Đời bi thảm của thợ săn bị gấu móc mắt, lột da
Nó ngoạm vỡ cả mảng xương mặt, xương mũi, dùng móng vuốt kéo cả hai con mắt của ông ra ngoài, lột tanh bành từng mảng da đầu.
Trong những bài viết trước, độc giả đã được lạc vào “bảo tàng giết chóc thú rừng” ở Sơn La của một thợ săn, được đắm mình vào những câu chuyện diệt thú dữ và đau lòng trước một thực trạng tàn sát thú rừng…
Xưa kia, đồng bào miền rừng coi những thợ săn diệt thú dữ như hổ, sói, là những anh hùng. Nhưng giờ, hành động đó là phạm pháp, bởi những loài thú quý đang trên đà tuyệt chủng.
Các cụ thường nói “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Câu nói ấy chẳng sai tẹo nào. Chẳng phải thợ săn nào cũng may mắn như ông Điêu Chính H., đã sát hại vô số thú rừng, mà vẫn bình an vô sự. Không ít thợ săn đã phải bỏ mạng chốn rừng thiêng, hoặc sống cảnh đời tàn tật vì thú dữ tấn công. Đó cũng là cái giá phải trả cho những người tàn sát đại ngàn.
Toán thợ săn chuẩn bị vào rừng diệt gấu.
Trong bài viết này, tác giả đưa bạn đọc đến câu chuyện về những thợ săn, đã phải trả giá đại ngàn, một cái giá quá đắt, là bài học cho những ai còn có ý định “ăn của rừng”.
Cà Nàng ở cuối huyện Quỳnh Nhai. Cà Nàng là xã giáp ranh của 3 huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) và Than Uyên, Sìn Hồ (Lai Châu). Xã Cà Nàng nằm bên sông Đà, lọt thỏm trong đại ngàn nghiến triệu tuổi Huổi Luông.
Tôi phải cuốc bộ suốt một ngày trời từ bến Cà Nàng bên sông Đà mới đến được bản Phát trên lưng chừng ngọn núi mù sương. Đêm trăng vằng vặc, bên bếp lửa bập bùng, ông Lường Văn Khặm kể về quãng đời ngang dọc trong rừng hạ hổ, diệt sói.
Tác giả trên đường vào Cà Nàng.
Câu chuyện của ông nhuốm màu huyền thoại. Ông như anh hùng trong những câu chuyện cổ tích, như Võ Tòng của dân bản Phát mù sương.
Chuyện ấy đã mấy chục năm rồi, khi đàn voi rừng còn thung thăng gặm cỏ bên bờ suối, sói, hổ về bản bắt trâu bò. Chàng thanh niên tên Khặm vác súng vào rừng bắn chết vố số hổ, diệt cả đàn sói dữ. Bọn gấu, lợn rừng về phá nương rẫy cũng gục ngã trước nòng súng của Khặm.
Có không ít thợ săn không tìm được lối về. Khi Khặm vác súng vào rừng, chỉ còn thấy bộ xương khô bên bờ suối, với khẩu súng hoen rỉ bên cạnh. Chàng trai bản Phát chỉ nhận ra bạn săn qua tấm áo tả tơi.
Bến Cà Nàng bên sông Đà.
Ông bảo, cả thời thanh niên trai trẻ của ông, là những tháng ngày ngang dọc trong rừng, theo đuổi đam mê săn thú. Ông đi khắp đại ngàn Huổi Luông, xuyên sang Sìn Hồ, vòng đến tận Mường Nhé để săn thú. Chúa sơn lâm trót để lại dấu chân bên mép suối, thì tính mạng khó bảo toàn trước họng súng của ông.
Chỉ cần nghe nơi nào có gấu về bẻ ngô, là ông tìm đến. Đồng bào bị bọn gấu, lợn rừng, hổ, sói phá hoại hoa màu, cũng gọi ông.
