Đòi bồi thường 18 tỷ đồng: Ông Huỳnh Văn Nén phải chứng minh ra sao?
Không ít người băn khoăn về yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng của ông Huỳnh Văn Nén. Liệu ông Nén có được bồi thường đúng như nguyện vọng trên và vấn đề chứng minh việc bồi thường sẽ như thế nào?
Mới đây, gia đình ông Huỳnh Văn Nén cho biết đã gửi đơn lên Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp, yêu cầu bồi thường oan sai trong hai bản án kết tội giết bà Dương Thị Mỹ (năm 1993 còn gọi là “kỳ án vườn điều”) và vụ sát hại bà Lê Thị Bông (năm 1998 tại xã Tân Minh) huyện Hàm Tân, Bình Thuận.
Ông Nén đòi bồi thường tổng cộng 18 tỷ đồng cho các khoản: Bị bắt giam oan, tổn thất tinh thân, chi phí kêu oan…
Vụ án oan Huỳnh Văn Nén được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi ông Nén là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan về tội Giết người. Sau gần 17 năm ngồi tù, cuối năm 2015, Công an tỉnh Bình Thuận đình chỉ điều tra đối với ông Nén sau khi tìm ra hung thủ giết bà Bông. Không lâu sau ông được TAND tỉnh công khai xin lỗi tại địa phương.
Không ít người băn khoăn về yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng của ông Huỳnh Văn Nén. Liệu ông Nén có được bồi thường đúng như nguyện vọng trên và vấn đề chứng minh việc bồi thường sẽ như thế nào?
Ông Huỳnh Văn Nén yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng cho những năm tháng tù oan.
Để rộng đường dư luận, PV báo đã có cuộc trao đổi với luật sư Giang Văn Quyết, Giám đốc công ty luật TNHH Tôi Yêu Luật, Đoàn luật sư TP. Hà Nội.
PV: Thưa luật sư, sau gần nửa năm được xin lỗi công khai, ông Nén gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng cho hai bản án giết người bị oan. Luật sư, đánh giá gì về yêu cầu này của ông Nén.
Video đang HOT
Theo Thông tư liên tịch số 05/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính thì người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã bị thi hành án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước được bồi thường thiệt hại khi có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi của người đó không cấu thành tội phạm.
Như vậy, ông Nén hoàn toàn có quyền yêu cầu đòi bồi thường.
PV: Nhiều người đang băn khoăn về khoản tiền đòi bồi thường 18 tỷ đồng của ông Nén. Theo luật sư thì ông Nén phải chứng minh những gì để được bồi thường.
Trước hết là ông Nén và cơ quan có trách nhiệm bồi thường có quyền thỏa thuận về số tiền bồi thường. Trường hợp không thỏa thuận được thì phải chứng minh.
Thông tư liên tịch số 05 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự có những quy định khá cụ thể về vấn đề này.
Thiệt hại thực tế được bồi thường là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Thiệt hại về vật chất là những thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại do tổn hại về sức khỏe và chi phí thực tế người bị thiệt hại đã bỏ ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử như: chi phí thuê người bào chữa, chi phí tàu xe, đi lại.
Đối với thiệt hại về tinh thần thì là các thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù;
Thông tư liên tịch số 05 cũng đã hướng dẫn cụ thể cách xác định các thiệt hại nêu trên từ các Điều 6 đến Điều 11.
PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư.
Điều 6. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo Điều 45 Luật TNBTCNN. Khi áp dụng Điều 45 Luật TNBTCNN, cần lưu ý một số điểm sau đây: a) Giá thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật TNBTCNN là giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường và tại địa phương nơi xảy ra thiệt hại; b) Trường hợp thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản cho thuê mà trước khi bị kê biên đã có hợp đồng thuê tài sản đó, thì thu nhập thực tế bị mất được tính vào thiệt hại được bồi thường được xác định như sau: – Đối với hợp đồng cho thuê tài sản là hợp đồng thuê hoạt động thì thu nhập thực tế bị mất được xác định theo mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; – Đối với hợp đồng cho thuê tài sản là hợp đồng thuê tài chính thì thu nhập thực tế bị mất là giá trị còn lại của hợp đồng. c) Trường hợp tài sản bị xâm phạm là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất thì thiệt hại được bồi thường được xác định theo Điều 45 Luật TNBTCNN và các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng và nhà ở. 2. Thời gian tính lãi đối với các khoản tiền quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật TNBTCNN được tính từ ngày người bị thiệt hại nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bị tịch thu, thi hành án, đặt tiền để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền đến ngày ban hành quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc ngày bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật. Điều 7. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút 1. Người bị thiệt hại (kể cả trường hợp đã chết) chỉ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất trong thời gian họ bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù. 2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định như sau: a) Căn cứ để xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN; b) Trường hợp trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất; c) Trường hợp trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà người bị thiệt hại có việc làm và hàng tháng có thu nhập thường xuyên, nhưng có mức thu nhập khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất; d) Trường hợp trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác, thực tế có thu nhập, nhưng theo mùa vụ hoặc không liên tục, thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Mức thu nhập trung bình do chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú xác định. Trường hợp không xác định được mức thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là lương tối thiểu) làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất. 3. Người bị thiệt hại đã được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì họ không được nhận khoản tiền bồi thường tương ứng. Nếu người bị thiệt hại được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động một phần thì phần còn lại được xác định là thu nhập thực tế bị giảm sút và họ được bồi thường khoản thu nhập bị giảm sút đó. Điều 9. