Đọc vị 18 dấu hiệu của trẻ sơ sinh để biết ngay nhu cầu của trẻ – ai mới làm mẹ không thể bỏ qua
Bất cứ dấu hiệu, hành động lạ của trẻ sơ sinh cũng khiến cha mẹ lo lắng vì con chưa biết nói. Do đó các mẹ hãy phán đoán qua 18 dấu hiệu sau để biết bé muốn gì.
Mặc dù mỗi cha mẹ có cách hiểu và giải thích các dấu hiệu riêng của con mình nhưng các chuyên gia đã đúc rút ra một số quy tắc chung để nhận biết, phân biệt nhu cầu của trẻ. Theo đó, cha mẹ cần quan tâm đến tiếng khóc, âm thanh em bé tạo ra và hành động của bé. 18 dấu hiệu dưới đây sẽ cho bạn biết con của mình thực sự muốn gì.
Cách bé khóc
Khóc chính là cách bé thể hiện nhu cầu của mình khi chưa biết nói, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh. Nhưng làm thế nào để cha mẹ có thể hiểu liệu em bé khóc vì đói, đau, hay vì một lí do khác?
Khóc vu vơ: Nếu đứa trẻ ở một mình quá lâu và muốn sự chú ý của bố mẹ sẽ liên tục khóc trong 5-6 giây và sau đó tạm dừng trong 20 giây như thể đang chờ kết quả. Nếu cha mẹ không đáp ứng, chu kỳ này lặp lại nhiều lần cho đến khi tiếng khóc trở nên liên tục.
Khóc vì đói: Trẻ có thể bắt đầu bằng tiếng kêu nhưng nếu không được bế và cho ăn, tiếng khóc sẽ tiếp tục và trở nên cuồng loạn. Đứa bé tiếp tục ngọ nguậy, khóc to hơn và cho tay lên vào miệng.
Khóc vì đau: Tiếng khóc này sẽ đơn điệu, ồn ào và không đổi. Theo chu kỳ, sẽ có những tiếng khóc to hơn do cơn đau tăng lên. Tuy nhiên, nếu em bé bị ốm, tiếng khóc cũng có thể đơn điệu rồi yên lặng, vì chúng không có đủ sức để tạo ra tiếng khóc lớn.
Khóc khi đi vệ sinh: Ngay cả khi đi vệ sinh hoặc đánh hơi cũng có thể gây khó chịu ở trẻ. Kiểu khóc này giống như rên rỉ hoặc kêu ré lên.
Khóc vì buồn ngủ: Khi em bé muốn ngủ nhưng không thể ngủ được vì một lý do nào đó, tiếng khóc của chúng sẽ nghe như tiếng rên rỉ, sau đó là tiếng ngáp. Em bé cũng sẽ dụi mắt và tai.
Khóc vì khó chịu: Khi cảm thấy khó chịu, bé sẽ có tiếng khóc giống như bị kích thích và không liên tục, đi kèm với sự bồn chồn. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc kiểm tra tã của bé hoặc có thể bé cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể khóc khi chúng muốn thay đổi môi trường hoặc khi chúng cảm thấy thất vọng hoặc buồn chán.
Video đang HOT
Những âm thanh phát ra
Bác sĩ Nhi khoa người Úc Priscilla Dunstan đã nghiên cứu về âm thanh trẻ sơ sinh phát ra trong hơn 20 năm qua. Hàng ngàn em bé thuộc các quốc tịch khác nhau đã tham gia vào thí nghiệm của cô. Priscilla tin rằng âm thanh này là ngôn ngữ và phản xạ chung của mọi đứa trẻ trên thế giới. Từ giai đoạn 4 tháng tuổi, các bé bắt đầu phát ra âm thanh tìm kiếm sự giao tiếp để đáp ứng các yêu cầu thể chất. Việc phát hiện và hiểu những âm thanh này kịp thời có thể ngăn chặn những cơn khóc của trẻ.