Dù bắn hạ vô số thú rừng, nhưng ông vẫn nghèo kiết xác. Hành động vác súng vào rừng hạ thú là niềm đam mê, chứ không hẳn vì kiếm sống. Giờ đây, trong căn nhà sàn lạnh lẽo, ông Khặm bảo rằng, đôi mắt là cái giá ông phải trả cho đại ngàn. Ông khuyên con cháu không nên bắn thú rừng nữa. Ông dùng uy tín người già của mình khuyên con cháu nên nộp súng săn cho Nhà nước.
Gấu đã sắp tuyệt chủng ở tự nhiên, nhưng lại có rất nhiều trong các trang trại nuôi nhốt lấy mật.
Khuôn mặt thiếu đôi mắt của ông, câu chuyện gấu vật lại thợ săn Lường Văn Khặm là một câu chuyện kinh hoàng, còn nguyên tính thời sự cảnh báo cho những thợ săn có thú vui tận diệt rừng già.
Giờ đây, ngồi trước mặt tôi, trong ánh sáng nhờ nhờ hắt vào căn nhà sàn với những cột gỗ đen bóng, là ông già Lường Văn Khặm tật nguyền, với khuôn mặt rách nát, đôi mắt bị lớp sẹo phủ kín.
Video đang HOT
Từ hai hốc mắt đỏ lòm đó, từng giọt nước vàng cứ lớn dần, nhểu ra. Ông ngồi bất động trên chiếc phản kê ở góc nhà. Tuy vậy, cơ thể ông Khặm vẫn rất rắn rỏi với nước da màu đồng.
Cách đây 15 năm, tại cánh rừng Huổi Cúc, phía Bắc đại ngàn Huổi Luông xuất hiện một con gấu khổng lồ. Bà con bảo thỉnh thoảng nó về nương phá ngô. Chẳng ai đủ can đảm để diệt con gấu đó. Không ai dám lên nương, sợ mất mạng. Dân bản kéo đến đề nghị ông Khặm tiêu diệt nó, trả lại cuộc sống yên bình cho đồng bào.
Thợ săn Lường Văn Khặm và khuôn mặt tật nguyền vì bị gấu tấn công.
Ông Khặm dẫn đầu nhóm thợ săn, cuốc bộ suốt 3 tiếng thì đến mảnh nương nơi con gấu đang phá phách suốt mấy ngày.
Ông Khặm phân chia mỗi nhóm một hướng truy lùng dấu tích con gấu. Một mình ông đi một hướng. Tay ông dắt con chó săn, vai khoác khẩu K44, loại súng mà ngày trước ông dùng để diệt phỉ và biệt kích.
Từ mảnh nương, ông Khặm tiến sâu vào rừng già. Chú chó săn bỗng lao vào bụi cây sủa ầm ĩ.
Ông Khặm lò dò lại gần dùng nòng súng vạch bụi cây. Một khối đen vọt ra. Con gấu đứng lên bằng hai chân. Túm lông trên đầu lòa xòa như cái bờm ngựa. Con gấu này phải nặng cỡ 2 tạ. Nó há miệng gầm gừ khoe những chiếc răng nhọn trắng ơn ởn. Nó bổ thẳng về phía ông Khặm
Giờ ông Khặm khuyên dân bản nộp súng cho Nhà nước.
Nhanh như chớp, ông lộn qua phải, tránh cái tát kinh hoàng, rồi giương súng bóp cò. Nhưng đen đủi thay, súng không nổ. Con gấu tát văng khẩu súng, rồi cứ nhè mặt ông mà ngoạm.
Nó ngoạm vỡ cả mảng xương mặt, xương mũi, dùng móng vuốt kéo cả hai con mắt của ông ra ngoài, lột tanh bành từng mảng da đầu.
Khi ông bất tỉnh, nó còn ngoạm thêm một miếng bung cơ đùi rồi mới hậm hực bỏ đi. Nó còn tát chết thẳng cẳng con chó săn dám lao vào cứu chủ.
