‘Độc thân, ưa nhìn, hộ khẩu thành phố’ là ưu tiên hàng đầu của nhiều bậc cha mẹ tìm bạn đời cho con
Họ chọn ra vài ứng cử viên và để con quyết định liệu chúng có thích tìm hiểu về đối tượng hay không…
Quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” ở Trung Quốc vẫn còn ăn sâu bén rễ tới ngày nay, nó được thể hiện qua việc các bậc phụ huynh không ngại đi xem mặt nhằm kén chồng chọn vợ cho con, thậm chí tham dự cả các show truyền hình, phóng viên Wang Fan của Ecns nhận xét.
Ưa nhìn, có hộ khẩu thành phố, sức khỏe tốt là những điều kiện kén chọn của các bậc phụ huynh. Vào hầu hết ngày nghỉ cuối tuần, không ít bậc cha mẹ ở Thượng Hải (Trung Quốc) lang thang hàng giờ trong công viên nhân dân Thượng Hải. Họ vào đó không chỉ thưởng thức không khí trong lành mà còn tìm kiếm bạn đời lý tưởng cho những đứa con trưởng thành của mình.
Người đàn ông đang mô tả thông tin về con gái với những phụ huynh khác. Ảnh: Jeffrey Donenfeld.
Trong vài năm gần đây, vì mong mỏi con mình thành gia thất, các bậc cha mẹ ở Thượng Hải thường tụ tập ở công viên nhân dân Thượng Hải để trao đổi với nhau thông tin về con trai và con gái mình. Tuy nhiên, họ không định sắp xếp hôn nhân cho con mà chỉ muốn kiếm được mối phù hợp cho con. Họ chọn ra vài ứng cử viên và để con quyết định liệu chúng có thích tìm hiểu đối tượng không.
Một phụ nữ 63 tuổi, tự xưng họ Li, nói với phóng viên nhật báo Want Daily tại Công viên Nhân dân tại Thượng Hải rằng bà muốn tìm vợ cho con trai. Bà Li làm điều này khi con trai không hề hay biết gì, bà nói chi phí mai mối quá cao và con trai bà sẽ phải tham gia vào các sự kiện mai mối.
Một cuộc khảo sát trực tuyến gần đây tại Thượng Hải cho thấy những người muốn kết hôn phải có tài sản trị giá ít nhất 2 triệu nhân dân tệ (326.000 USD).
Ở Thượng Hải, một người đàn ông phải có mức lương tháng 8.000 nhân dân tệ (1.300 USD) hoặc cao hơn và một căn hộ hai phòng, thì sẽ có cơ hội tốt để kết hôn. Một người mẹ tìm chồng cho con gái ở góc mai mối trong vòng một năm nói rằng bà không muốn con gái mình làm vợ một người không có nhà, không có xe và không có tiền bạc.
Sự việc tương tự cũng xảy ra ở công viên Trung Sơn, gần Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, ngày nào ở đây cũng có bậc cha mẹ quan tâm đến việc lập gia đình của con cái đứng đọc các thông tin giới thiệu.
Video đang HOT
Các bậc phụ huynh đặt quảng cáo tìm bạn đời cho con ở công viên Thiên Đàn (Bắc Kinh, Trung Quốc). (Ảnh: China Daily)
Dạo quanh công viên, người ta có thể dễ dàng tìm được các thông tin về những chàng trai, cô gái độc thân như: “Công việc ổn định”; “hộ khẩu Bắc Kinh”; “không có thói quen xấu”… Các bậc phụ huynh cũng liệt kê mong muốn của con cái hoặc chính mình như: “Tốt bụng, ưa nhìn, biết chăm sóc gia đình” hay “bất kỳ ai sinh sau năm 1986 nhưng không sinh năm 1988″ của một bà mẹ vì sợ xung khắc với con trai sinh năm 1982.
