“Đọc vị” khi nào chàng nói dối?
Phụ nữ là những người sống thiên về tình cảm. Chính vì vậy, họ dễ trở thành đối tượng lừa gạt của những kẻ cơ hội. Những mách giúp sau đây sẽ giúp các nàng “đọc vị” kẻ nói dối.
Trung thực luôn là tốt nhất, nhưng không phải ai cũng làm điều đó. Con người thường lừa dối vì lợi ích cá nhân, lừa gạt ai đó hay chỉ đơn giản là một trò đùa. Khi nói dối, cơ thể có những dấu hiệu nhất định thể hiện điều này.
Khi nói dối, bộ não phải làm việc vất vả hơn khi chúng ta nói thật. Người nói dối luôn cảm thấy căng thẳng, lo âu và cơ thể sẽ phải giải phóng sự ức chế đó bằng một hành vi hay một cử chỉ nhất định. Theo các chuyên gia, quan sát ngôn ngữ cơ thể là cách hiệu quả giúp bạn đọc vị kẻ nói dối.
Lãng tránh hoặc quá lạm dụng giao tiếp bằng ánh mắt
Một trong những dấu hiệu điển hình để nhận diện kẻ nói dối chính là việc, họ tránh nhìn thẳng vào mắt người khác. Tuy nhiên, khi điều này trở thành một sự thật hiển nhiên thì những kẻ nói dối sẽ cố gắng che đậy chúng bằng cách, giao tiếp bằng mắt thật nhiều. Như vậy, lãng tránh giao tiếp bằng ánh mắt hay giao tiếp bằng mắt quá nhiều đều cho thấy, họ đang nói dối.
Di chuyển bàn chân
Video đang HOT
Khi nói dối, chúng ta thường căng thẳng và lo âu. Di chuyển bàn chân là cách thể hiện bạn đang căng thẳng và lo lắng. Những người nói dối cũng thường xuyên chuyển động chân để tránh căng thẳng và kìm chế ý nghĩ muốn bỏ đi. Đây cũng là một đầu mối rõ ràng thể hiện, anh ấy đang nói dối.
Ít nói hơn
Đây là dấu hiệu qua lời nói cho thấy, họ đang nói dối. Khi nói dối, chúng ta thường có xu hướng im lặng trong suốt cuộc trò chuyện hoặc chỉ nói chuyện thật ngắn gọn. Họ cũng thường sử dụng các từ như ưmm, ohhh,…để lấp chỗ trống. Nếu một người thể hiện sự thiếu nhiệt tình trong cuộc trò chuyện đó là dấu hiệu cho thấy, họ có thể đang nói dối.
Thay đổi dáng đứng
Nếu bạn thấy người đang giao tiếp với mình cao hơn bình thường, do anh ấy đang rướn người lên thì đó là một dấu hiệu cho thấy, có thể anh ấy đang nói dối. Tuy nhiên, ở một số người, thay vì rướn người họ lại cúi người thấp hơn bình thường. Như vậy, khi dáng đứng của một người bỗng dưng thay đổi, cao hơn hoặc thấp hơn, cho thấy họ đang nói dối.
Nhún vai
Người ta thường nhún vai khi không biết hay không đồng ý với điều gì đó. Nếu ai đó nhùn vai trong khi họ nói, có thể họ đang thể hiện thái độ không đồng ý với điều mình nói.
Đổi đề tài
Bộ não phải làm việc vất vả hơn khi nói dối và không phải ai cũng có khả năng ứng biến nhanh với câu chuyện dối trá của chính mình. Vì vậy mà những người nói dối luôn cố gắng thay đổi đề tài càng sớm càng tốt.
Toát nhiều mồ hôi
Một số người đổ nhiều mồ hôi khi họ nói dối. Đổ mồ hôi bất thường là do adrenalin bị đấy lên mức cao. Sự căng thẳng và lo lắng chính là nguyên nhân đẩy adrenalin lên cao, từ đó làm cơ thể đổ mồ hôi để giải phóng.
Chạm vào người khác
Khi nói dối, chúng ta thường chạm vào những người đứng bên cạnh để giảm bớt sự căng thẳng. Ở một số người, hành động này của họ giống như việc thể hiện sự quan tâm tới người đang trò chuyện, nhưng thực tế đó là cách để họ giải tỏa sự căng thẳng.
Chạm vào mặt
Các cuộc nghiên cứu cho thấy, người nói dối thường chà xát vào mũi khi đang nói dối. Các nhà khoa học tin rằng, nói dối khiến họ lo lắng và căng thẳng, điều đó khiến mức adrenalin trong cơ thể lên cao làm các mao mạch ở mũi mở ra và làm mũi bị ngứa. Một số người che miệng và nháy mắt liên tục khi nói dối. Tuy nhiêu, biểu hiệu này là không phổ biến.
Liếm môi nhiều
Nói dối khiến cơ thể căng thẳng, từ dó làm miệng của người nói dối bị khô. Để khắc phục chứng khô miệng, họ sẽ liếm môi liên tục. Vì vậy, nếu người đang nói chuyện với bạn cứ liên tục liếm môi thì đứng tin những gì anh ấy nói.
Theo VNE