Tưởng ông Khặm đã chết, con gấu lững thững bỏ đi. Khoảng một tiếng sau, ông Khặm tỉnh lại. Ông quơ xung quanh, tay phải chạm khẩu súng, tay trái vơ được miếng da mặt bầy nhầy.
Ông bình tĩnh lên đạn, kéo cò, súng nổ hai phát liền. Bắn xong, ông Khặm lại bất tỉnh. Ông sống thực vật suốt 3 tháng sau mới tỉnh lại làm người.
Tác giả trò chuyện với ông Khặm.
Nghe tiếng súng nổ, thợ săn Lò Văn Muội, cũng là trưởng bản Phát, đã lần đến và bàng hoàng khi thấy khuôn mặt đỏ lòm lộ xương của ông Khặm. Gần như toàn bộ da đầu của ông Khặm cũng bị gấu lột sạch. Đôi mắt như con ốc nhồi vương vãi bên cạnh. Hốc mũi chỉ còn hai cái lỗ, nhưng vẫn phập phồng thở.
Ông Muội cở áo buộc mặt ông Khặm lại, rồi kêu mọi người thay nhau khiêng ông Khặm bất kể ngày đêm ra sông Đà, rồi xuôi thuyền về huyện lỵ.
Huyện đội đã điều xe Com-măng-ca chở ông Khặm về Sơn La. Bệnh viện Sơn La đưa ông về Hà Nội để làm các thủ thuật vá xương, đắp da. Ông nằm viện gần một năm.
Ông Khặm kể, con gấu đứng bằng hai chân, nhìn ông với đôi mắt hằm hằm trước khi tấn công. Với cự ly gần như thế, nếu đạn nổ, chắc chắn con gấu đã bị hạ. Nhưng, có lẽ, rừng già đã đòi nợ máu của ông.
Giờ đây, cứ mỗi khi trái gió trở giời, ông Khặm lại quằn quại đau đớn. Đôi lúc đau quá ông quẫn trí rồi lên cơn điên điên, khùng khùng.
Một người con của ông cũng bị tâm thần. Hai cha con sống với nhau, một người mù, một người điên nên quanh năm thiếu đói.
Theo GDVN
Cuộc diệt sói đẫm máu trong đại ngàn Sơn La
Cả 9 con lọt vào khe núi lần lượt gục ngã trước làn đạn của nhóm thợ săn. Trong số 9 con bị tiêu diệt trong khe núi, thì 5 con chết dưới nòng súng của thợ săn điêu luyện Điêu Chính H.
Theo thợ săn Điêu Chính H., sau khi giết hại trâu, bò ở cánh rừng khu vực bản Púm (xã Pha Khinh), đàn sói kéo lên hướng Bắc, giết hại vô số trâu, bò ở bản Hé (xã Mường Chiên), cách huyện lỵ Quỳnh Nhai (Sơn La) không xa lắm.
Chỉ trong một chiều tháng 8/2004, đàn sói giết chết 5 con trâu mộng của đồng bào bản Hé. Chúng cắn thủng mông, moi hết lòng phèo để xơi.
Sói tấn công con mồi rất tàn độc. Ảnh internet
Cảnh tượng máu me khủng khiếp, gây thiệt hại kinh tế quá lớn, khiến đồng bào không chịu nổi nữa. Sau cuộc họp toàn bản, "nghị quyết" đưa ra là mời thợ săn Điêu Chính H. vào cuộc tiêu diệt đàn sói.
Biết sói là động vật quý hiếm, trong sách đỏ, cấm săn bắt, nhưng người dân kêu quá, nó lại gây thiệt hại lớn quá, nên ông H. đã ra tay giúp dân. Ông H. kể, để tiêu diệt được bọn sói, một mình ông không đủ sức, mà phải huy động dân bản, cùng một số thợ săn phối hợp.
Hôm đó, ông H. vác theo 4 khẩu súng kíp, loại bắn viên một. Cả 4 khẩu đều đã lên đạn. Tổng số có 30 người lội rừng tiêu diệt bọn sói.