Việc các ông bố bà mẹ tìm kiếm bạn đời cho con đã rất thịnh hành ở Bắc Kinh hai năm trước, xu hướng này nhanh chóng lan tới các thành phố khác như Nam Kinh, Hàng Châu và Thâm Quyến. Nhưng Thượng Hải là thành phố đầu tiên biến những buổi tụ tập tuyển chọn người yêu cho con của các bậc cha mẹ thành những sự kiện do các hãng mai mối tổ chức.
Bà Ma Yingdi rất thường xuyên lui tới công viên nhân dân Thượng Hải để giúp con gái 25 tuổi tìm người chồng thích hợp. Con gái bà tốt nghiệp đại học ba năm trước, chưa từng có bạn trai. Bà Ma nói con gái bà quá bận rộn làm việc đến nỗi không có thời gian cho hẹn hò. Và cũng giống như nhiều ông bố bà mẹ ở Trung Quốc, bà Ma rất lo lắng và quyết định cần phải làm gì đó cho con gái mình.
Bà Ma đã chuyện trò với các ông bà bạn già cùng cảnh ngộ khác và họ xem “lý lịch trích chéo” của con gái bà. Bà Ma cho biết trước tiên bà thường hỏi các ông bố bà mẹ về tuổi, học vấn, nghề nghiệp và mức lương của con họ. Nếu nghĩ rằng đối tượng này phù hợp với con gái mình, bà Ma sẽ trao đổi ảnh và số điện thoại với các “ông bà thông gia tương lai”.
Các bậc phụ huynh Trung Quốc treo đầy thông tin về con cái lên áp phích trong công viên. Ảnh: ECNS
Một bà mẹ tâm sự: “Tôi không tin vào hẹn hò trực tuyến hoặc các chương trình mai mối trên truyền hình. Góc mai mối ở các công viên được các phụ huynh chúng tôi tạo ra và tin cậy hơn. Cuối cùng thì chúng tôi có thể nhìn thấy bố mẹ của các đối tượng trước. Thông qua cha mẹ, chúng tôi cũng có thể biết con họ tốt hay không”.
Nhưng không phải tất cả những người con chưa kết hôn đều ủng hộ việc bố mẹ dây dưa vào chuyện tình cảm của mình.
Cô Cao, 30 tuổi, làm ở công ty đầu tư, muốn tập trung vào sự nghiệp và không muốn kết hôn trong tương lai gần.
“Tôi cảm thấy mình sẽ mất thể diện nếu bố mẹ phải tìm chồng cho tôi”, cô Cao tâm sự. Cô đã phải nói dối mẹ về chuyện tình cảm của mình.
“Tôi cảm thấy ngượng khi còn độc thân ở tuổi này. Nhưng tôi không muốn thỏa hiệp chỉ để có chồng”.
Trước đây, những người như bố mẹ cô Cao sẽ hạnh phúc nếu kết hôn và có một chiếc giường, một bàn ăn, một tủ đựng quần áo và phích nước. Ngày nay, những người độc thân muốn đối tượng có nhà, ô tô và những giá trị cuộc sống giống nhau.
Nhưng cô Cao cũng nói thêm: “Nhưng tôi cảm thấy yêu mê mẩn ai đó, tôi sẽ lập tức từ bỏ tất cả các tiêu chuẩn vật chất”.
Không phải tất cả những người con chưa kết hôn đều ủng hộ việc bố mẹ dây dưa vào chuyện tình cảm của mình. Ảnh minh họa
Shen Bing, một dịch giả 28 tuổi làm việc ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, kể lại câu chuyện của mình. Mỗi dịp nghỉ lễ, Shen về quê và bị bố mẹ ép đi xem mặt khắp nơi với những đối tượng ông bà chọn sẵn. Không ai hợp ý Shen.
“Có lần mẹ dẫn tôi tới xem mặt một cảnh sát cùng mẹ anh ta. Răng anh ta vàng khè, miệng thì hôi. Tôi kết bạn với anh ta trên WeChat và vào xem ảnh, ảnh nào cũng thấy anh ta cởi trần nhậu nhẹt với bạn”, Shen nói.
Trong cuộc gặp, cô cố trò chuyện nhưng nhanh chóng nhận ra hai người không có điểm chung. Anh ta chỉ nói về chơi game, còn mẹ anh ta thì luôn miệng khen con trai tốt đẹp thế nào.
