Đội bóng cũ của Công Phượng đối diện với nguy cơ xuống hạng
CLB cũ của Công Phượng Incheon United đang trải qua chuỗi ngày hết sức tồi tệ tại giải vô địch quốc gia Hàn Quốc với chuỗi trận toàn thua.
Một năm trước, CLB Incheon United và Công Phượng chính thức chia tay nhau sau nửa hai bên không thể hòa hợp.
Hơn nửa năm có mặt tại Hàn Quốc thực sự đáng thất vọng với Công Phượng, tiền đạo phố Núi chỉ được ra sân sân 352 phút, không ghi được bàn thắng hay có đường kiến tạo nào.Anh thường xuyên đánh bóng băng ghế dự bị và thi đấu ở giải trẻ thậm chí là đi phát tờ rơi.
Thời điểm đó, lối chơi của CLB Incheon United chủ yếu là chơi bóng dài, với tiền đạo chủ lực là Mugosa và vô cùng không phù hợp với cầu thủ có thể hình thấp bé và thể lực hạn chế như Công Phượng.
Sau khi chia tay Công Phượng, Incheon United chi 180.000 euro chiêu mộ chân sút người Nigeria Lanre Kehinde, cao 1m94, từng khoác áo U18 Nigeria và chơi bóng ở Israel, Thổ Nhĩ Kỳ.
Dẫu vậy, tiền đạo 26 tuổi tiếp tục là một bản hợp đồng thất bại của đội bóng này, Lanre Kehinde ra sân tới 14 trận song chỉ ghi được đúng 1 bàn thắng, hàng công của Incheon Incheon vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào Mugosa song không mấy hiệu quả.
Sang đến mùa giải 2020, Mugosa đánh mất phong độ và chỉ có 1 bàn thắng sau 8 vòng đấu, trong khi Lanre Kehinde gặp một chấn thương nặng vào cuối tháng 5 và nghỉ thi đấu tới hết mùa giải 2020.
Hàng công kém chất lượng cùng hàng thủ nghiệp dư khiến cho Incheon United rơi vào khủng hoảng trầm trọng, đội bóng này chưa có chiến thắng nào sau 8 vòng đấu, xếp cuối bảng với 2 điểm, ghi được 3 bàn thắng và nhận tới 11 bàn thua. Với việc K-League 2020 rút ngắn còn 27 thay vì 38 vòng đấu vì dịch Covid-19, cánh cửa xuống hạng đang mở rộng với Incheon United.
Video đang HOT
Về phía Công Phượng, sau kh chia tay Incheon, anh gia nhập CLB của Bỉ với mức lương cao nhưng cũng không thành công, khi chủ yếu ngồi dự bị và thi đấu tại đội trẻ.
CLB Incheon United đối diện với nguy cơ xuống hạng
Đầu năm 2020, Công Phượng về nước khoác áo TP HCM và trở thành tiền đạo chất lượng của đội bóng này.
Ở vòng 5 V.League 2020, Công Phượng đã bùng nổ với 1 bàn thắng và 1 pha kiến tạo, giúp TP.HCM đánh bại Viettel với tỉ số 3-0 trên sân nhà và vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng.
Tính tới thời điểm hiện tại, chân sút sinh năm 1993 đã có 4 bàn cho đội bóng Sài thành, trong đó hai bàn ở AFC Cup, một bàn ở Cúp quốc gia và 1 bàn ở vòng 5 giải bóng đáV.League vừa qua.
Mới đây, trên trang chủ CLB TP.HCM phát đi thông báo đã gia hạn thành công hợp đồng với Công Phượng: “Chiều ngày 19/6, CLB TP Hồ Chí Minh và CLB Bóng Đá Hoàng Anh Gia Lai đã hoàn tất những thủ tục cuối cùng về việc mượn cầu thủ Nguyễn Công Phượng đến hết mùa giải 2020″.
Thông tin này không quá bất ngờ, bởi Bầu Đức cũng đã khẳng định sẽ ‘chơi đẹp’ và cho TP.HCM mượn hết mùa. Trước đó, TP.HCM chỉ mua lại nửa năm hợp đồng có thời hạn đến 30/6 của Công Phượng với Sint Truiden.
Bầu Đức từng tuyên bố: “TP.HCM giúp Công Phượng tìm thấy niềm vui ở cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Phượng cảm thấy hạnh phúc tại đây và ra sân thường xuyên thì tôi sẽ đồng ý cho cháu ở lại, đến hết mùa cũng được”.
Với việc tiếp tục gắn bó với đội bóng Sài thành, Công Phượng vẫn được giữ nguyên mức lương 120 triệu đồng/tháng, mức lương kỷ lục với một cầu thủ nội ở đấu trường V.League, thậm chí cao gấp 3 lần Quang Hải, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn…
Bóng đá Hàn Quốc sớm trở lại, tạo hình mẫu cho các giải đấu châu Á
Liên đoàn Bóng đá Hàn Quốc vừa ra thông báo quyết định cho phép Giải Vô địch quốc gia K-League sớm trở lại từ ngày 8-5, áp dụng đồng thời nhiều biện pháp phòng dịch Covid-19.
Đó cũng được xem như tín hiệu tích cực để các các giải đấu khác tại châu Á lấy làm hình mẫu tổ chức thời gian tới.