Ông H. cùng vài thiện xạ được phân công bắn sói, số còn lại vác xoong nồi, mâm chậu để đánh động, lùa đàn sói vào họng súng.
Ông H. dẫn đoàn thợ săn cùng dân bản trèo qua dãy Huổi Luông hùng vĩ, phân công mỗi người ém một góc núi chờ hoàng hôn.
Đúng như dự đoán, khi mặt trời lấp ló phía bên kia dãy núi, thì tiếng bò rống, tiếng sói tru rợn người. Đàn trâu, bò trốn sói chạy rầm rầm trong rừng. Một số con đứng nép trong lùm cây, lấp ló đôi mắt hoảng sợ.
Khi bọn sói quây một đàn trâu, chuẩn bị tấn công, thì ông H. hô hào mọi người khép vòng vây. Tiếng xoong, nồi, mâm, chậu khua lên inh ỏi. Đàn sói hoảng sợ bỏ chạy te tua. Nhưng nhóm thợ săn đã có kế hoạch phục kích. Đàn sói được để cửa chạy về phía khe núi hẹp.
Đàn sói giết hại trâu bò gồm 30 con, nhưng chỉ có 9 con bị dồn vào khe núi, số còn lại hung hãn phá vòng vây thoát vào rừng già. Chúng vừa chạy vừa tru lên, nhe nanh gầm ghè rất hung dữ.
Cả 9 con lọt vào khe núi lần lượt gục ngã trước làn đạn của nhóm thợ săn. Trong số 9 con bị tiêu diệt trong khe núi, thì 5 con chết dưới nòng súng của thợ săn điêu luyện Điêu Chính H.
Dân bản Hé reo hò sung sướng. Họ buộc chân sói, xiên vào ống luồng, cứ 2 người một con lủng lẳng khênh ra khỏi rừng.
Không hiểu lý do gì, có lẽ là do thương xót đồng loại, nên hôm sau, đàn sói lại kéo về khu vực này tru tréo ghê rợn. Dân bản sợ hãi, nghĩ chúng kéo về trả thù, nên mọi người đóng kín cửa, không dám vào rừng.
Thợ săn Điêu Chính H. một mình xách súng vào rừng, lấy điểm ngắm và hạ thủ 2 sói to nhất đàn. Đàn sói khiếp sợ, chạy tán loạn.
Như vậy, trong hai ngày hôm đó, thợ săn Điêu Chính H. cùng dân bản Hé hạ sát tổng cộng 11 sói hoang, trong đó, 7 con chết dưới nòng súng của ông H.
Số sói đó bị dân bản cạo lông, thui vàng nấu giả cầy đánh chén sạch, nên ông H. không giữ được tiêu bản nào làm kỷ niệm.
Giờ kiểm lâm quản lý bầy sói cẩn mật, công an thu giữ hết súng, nên ông H. không có điều kiện hạ sát sói cho đầy đủ "bộ sưu tập sát thú" của mình nữa.
Để làm rõ cuộc vây bắt, tiêu diệt hơn chục tên sói, loài thú hoang trong sách đỏ, trong tình trạng bảo vệ nguy cấp, tôi đã tìm về bản Hé để khai thác thông tin.
Người chứng kiến tường tận những lần chó sói tấn công giết hại trâu bò của dân bản Hé cũng như cuộc săn bắn chó sói của ông H. và đám thanh niên trai tráng trong bản là ông Lò Văn Niện.
Ông Niện có thâm niên 31 năm làm công an, 10 năm làm Trưởng Công an huyện Quỳnh Nhai, có cả tuổi trẻ sống trong rừng Sơn La để săn bọn gián điệp biệt kích nên ông biết nhiều chuyện, rất hiểu về giống chó sói ở rừng Quỳnh Nhai. Ông đã nghỉ hưu hơn chục năm nay và sống ở bản Hé.
