Đọc xong những thông tin này, mẹ Việt nào cũng muốn cho con ngủ riêng ngay lập tức
Những tác hại với cả bố mẹ và con cái khi ngủ chung giường được các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm và cho kết quả cụ thể.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc con có nên ngủ chung giường với bố mẹ hay không. Tại Việt Nam, tỉ lệ con ngủ cùng bố mẹ khá cao so với các nước phương Tây và Nhật Bản. Nhiều bố mẹ cho rằng việc con cái ngủ cùng sẽ là chất xúc tác tuyệt vời gắn kết bền vững giữa các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra còn có rất nhiều lý do khiến cha mẹ để con cái ngủ chung với mình dù trẻ đã bước vào lớp 1 chẳng hạn như trẻ sợ tiếng động lạ, bị ác mộng… và rất nhiều lý do khác khiến cha mẹ chần chừ không muốn cho con ngủ riêng. Tuy nhiên, việc cho trẻ ngủ chung tưởng tốt hóa ra lại hại cả mẹ lẫn con.
Nhiều bậc phụ huynh vì lo ngại trẻ nhỏ ngủ một mình có thể cảm thấy sợ hãi và không yên tâm nên cho trẻ ngủ chung giường nhưng điều này hóa ra lại có hại nhiều hơn (Ảnh minh họa)
Ngủ chung với cha mẹ có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ
Những tác hại khi cho con ngủ cùng bố mẹ không thể không kể đến. Các nhà khoa học từ Đại học Liên bang de Pelotas (Brazil) đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của việc ngủ chung đối với sức khỏe tâm thần của một đứa trẻ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 3500 trẻ em tại đất nước Brazil, kết quả được chia thành 4 nhóm như sau:
- Trẻ ngủ riêng (44,4%).
- Trẻ ngủ chung nhưng chỉ khi còn nhỏ (36,2%).
Video đang HOT
- Trẻ ngủ chung đến khi lớn hơn (12,0%).
- Trẻ luôn ngủ chung với bố mẹ (7,4%).
Nghiên cứu này có tính đến việc một số trẻ em ở chung phòng với cha mẹ vì lý do kinh tế xã hội hoặc vì niềm tin văn hóa, nghiên cứu cho thấy ngủ chung là một thói quen phổ biến ở những đứa trẻ tham gia nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc ngủ chung với cha mẹ thực sự làm tổn thương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nghiên cứu này cho thấy nhóm trẻ ngủ chung với cha mẹ được phát hiện có khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn, nội tâm hóa các vấn đề phức tạp hơn khi so sánh với những nhóm trẻ còn lại. Bên cạnh đó, cơ hội phát triển chứng rối loạn tân thần thực sự giảm xuống với những đứa trẻ ít ngủ chung với bố mẹ mình.
Ngoài ra, ngủ chung cũng có thể gây hại cho sức khỏe thể chất của em bé. Không chỉ bởi cha mẹ có thể vô tình đè lên trẻ trong khi ngủ say mà nệm giường của người lớn có thể không an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần nệm giường chắc chắn do trẻ có thể bị mắc kẹt ở một số nếp gấp nệm.
Ngủ chung có thể tác động xấu tới bố mẹ
Trong một nghiên cứu khác từ Trường Y và Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Maryland (Mỹ), các nhà nghiên cứu đã xem xét gần 300 bà mẹ có thu nhập thấp và con cái của họ ở Baltimore, Mỹ.
Các bà mẹ ngủ chung giường với con phải mất 1 tiếng mới có thể đi ngủ và dễ bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và khó ngủ hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ ngủ chung giường với con phải mất 1 tiếng mới có thể đi ngủ và dễ bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và khó ngủ hơn. Ngược lại những bà mẹ ngủ riêng với con không bị mất ngủ và ít hoặc không gặp phải triệu chứng trầm cảm. Cuối cùng, mất ngủ chính là điều gây ảnh hưởng nhất tới cha mẹ khi ngủ chung với con. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tuyên bố rằng, để trẻ ngủ độc lập sẽ giúp trẻ học cách tự làm dịu và phát triển các kiểu ngủ lành mạnh.
Như vậy trước khi quyết định có nên cho con ngủ chung hay riêng, cha mẹ cần cân nhắc các yếu tố, ưu nhược điểm để có thể đưa ra quyết định đúng đắn và tối ưu nhất cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Đừng để trẻ chống chọi một mình
Theo một báo cáo khảo sát của UNICEF từ 402 em học sinh trong 2 độ tuổi 11 - 14 và 15 - 17 thì tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam rơi vào khoảng 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên. Ước tính có khoảng 3 triệu trẻ em vị thành niên cần được hỗ trợ y tế, tư vấn điều trị tâm lý nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó được đáp ứng.
Hãy trò chuyện với con
12 năm giải đáp thắc mắc cho lứa tuổi mới lớn của một tờ báo, nhà báo Hoàng Anh Tú cho biết, anh đã đọc hàng ngàn bức thư của các em trên khắp Việt Nam, những câu chuyện trầm cảm, căng thẳng của các em luôn là vì sức ép học hành, mối quan hệ bạn bè không như ý và cả sự đổ vỡ của cha mẹ. Đau xót là nhiều bậc cha mẹ đã không nhận ra con mình đang trầm cảm cho đến khi những đứa trẻ đó chọn cách tự tử hoặc tự hành hạ ngược đãi bản thân.