Giải VĐQG Hàn Quốc K-League 2020 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 8-5, là một trong những giải đấu trở lại sớm nhất trong mùa dịch Covid-19 tại châu Á.
Như vậy, ngày khai mạc của giải bóng đá hàng đầu cấp CLB của xứ sở kim chi đã được lùi lại tới hai tháng. Vòng đấu đầu tiên của K-League dự kiến diễn ra trong ngày 29-2 giữa hai đội Jeonbuk Motors và Suwon Bluewings đã không thể tổ chức. Sau khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Hàn Quốc, Chính phủ nước này đã chính thức công bố giai đoạn cách ly xã hội và K-League cũng bị hoãn từ thời điểm đó.
Phương án ban đầu từng được ban tổ chức K-League đưa ra trong cuộc họp trước nhằm đưa giải đấu trở lại là thi đấu trên sân không khán giả, tuy vậy đã không được số đông nhất trí với chỉ duy nhất giải pháp đó.
Ở lần trở lại tới đây, các đội bóng sẽ phải nghiêm túc tuân thủ nhiều quy định khắt khe của ban tổ chức nhằm phòng, chống lây lan dịch bệnh trong giai đoạn này như nghiêm cấm các cầu thủ nói chuyện với đồng đội trên sân trong suốt trận đấu; không tổ chức màn bắt tay giao lưu giữa hai đội bóng trước trận; ban huấn luyện và thành viên ban tổ chức tham dự trận đấu đều phải đeo khẩu trang, các khán đài không cho phép cổ động viên trực tiếp đến sân cổ vũ.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày khai mạc, các đội bóng đã hội quân và trở lại tập luyện ngay từ giữa tháng 4 này. Những quy định chặt chẽ của ban tổ chức sẽ mang tới không ít khó khăn cho các cầu thủ trong việc trao đổi thông tin trong khi thi đấu, cũng như nhiều vấn đề khác.
Cùng chung cảnh ngộ phải thi đấu trên sân vận động không có khán giả còn có các trận đấu thuộc Giải bóng đá hạng Nhất Hàn Quốc (khởi tranh ngày 8-5) và Giải bóng bầu dục của Hàn Quốc (khai mạc ngày 5-5).
Theo đội trưởng Kim Do Hyeok của CLB Incheon United, điều lệ cấm giao tiếp bằng lời với đồng đội trên sân là điều rất khó thực hiện, thậm chí không thể thi đấu được trong điều kiện như vậy. "Cảm giác khi được chơi bóng dưới sự cổ vũ của đông đảo khán giả thật tuyệt. Nếu mỗi người chúng ta làm tốt trách nhiệm của mình để giảm nguy cơ lan rộng của dịch bệnh, các cổ động viên sẽ có thể sớm được trở lại sân để cổ vũ", đội trưởng Kim hy vọng.
Còn HLV Kim Do Gyun của CLB Suwon cũng thừa nhận, sẽ buộc phải làm quen với phương pháp truyền đạt chiến thuật cho các học trò trên sân qua khẩu trang: "Có lẽ các HLV sẽ khó cảm thấy thoải mái khi hướng dẫn học trò trong trận đấu, nhưng ở thời điểm này, đó là quy định cần thiết và chúng tôi cần phải nghiêm túc chấp hành".
Theo kế hoạch, mỗi đội bóng K-League sẽ đá tổng cộng 27 lượt trận - giảm đáng kể so với số lượt trận của lịch thi đấu cũ gồm 38 vòng như thông lệ. Các CLB sẽ thi đấu 22 vòng trước khi được chia thành hai nhóm. Sáu đội đứng đầu bảng xếp hạng vào bảng chung kết A để tìm ra đội vô địch, trong khi sáu đội cuối bảng xếp hạng vào bảng chung kết B để phân định hai đội xuống thi đấu tại giải Hạng Nhất (K-League 2) vào mùa giải sau.
Sau đó một ngày, Giải VĐQG Nhật Bản J-League cũng dự kiến trở lại từ ngày 9-5. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều vướng mắc khi chưa thống nhất được giải pháp phù hợp để giảm số lượng trận đấu, cũng như cách bảo đảm an toàn, phòng chống lây nhiễm dịch trên sân. Việc Giải K-League sắp xếp hợp lý có thể là hình mẫu cho nhiều giải VĐQG tại châu Á học tập theo.
Hàn Quốc hiện có 10.738 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 243 ca tử vong. Gần một tuần qua, số lượng ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 mỗi ngày không vượt qua con số 10, đây là tín hiệu rất tích cực trong công tác phòng, chống lây lan đại dịch tại xứ sở Kim Chi.
HUY VŨ
Hàn Quốc cho bóng đá trở lại: HLV đeo khẩu trang, cầu thủ bị cấm nói chuyện Mùa giải K-League 2020 sẽ khai mạc vào ngày 8/5 nhưng các đội bóng phải tuân thủ nhiều quy định phòng dịch COVID-19. Hàn Quốc là nước đầu tiên ở khu vực Đông Á cho phép bóng đá hoạt động trở lại sau giai đoạn tạm hoãn vì đại dịch COVID-19. Ngày 21/4, các CLB xứ kim chi được phép tập luyện và...