Độc lạ ‘tủ không tiếp xúc’, dân chung cư dễ nhận hàng sau khi mua trực tuyến
Chỉ cần mở ứng dụng trên điện thoại, quét mã QR ở chiếc tủ thông minh là dân chung cư có thể dễ dàng nhận những món hàng sau khi mua sắm trực tuyến mà không cần gặp mặt shipper.
Lấy ý tưởng từ việc “không tiếp xúc”
Chị Nguyễn Thị Thu Ngân (33 tuổi), Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Santa, đồng sáng lập tủ giao nhận thông minh SantaPocket, cho biết bản thân khởi nghiệp kinh doanh từ tháng 8.2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành. Thời điểm đó, chung cư nơi Ngân ở cũng áp dụng nhiều giải pháp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và sự cần thiết của việc nhận hàng không tiếp xúc nên Ngân đã nảy ra nhiều ý tưởng. “Lúc đó tôi cũng đang là dân sinh sống tại chung cư, cứ mỗi lần nhận hàng rất khó khăn, phải tiếp xúc với nhiều người và shipper. Sẵn ở công ty đang có những chiếc tủ sắt bỏ trống nên tôi đã đề xuất với ban quản lý chung cư sử dụng nó để cư dân nhận đồ bỏ vào một cách an toàn trong thời điểm đó”, chị Ngân chia sẻ.
Nhóm bạn trẻ nghiên cứu, sáng tạo tủ giao nhận thông minh DẠ THẢO
Từ lần áp dụng tủ “không tiếp xúc này”, chị Ngân nhận thấy đây cũng là một ý tưởng khởi nghiệp mới, cần cải tiến để áp dụng rộng rãi. Thế là chị tập hợp đội ngũ gồm những người trẻ là: kỹ sư, lập trình phần mềm, cứng tham gia nghiên cứu và sản xuất tủ giao nhận thông minh.
Sau thời gian ngắn, tủ giao nhận thông minh có tên SantaPocket cũng ra đời. Đây là sản phẩm khởi nghiệp bằng giải pháp giao nhận hàng thông minh tích hợp công nghệ IoT. Mọi thao tác giao nhận hàng đều được thực hiện thông qua ứng dụng trên điện thoại và mã QR đặt trên tủ. Nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí của người giao lẫn nhận hàng qua các kênh thương mại trực tuyến. Tủ giao nhận thông minh gồm 17 ngăn, trong đó có đầy đủ 3 kích thước từ nhỏ, vừa và lớn để người dùng lựa chọn.
Theo chị Ngân, chiếc tủ này giúp giải quyết vấn đề nan giải mà chung cư nào cũng gặp phải, đó là tình trạng mất cắp, cầm nhầm đồ tại kệ hàng tự quản. Giúp các ban quản lý chung cư tiết kiệm nhân lực, thời gian xử lý các sự vụ liên quan đến mất mát tài sản cá nhân của cư dân. Đồng thời, đẩy nhanh quy trình giao hàng cho shipper, bảo mật thông tin cá nhân người nhận và an toàn cho kiện hàng. Chưa kể làm tăng mỹ quan và tiện ích, nâng tầm giá trị cho các tòa nhà vì ứng dụng giải pháp công nghệ vào vận hành để trở thành những chung cư thông minh.
Áp dụng chuyển đổi số
Chị Ngân chia sẻ hình thái tủ giao nhận thông minh này là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tức là áp dụng thêm công nghệ, tổ hợp phần cơ khí, mạch điện, lập trình nhúng và tương tác với dịch vụ đám mây, điều khiển tự động.
Video đang HOT
Bạn trẻ áp dụng chuyển đổi số vào sản phẩm khởi nghiệp DẠ THẢO
“Thật ra, sử dụng tủ rất đơn giản, cư dân và shipper chỉ việc tải ứng dụng, đăng ký tài khoản, khi giao hay nhận hàng chỉ cần quét mã QR là tủ đựng động mở cửa, không phải gọi điện, hẹn gặp mặt”, chị Ngân nói về mô hình khởi nghiệp của mình.
“Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là hình thức giao nhận hàng thông minh dù đã tồn tại ở nhiều nước nhưng hầu như vẫn còn rất mới với người dân VN. Mọi người vẫn quen với cách thức giao nhận hàng truyền thống và ngại trong việc phải tiếp cận công nghệ, phải thanh toán phí sử dụng. Do đó, chúng tôi chấp nhận khó khăn ban đầu để có thể đưa sản phẩm, thói quen đến với cư dân hiệu quả”, chị Ngân bày tỏ.
Cũng theo chị Ngân nhiều ban quản trị chung cư vẫn không tin vào sản phẩm mới, công ty và đội ngũ còn quá non trẻ. Khi triển khai, thuyết phục qua nhiều bước sau đó mới được lắp đặt”.