Xã hội càng phát triển, con người càng phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, nhất là trẻ ở lứa tuổi "lỡ cỡ" không còn trẻ con nhưng cũng chưa là người lớn thì dường như điện thoại thông minh (smartphone) đang là người bạn thân thiết nhất chứ không phải cha mẹ chúng. Nhà báo Hoàng Anh Tú nhận định, việc nhiều cha mẹ mất đi sức hấp dẫn với con so với smartphone chỉ là điểm khởi đầu cho sự cô đơn của lũ trẻ. Trẻ càng cô đơn thì càng tìm đến mạng xã hội, trong khi hàng ngàn thứ tinh vi trên mạng Internet đang đầu độc lũ trẻ từ 9 - 13 tuổi.
TS tâm lý Lê Nguyên Phương, Liên hiệp Phát triển tâm lý học đường quốc tế (CASP-I) cho rằng, người lớn phải chữa lành chính những tổn thương, làm hòa với quá khứ, hóa giải những khổ đau trong tâm hồn của cha mẹ, thầy cô trước khi áp đặt lên con cái vì những tổn thương, mặc cảm, đau khổ đó ảnh hưởng trực tiếp đến con trẻ. Nỗi đau sẽ lớn hơn nếu người lớn cứ giấu tổn thương và bắt con trẻ gánh chịu hậu quả.
Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long, Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TPHCM, cần nhìn nhận khách quan rằng những sự việc học trò có hành động tự gây nguy hiểm cho bản thân vì bức xúc, lo lắng, bị dồn nén cảm xúc... chỉ là thiểu số. Nhưng đó thật sự là hồi chuông cảnh báo để phụ huynh nhìn lại cách dạy, cách sống với con cái; giáo viên nhìn lại cách giáo dục, gần gũi học trò.
Tư vấn tâm lý học đường - nhu cầu cấp thiết của học sinh
Một giáo viên chủ nhiệm xin được giấu tên tại Trường tư thục Ngô Thời Nhiệm TPHCM cho biết, có thể nói, lứa tuổi 12 - 17 là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn trong cuộc đời của mỗi người. Sự trợ giúp kịp thời và đúng đắn từ phía người lớn là một nhu cầu cấp thiết đối với trẻ, đặc biệt là khi các em đã rơi vào sự khủng hoảng tâm lý. HS cần được giãi bày, cần được tâm sự, cần được những lời khuyên đúng đắn từ người lớn, mà gần gũi với các em nhất chính là cha mẹ, thầy cô.
Và khi không thể có được điều đó từ gia đình, nhiều em đã xem thầy cô như một chỗ dựa tinh thần. Cho các em những lời khuyên, định hướng đúng đắn cho các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc sống... Đó là những điều mà người thầy cần phải thực hiện được để đáp ứng nhu cầu được tư vấn tâm lý, một nhu cầu có thực và vô cùng bức thiết của HS trong nhà trường phổ thông.
Chị tâm sự: "Với một số HS, gia đình không phải là chốn bình yên, không phải là nơi mà em muốn quay về sau mỗi ngày đi học, bởi ở nhà, "ba con chỉ biết dùng từ thô tục chửi con, đánh con. Con sợ đòn roi, nhưng con không sợ ba con, không nể ba con...". Cũng có em tâm sự: Cô ơi, con không thích học sư phạm, nhưng mẹ con nói là sư phạm dễ kiếm việc làm, dễ lấy chồng nên bắt con thi. Bây giờ con đăng ký thi ngành điện tử, ba mẹ con không nhìn tới mặt con, con phải làm sao hả cô!?".
Ở tuổi mới lớn, vì luôn muốn được quan tâm, đôi khi các em thổi phồng vấn đề của mình lên quá mức, khiến cho việc nhỏ trở nên trầm trọng. Nếu không được kịp thời giúp đỡ, khi cảm thấy không ai quan tâm đến mình, các em sẽ tự giải quyết vấn đề và thông thường đó là những cách xử lý tiêu cực, đôi khi gây ra hậu quả vô cùng trầm trọng.
Chính vì thế, tư vấn tâm lý học đường thật sự là nhu cầu cần thiết của HS, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò nòng cốt vì thực tế cho thấy, mặc dù nhiều trường học đã có phòng tư vấn tâm lý nhưng HS còn e ngại, ít tìm đến mà vẫn có xu hướng chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm nhiều hơn. Người thầy, người cô chủ nhiệm cần phải có đủ thời gian, đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh và quan trọng nhất là phải có đủ tình thương để có thể lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các em cách giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm; Đồng thời tiếp tục rà soát đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học giáo dục đạo đức; các cơ sở đào tạo giáo viên chú trọng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giáo viên về đạo đức nhà giáo; tăng cường vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, giáo viên tư vấn tâm lý...
Hạnh Chi
Theo giaoducthoidai
Sinh viên TP.HCM có biểu hiện lo âu nghiêm trọng Nhiều người có định kiến coi các vấn đề về sức khỏe tâm thần là "điên", "kém cỏi" hoặc chính người gặp vấn đề cảm thấy xấu hổ nên có những trường hợp tự chịu đựng đến 10 năm mới tìm kiếm sự hỗ trợ. Theo số liệu tại hội thảo quốc tế lần thứ năm về sức khỏe tâm thần trẻ em...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bất ngờ với 5 loại thực phẩm giúp kiểm soát cholesterol hiệu quả