Ông Niện bảo rằng, việc bắn chết sói là sai, là vi phạm pháp luật, nhưng đó cũng là chuyện cực chẳng đã.
Mỗi năm, đàn sói xơi mất trên dưới 20 trâu, bò của người bản Hé, năm nhiều mất tới 40 con, thiệt hại vô cùng lớn, nên không thể không tìm cách ngăn chặn.
Ông Niện cũng kể rằng, hôm tiêu diệt được một nửa đàn sói dữ tợn, dân bản Hé mở tiệc ăn mừng lớn. Đàn bà chuẩn bị xoong nồi, xô chậu, bát đĩa, đun nước sôi. Đàn ông mài dao, cắt tiết, vặt lông, đem thui rơm vàng óng, rồi mổ phanh bụng, xả thịt, chia mỗi người một phần đem về nấu nướng đánh chén cả tuần mới hết.
Theo Dân Trí
Ông kể: "Thịt chó sói tanh hơn thịt chó nhà, lại dai, nhàn nhạt, nhưng mọi người ăn ngấu nghiến, ăn sạch sành sanh, uống hết không biết bao nhiêu bình rượu pha tiết chó sói. Mọi người chén thịt chó sói hả hê để "rửa hận" cho đàn bò, đàn trâu nhà mình".
Hiện tại, nhiều gia đình bản Hé vẫn giữ một vài chai rượu pha tiết chó sói. Nghe nói, rượu tiết sói có tác dụng rất tốt với bệnh xương khớp, đặc biệt là làm tăng sinh lực đàn ông.
Bà vợ ông Niện lôi từ trong tủ ra một chai nước đen sì và bảo đó là tiết sói pha rượu. Ông Niện pha loãng ra, mời mỗi người một chén nhỏ. Tôi thử một ngụm, nhưng suýt ói vì mùi tanh khủng khiếp.
Cũng theo ông Niện, sau cuộc tàn sát 11 "ác thú" chó sói, có lẽ bọn sói đã sợ, nên ít mò về giết hại trâu bò bản Hé. Nhưng vài năm sau, bọn sói quên vụ bị tiêu diệt, nên nó lại bắt đầu mò về.
Mới đây, nhà anh Lò Văn Phúng có một con bò cái bị chó sói đớp mất mông, đùi và xơi hết bộ lòng. Phúng bực mình lắm, muốn tổ chức đám thợ săn trong bản vào rừng diệt sạch sói, nhưng súng bị công an thu hết rồi nên đành bó tay.
Chuyện là, khi nghe tin người dân bản Hé bắn chết hàng loạt chó sói, công an và kiểm lâm đã tìm vào đòi xử lý đồng bào vì tội bắn giết động vật hoang dã có tên trong sách đỏ.
Dân bản đồng loạt đứng lên phản đối việc xử lý đồng bào. Lý lẽ họ đưa ra: "Nếu các anh đền cho đồng bào hơn trăm con trâu, bò bị sói xơi thịt, chúng tôi sẽ đền cả 11 con sói ác độc ấy cho các anh".
Anh em công an, kiểm lâm nghe đồng bào nói thế thì không biết phải xử lý thế nào, thôi thì cứ tịch thu hết súng đạn rồi tính tiếp. Nhờ việc thu giữ súng đạn, mà đàn sói đỏ trong rừng Huổi Luông được bảo vệ. Nhưng mỗi năm vẫn có cả trăm trâu, bò hiến mạng cho bầy sói dữ.
Theo Dân Trí
U MINH KỲ THÚ: Vương quốc rắn giữa rừng tràm Những câu chuyện kỳ bí về rắn khổng lồ ở rừng U Minh Hạ đã thôi thúc chúng tôi bằng mọi cách phải tận mắt nhìn thấy một lần Những bậc cao niên ở U Minh Hạ cam đoan rằng nơi đây chính là vương quốc bất khả xâm phạm của loài rắn hổ mây khổng lồ, loài vật được tôn là mãng...