Peng Xiaohui, một giáo sư về tình dục học ở đại học sư phạm Vũ Hán, cho rằng việc giới trẻ không hứng thú với các cuộc xem mặt là điều dễ hiểu. Các bậc phụ huynh cho rằng kiểu hẹn hò này rất truyền thống, trong khi con cái họ lại nghĩ rằng nó lỗi thời và cảm thấy mình bị kiểm soát. Nguyên nhân do các giá trị truyền thống đã thay đổi theo thời gian.
Vì tiền thách cưới mà tôi không dám giao tiếp với họ hàng nhà chồng
Với mong muốn tôi được thuận lợi khi sống ở nhà chồng nên bố mẹ tôi lấy tiền thách cưới rất ít. Vậy mà, tôi vẫn bị mang tiếng.
Ngày nói chuyện người lớn, bố tôi nói rõ phong tục thách cưới ở quê tôi cho bên đằng trai biết. Những gia đình có con gái ở gần nhà tôi thường thách cưới vài chục triệu, còn bố tôi chỉ lấy của nhà trai 10 triệu. Bố bảo số tiền đó sau này cũng cho các con, bố mẹ không giữ làm gì.
Bố bạn trai có vẻ không thích lắm và tỏ ý muốn bỏ thủ tục này. Nhưng bố tôi không chịu, phải có tiền thách cưới mới cho rước con gái, đó là phong tục và không muốn phá lệ của quê hương. Cuối cùng, nhà trai cũng miễn cưỡng chấp nhận phương án bố tôi đưa ra.
Về làm dâu, tôi rất bất ngờ khi nghe thấy những lời bàn tán của họ hàng về vấn đề tiền thách cưới. Họ đem tôi với chị dâu tôi ra so sánh. Chị dâu là người ở địa phương với chồng tôi, xinh đẹp, lễ phép và có công việc lương cao. Ngày cưới nhà gái cho 3 cây vàng đem về nhà chồng.
Còn tôi ngoại hình bình thường, ít mồm miệng, thu ngân lương vài triệu, thế mà nhà chồng phải bỏ ra 10 triệu để rước về. Họ kết luận gia đình tôi chẳng ra gì và trách chồng tôi không biết chọn vợ. Khi nghe những lời đó, tôi thật sự buồn.
Tôi bức xúc kể lại mọi chuyện với chồng, với mong muốn anh ấy động viên an ủi. Nào ngờ, anh "đổ thêm dầu vào lửa", bảo họ nói đúng sự thật, đâu có đặt điều nói dối. Chồng nói bản thân quyết định cưới tôi còn chịu đả kích từ nhiều phía, như thế đã là gì.
Thấy tôi ngơ ngác chưa hiểu gì, anh thật thà kể là trước khi cưới từ bạn bè đến người thân ai cũng khuyên bỏ tôi. Vì tôi quê xa, chẳng có gì nổi bật, lại tốn tiền thách cưới. Nhưng vì đã sống chung như vợ chồng với tôi nên anh phải cưới thôi.
Những lời bộc bạch của chồng làm tôi nóng mặt và nói nếu cảm thấy miễn cưỡng thì chia tay ngay lập tức. Vậy mà, anh ấy chẳng quan tâm đến sự tức giận của vợ. Anh bảo chị dâu được nhiều người yêu mến, tôi hãy học hỏi chị ấy làm người con dâu tốt, đừng để chồng nghe điều tiếng không hay về vợ.
Bị so sánh với chị dâu, tôi ngày càng mất tự tin và ngại giao tiếp với mọi người. Tôi không biết phải vượt qua áp lực này thế nào nữa?
Để văn học gần hơn với học sinh Theo nhiều chuyên gia giáo dục, sân khấu hóa tác phẩm văn học là hướng đi hiệu quả, sáng tạo, góp phần đưa văn học gần hơn với học sinh. Thông qua việc sân khấu hóa, vừa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, đồng thời cũng là cơ sở để các em có thể cảm nhận đầy đủ...