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe 1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật TNBTCNN bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và phục hồi thẩm mỹ và các chi phí khác để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có). Nếu cơ quan nhà nước đã thanh toán toàn bộ các chi phí này thì người bị thiệt hại không được bồi thường; trường hợp cơ quan nhà nước đã thanh toán một phần các chi phí này thì người bị thiệt hại được bồi thường phần chi phí còn lại. 2. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật TNBTCNN được xác định như sau: a) Người bị thiệt hại chỉ được bồi thường chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại nếu việc chăm sóc đó là cần thiết hoặc do cơ sở y tế yêu cầu; b) Các chi phí hợp lý của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi phát sinh việc chi phí (nếu có); c) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN và theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch này. 3. Người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc là người không còn khả năng thực hiện hoạt động sản xuất ra của cải vật chất do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật TNBTCNN được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người bị tàn tật ở địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
Hằng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Ông Nén đòi bồi thường 18 tỷ đồng: Thời gian giải quyết là bao lâu?
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại.
Như đã đưa tin, sau gần nửa năm được xin lỗi công khai, ông Huỳnh Văn Nén đã làm đơn gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng cho hai bản án giết người bị oan.
Ngày 10/4, ông Nguyễn Thận - người được ông Huỳnh Văn Nén ủy quyền - cho biết, sau thời gian dài tính toán gia đình ông Nén vừa gửi đơn lên Cục bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp, yêu cầu bồi thường oan sai trong hai bản án kết tội giết bà Dương Thị Mỹ (năm 1993 còn gọi là "kỳ án vườn điều") và vụ sát hại bà Lê Thị Bông (năm 1998 tại xã Tân Minh) huyện Hàm Tân, Bình Thuận.
Ông Huỳnh Văn Nén yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng cho những năm tháng tù oan.
Ông Nguyễn Thận, người trực tiếp kêu oan cho ông Nén và cũng là người được ông Nén ủy quyền cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại cho biết, bản thân Huỳnh Văn Nén không muốn có 2 bản án oan trong suốt chục năm qua. Và những mất mát đối với Nén và gia đình là không gì có thể bù đắp được. "Đó là những mất mát vô hình và cả hữu hình đối với Nén và gia đình, hậu quả ấy hiện con cái của Nén và những người thân của Nén đang gánh chịu. Đó cũng là khoảng thời gian Nén sống tuyệt vọng trong tăm tối, Nén không thể kể hết được những thiệt hại mất mát trong thời gian đó". Ông Thận.
Việc bồi thường kịp thời cho người bị oan sai, phần nào xoa dịu những nỗi đau, mất mạt của họ cũng là điều rất hợp lý và nên làm. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì vấn đề này được giải quyết như thế nào, trình tự ra sao? Chia sẻ của thạc sĩ luật học Nguyễn Thị Hằng - Công ty luật TNHH Tôi Yêu Luật sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn.
Về thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường cho ông Nén thạc sĩ Hằng cho biết: "Việc giải quyết bồi thường oan sai cho ông Nén sẽ theo quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 và Thông tư liên tịch số 05/2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự.
Thông tư liên tịch số 05/2012 nêu rõ: Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ, tài liệu kèm theo. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bồi thường bổ sung.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người yêu cầu bồi thường.
Trường hợp cơ quan nhận đơn cho rằng vụ việc không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do, trả lại hồ sơ và hướng dẫn người yêu cầu bồi thường gửi đơn đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 34 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, người đại diện phải tổ chức việc xác minh thiệt hại. Việc xác minh thiệt hại được thực hiện trên cơ sở tài liệu, chứng cứ do người yêu cầu bồi thường cung cấp. Thời hạn xác minh thiệt hại là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ về việc bồi thường thiệt hại. Thời hạn thực hiện việc thương lượng là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, căn cứ vào kết quả xác minh thiệt hại, kết quả thương lượng với người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải ra quyết định giải quyết bồi thường".
Phương Anh
Theo_Người Đưa Tin
16 người mắc kẹt hoảng loạn trong thang máy: Cư dân có quyền yêu cầu bồi thường 16 cư dân trong vụ bị "giam" trong thang máy hơn 30 phút hoàn toàn có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Như Dân trí đã đưa tin chiều 23/3 tại Block D, khu căn hộ chung cư 584 đường Lũy Bán Bích, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TPHCM đã xảy ra sự...