Tác động của sơn móng tay đến sức khỏe

Bị chó hoang cắn, bé trai 3 tuổi không qua khỏi

3 thói quen tốt cho sức khỏe khi bước sang tuổi 60

Tiêm thuốc điều trị 15 loại ung thư khác nhau

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

3 không khi ăn miến

6 thay đổi ở mắt có thể liên quan đến chức năng gan

5 mẹo detox nhẹ nhàng sau những ngày nghỉ lễ

Loại bệnh lý nghiêm trọng xuất phát từ răng miệng

7 rủi ro sức khỏe lâu dài của thực phẩm siêu chế biến

Những người không nên ăn hồng xiêm
Có thể bạn quan tâm

Ngày kết hôn, dượng cho tôi 50 triệu làm của hồi môn, hai năm sau tôi nhận được một khoản tiền và vô cùng sửng sốt khi kiểm tra số dư tài khoản
Góc tâm tình
09:10:58 05/05/2025
Miss World 2025: Ý Nhi 'lép vế' toàn tập trước style đậm "beauty queen" Thái Lan
Người đẹp
09:01:27 05/05/2025
Tử vi tuần mới từ 5/5 đến 11/5/2025, 3 con giáp hứng LỘC TRỜI ban, trúng số độc đắc, tiền chui vào két, tha hồ ăn sung mặc sướng
Trắc nghiệm
08:40:07 05/05/2025
Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?
Thế giới
08:30:59 05/05/2025
Bí ẩn khu phố nổi tiếng nhờ rác ở Ai Cập
Du lịch
08:18:42 05/05/2025
Bom tấn hay nhất năm 2025 bất ngờ bị "phốt" lỗi không ngờ, game thủ đặt ra vô số giả thuyết
Mọt game
08:17:47 05/05/2025
Sao Việt 5/5: Quang Minh khoe quý tử, Phương Trinh Jolie gợi cảm sau sinh lần 3
Sao việt
08:04:14 05/05/2025
Sao nhí Gia Đình Là Số 1 bản Việt dậy thì xuất sắc sau 6 năm: Đẹp như Hoa hậu còn hát nhảy cực đỉnh
Hậu trường phim
08:01:00 05/05/2025
Nghe thấy tiếng ô tô va chạm, người dân chạy tới thì chứng kiến cảnh tượng lạ đời chưa từng có
Lạ vui
08:00:33 05/05/2025
Mỹ nhân Hàn Quốc bị ghét nhất hiện tại: Đã thảo mai còn dối trá, chỉ giỏi đổ lỗi cho người khác
Phim châu á
07:58:47 05/05/2025