còn các giải cúp quốc gia, hay hạng nhất, các giải trẻ sẽ chơi ra sao? V-League giả sử thi đấu tập trung ở một số địa phương thì bóng hạng nhất lăn ở đâu? Dĩ nhiên, mọi thứ đều lệ thuộc diễn biến dịch bệnh COVID-19 đã lắng xuống hoặc bị tiêu diệt cùng sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức các giải đấu.
Cũng không ai dám chắc những địa phương mà VPF ngắm nghía cho bóng lăn có phải là nơi an toàn hơn, mà theo ý kiến của Trưởng đoàn B. Bình Dương Nguyễn Hồng Cường là nếu cơ quan chức năng công bố ở đấy kiểm soát tốt dịch bệnh sẽ chấp nhận chơi. Còn đặt trường hợp COVID-19 đã bay xa với sự thừa nhận cả nước hết dịch thì không cần đá tập trung không khán giả ở phía Bắc làm gì nữa.
Các CLB quan tâm đến sự an toàn cho cầu thủ, người hâm mộ khi bóng lăn trở lại. Ảnh: TRÂM ANH
Nhiều CLB giờ án binh bất động, giao giáo án ở nhà cho cầu thủ tập duy trì. Ảnh: CTV
Đơn giản nếu VPF có thể thỏa thuận cho bóng lăn bằng mọi giá để không thiệt hại hợp đồng với nhà tài trợ và giữ gìn quyền lợi của mình nhưng ngược lại các CLB đá không có khán giả, không phải trên sân nhà chính thức sẽ thiệt thòi hơn rất nhiều.
Cần biết rất nhiều CLB có lực lượng cổ động viên chịu bỏ tiền mua vé vào sân là nguồn thu chính của đội, là bầu sữa từ các nhà tài trợ không dễ hài hòa lợi ích cho nhau. Chẳng mấy ai chịu mất nhiều tiền để chơi bóng mà tính mục đích còn mơ hồ, hoặc chỉ vì phải đá như "trả nợ" trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu khi "không thể chờ mãi" với kiểu đặt cược với sự mạo hiểm.
Một số phương án khác như V-League chỉ đá một lượt trận thay vì hai lượt như bình thường, tương tự hạng nhất cũng tổ chức như thế, để rút ngắn thời gian cho giải về đích an toàn, đồng thời giúp tuyển thủ quốc gia duy trì phong độ có ổn không? Đặt trường hợp các đội V-League không muốn rớt hạng thì các nhà làm giải tính toán sao với hạng nhất đá với mục tiêu thăng hạng?
Rất nhiều đường chuyền khó của VPF dành cho VFF sau khi nhóm họp chỉ với các đội bóng ở V-League cần một giải pháp thực dụng và hợp lý cho cả tổng thể một nền bóng đá.
Thách thức lớn cho giới cầu thủ
Theo tính toán của các CLB, phải có ít nhất nửa tháng cho đến 20 ngày huấn luyện tập trung và bài bản thì cầu thủ mới tích lũy phong độ cho một giải đấu kéo dài. Đấy cũng là nguyên do nhiều đội bóng không đồng ý cái mốc thời gian quá gấp gáp của VPF đưa ra nhằm lấy số đông biểu quyết cho bóng lăn trở lại khi dịch bệnh COVID-19 đã kiểm soát trong vùng an toàn. Cũng vì không biết đến bao giờ mới tập luyện một cách chính thức khi quyết định cách ly toàn xã hội còn hiệu lực, các CLB chỉ cho cầu thủ duy trì sức khỏe cầm chừng và chủ yếu là ý thức tự giữ gìn phong độ cho mình. Một số đội bóng cho cầu thủ về nhà tự tập, một số khác chia đội theo từng nhóm tìm cảm giác bóng và sân cỏ cùng điều kiện nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tất cả CLB đều có chế độ kiểm tra và quy định phòng, chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Đây là thời điểm thử thách ý chí của cầu thủ rất mạnh mẽ trong trường hợp bất khả kháng vì dịch bệnh như tình trạng chung của cả làng bóng thế giới.
GIA HUY - NHƯ QUỲNH
CLB Nam Định giảm lương trong dịch COVID-19 CLB Nam Định quyết định giảm 25% lương tháng Tư của các thành viên do giải bóng đá VĐQG LS V-League 2020 hoãn kéo dài vì dịch COVID-19. Gặp khó về tài chính do dịch COVID-19, Nam Định (phải) cắt giảm 25% lương cầu thủ bao gồm cả ngoại binh. Ảnh: CTV Trao đổi với PV Tiền Phong, HLV Nguyễn Văn Sỹ của...