“Từ điển” của các âm thanh chính bao gồm:
‘Neh’ – Con đang đói!: Âm thanh này được tạo ra khi em bé đẩy lưỡi lên đến vòm miệng và được kích hoạt bởi phản xạ mút.
‘Eh’ – Con sẽ ợ!: Âm thanh này được hình thành khi không khí dư thừa bắt đầu đẩy ra khỏi thực quản và em bé cố gắng phản xạ nhả ra khỏi miệng.
‘ Owh’ – Con buồn ngủ hay mệt mỏi!: Em bé tạo ra âm thanh mệt mỏi này bằng cách gập môi trước khi ngáp.
‘Heh’ – Con cảm thấy không thoải mái!: Cảm giác khó chịu sẽ khiến cho em bé di chuyển, và giật tay chân của chúng. Tất cả những chuyển động này góp phần tạo ra âm thanh ‘Heh’, đặc biệt là khi miệng của em bé hơi mở.
‘Eairh’ – ‘Con đầy hơi và đau bụng!: Những âm thanh tạo ra bị bóp méo và biến thành tiếng rên rỉ khi một đứa bé đầy hơi và thở ra trong khi cố gắng thoát khỏi cơn đau.
Các hành động của bé
Ngôn ngữ cơ thể nói rất nhiều về sức khỏe của em bé:
Cong lưng: Trẻ dưới 2 tháng tuổi thường thực hiện động tác này khi phản ứng với cơn đau. Nếu em bé cong lưng sau khi ăn, điều đó có nghĩa là con đã no. Nếu bạn thường thấy bé thực hiện động tác này trong khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của trào ngược. Nếu bé lớn hơn 2 tháng tuổi, động tác này thường biểu thị sự mệt mỏi và tâm trạng không tốt.
Quay đầu: Đây là một hành động làm dịu của em bé. Chúng có thể làm điều đó trước khi chìm vào giấc ngủ hoặc khi xung quanh có những người lạ mặt.
Nắm lấy tai: Trong hầu hết các trường hợp, chuyển động này cho thấy em bé đang tự khám phá cơ thể của mình. Bạn chỉ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu động tác này được thực hiện khi bé khóc và lặp lại thường xuyên. Rất có thể em bé đang không ổn với đôi tai của mình.
Nắm chặt nắm tay: Đây là một dấu hiệu cho thấy em bé bị đói. Nếu bạn kịp thời chú ý đến điều này, bạn có thể ngăn tiếng khóc do cơn đói gây ra cho bé.
Nâng chân lên: Đây là dấu hiệu đau bụng. Em bé đang cố gắng theo phản xạ làm dịu cơn đau.
Giật tay: Chuyển động này có nghĩa là em bé đang sợ hãi. Một âm thanh lớn, ánh sáng mạnh hoặc thức dậy đột ngột có thể gây ra phản xạ giật mình. Những lúc như thế, em bé cần được bố mẹ vỗ về, an ủi.
Theo afamily
Vì sao khoảng 2 giờ sau sinh, bé thường không ngủ? Biết được lý do bạn sẽ thấy vô cùng ấm áp
Trong khoảng 2 giờ sau khi chào đời, em bé thường hay ngọ nguậy mà không ngủ yên giấc. Mẹ có tò mò vì sao không? Lý do thực sự sẽ khiến bạn cảm thấy an lòng và ấm áp.
Thời khắc của những tiếng khóc đầu tiên đón chào thế giới
Trong khoảng thời gian 2 tiếng sau khi chào đời, một trong những chuyện đầu tiên mà trẻ sơ sinh làm chính là khóc. Ngay khi vừa lọt lòng mẹ, bé sẽ cất tiếng khóc to và bác sĩ sẽ căn cứ vào âm thanh này để phán đoán xem bé có khỏe mạnh hay không.
Tiếng khóc của bé càng vang, rõ và thanh thì sức khỏe của bé càng tốt, hệ hô hấp cũng vô cùng thuận lợi, không xảy ra vấn đề trở ngại hay bất thường. Khi còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi vốn không cần dùng đến hô hấp của bản thân mà sẽ kết nối với niêm dịch của mẹ. Sau khi sinh, bé cần thải hết các niêm dịch này ra ngoài để tự hô hấp. Chính vì vậy, em bé khi chào đời không ngủ ngay mà thường khóc to để làm sạch và thông đường hô hấp.
Em bé khi chào đời không ngủ ngay mà thường khóc to để làm sạch và thông đường hô hấp (Ảnh minh họa)
Bé cần thải các chất thải bào thai ra ngoài
Sau khi sinh ra, ngoài thải niêm dịch làm thông hô hấp, bé còn phải thải các chất thải của bào thai để làm sạch bên trong cơ thể. Phần chất thải này thường có màu xanh đen, không có mùi khó ngửi, chủ yếu là hỗn hợp của các tổ chức tế bào ở thành ruột, nước ối và dịch tiết từ gan.
Sau khi bé đã có thể thải các chất thải bào thai ra ngoài, mẹ cần cho bé bú ngay. Liên tục sau khoảng 2 - 3 ngày thì phần chất thải này có thể được thải hết, cơ thể bé hoàn toàn được "làm sạch" và điều này có lợi cho sức khỏe của bé về sau.
Do trong chất thải bào thai có một loại vật chất gọi là Bilirubin, có thể tạo thành gánh nặng cho thận của bé, ảnh hưởng chức năng trao đổi chất của thận, làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể bé.
Khoảng thời gian mà em bé có tinh thần rất tốt
Trong khoảng 2 giờ sau khi sinh có thể nói bé có một tinh thần cực kỳ lý tưởng. Đồng thời nếu trong thai kỳ, mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và có tâm trạng vui tươi thì thai nhi cũng phát triển tối ưu, sau khi chào đời bé sẽ khỏe mạnh và hoạt bát. Cũng chính vì thế, trẻ sơ sinh khi vừa chào đời sẽ không chìm vào giấc ngủ ngay mà tỏ ra khá hưng phấn.
Khoảng 2 giờ sau khi sinh có thể nói bé có một tinh thần cực kỳ lý tưởng và tỏ ra khá hưng phấn (Ảnh minh họa).
Sau một lúc lâu bé sẽ thấm mệt và dần dần đi vào giấc ngủ. Lúc này mẹ cần đảm bảo môi trường yên tĩnh, trong lành cho bé. Tuy nhiên, giấc ngủ đầu tiên này cũng không thật sự ổn định, có lúc bé sẽ ngọ nguậy hoặc đột nhiên "rung" lên. Nguyên do là vì môi trường sống vừa thay đổi nên bé chưa thích ứng hoàn toàn.
Bé thích gần gũi mẹ để tìm được cảm giác an toàn
Trong thai kỳ, bé luôn được bao bọc bởi nước ối ấm áp trong bụng mẹ nên ngủ rất an tâm. Nhưng sau khi vừa chào đời, tiếp xúc với một thế giới xa lạ, cơ thể bé tự nhiên sẽ có cảm giác sợ hãi bản năng. Vì vậy, bé sẽ khó ngủ được ngay hoặc ngủ không ngon và luôn tìm về hướng của mẹ.
Lúc này, mẹ nên túc trực bên cạnh bé, có thể nhẹ nhàng dùng tay vỗ về bé, cho bé cảm giác an toàn để giảm sự lo lắng, sợ hãi. Mọi thứ thuộc về mẹ từ giọng nói, hơi thở và hơi ấm cơ thể khi tác động đến bé đều giống như một liều thuốc an thần tuyệt vời giúp bé thư giãn và dần học cách thích nghi với môi trường mới.
Nguồn: Sohu
Người Việt ăn mặn gấp đôi khuyến nghị của WHO Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Ăn quá 5 g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp, Phó giáo sư Phạm Mạnh Hùng, Phó...