Từ khi ra mắt sản phẩm đến nay, tủ giao nhận thông minh của nhóm chị Ngân đã được nhiều nơi đón nhận, đặc biệt là những người trẻ. Và hiện tại tủ được lắp đặt tại 22 tòa nhà và chung cư khắp TP.HCM.
Là người thường xuyên mua hàng trực tuyến, Chị Nguyễn Thị Hạnh Tâm (35 tuổi), cư dân Chung cư Decapella, P.Bình An, TP.Thủ Đức (TP.HCM) cảm thấy bất tiện trong việc hẹn shipper giao nhận hàng hóa. Nhiều lần gói hàng của chị Tâm bị “trôi” và mất rất nhiều thời gian để liên lạc với chủ hàng, người giao hàng mới tìm lại được.
“Với tôi từ ngày chung cư chuyển sang sử dụng tủ thông minh tôi rất hài lòng. Tôi giảm thiểu thời gian đi nhận trực tiếp và tìm hàng so với cách nhận tự phát trước đây. Việc tính phí với tôi là phù hợp và có 1 tiếng đồng hồ để hàng trong tủ không mất tiền. Ngoài ra, nếu hàng để lâu tôi cũng không sợ bị thất lạc nữa”, chị Tâm nói.
Chiếc tủ giúp người nhận và shipper không cần gặp mặt nhau DẠ THẢO
Anh Nguyễn Sơn Tùng, Trưởng Ban Quản trị chung cư Decapella, P.Bình An, TP.Thủ Đức, cho biết trước kia mỗi khi có giao dịch gửi nhận hàng hóa người dân phải tự di chuyển từ các tầng cao xuống đất để nhận, nhờ người lấy giúp hoặc shipper chỉ để hàng ở kệ công cộng rồi bỏ đi. Điều này khiến tình trạng cầm nhầm, mất hàng không rõ lý do xảy ra rất nhiều. Như vậy rất mất thời gian cho cư dân và ban quản lý khó kiểm soát hàng hóa của từng người.
“Ngoài ra, ban quản lý không có chỗ sắp xếp đồ gọn gàng, nhất là các hộ dân không lấy hàng ngay mà cứ để qua đêm, cá biệt để cả tuần, gây mất mỹ quan, giảm sự khang trang của chung cư”, anh Tùng chia sẻ.
Từ khi lắp tủ giao nhận thông minh, anh Tùng nhận thấy có nhiều lợi ích như: không gian chung cư sạch sẽ gọn gàng, không còn tình trạng mất mát đồ đạc, tạo nét hiện đại, phù hợp với nhóm cư dân trẻ năng động. “Do đó, tương lai chúng tôi vẫn muốn duy trì và mở rộng tủ thêm khi mức độ sử dụng tăng lên để giải quyết vấn đề giao nhận hàng hóa thuận tiện, phù hợp với xu thế chuyển đổi số hiện nay”, anh Tùng nói.
Nhật Bản đề xuất sáng kiến ngăn lừa đảo người cao tuổi qua điện thoại
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã đề xuất sáng kiến tạm ngưng dịch vụ thẻ ngân hàng của bất kỳ người nào trên 65 tuổi không sử dụng thẻ trong hơn một năm, từ đó không tạo cơ hội cho bất kỳ kẻ xấu nào muốn lừa đảo những người lớn tuổi.
Một người đàn ông sử dụng máy ATM ở Tokyo. Ảnh: AFP
Một số người lo lắng đề xuất trên sẽ khiến cuộc sống của người cao tuổi trở nên khó khăn hơn, nhưng ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng cần phải ngăn chặn những kẻ lừa đảo ngay lập tức.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Nhật Bản đang xem xét hạn chế khả năng dùng máy rút tiền (ATM) của người về hưu trong nỗ lực ngăn chặn hành động lừa đảo người già có trong tay số tiền lớn - một vấn nạn đang ngày một nghiêm trọng tại quốc gia này.
Lo ngại về số vụ lừa đảo qua điện thoại ngày càng tăng, đặc biệt là những vụ nhắm vào người lớn tuổi, những người thường dễ bị thuyết phục về tính hợp pháp của cuộc gọi, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã đề xuất ngành ngân hàng đưa ra các biện pháp bảo vệ mới. Theo đó, bất kỳ ai trên 65 tuổi và không sử dụng thẻ ngân hàng để truy cập vào tài khoản trong hơn một năm sẽ bị khóa tài khoản.
Mặc dù phạm vi của đề xuất tương đối hạn chế, nhưng một số người Nhật lớn tuổi đã bày tỏ lo ngại động thái này có thể ngăn họ tiếp cận với tài khoản ngân hàng cá nhân và sợ các hạn chế bổ sung không chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn chặn các vụ lừa đảo.
Tuy nhiên, rõ ràng xã hội đang có một nhu cầu cấp thiết đối với các biện pháp bảo vệ. Theo thống kê của cảnh sát, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, những kẻ lừa đảo ở Nhật Bản đã lừa người dân khoảng 15 tỷ yên (106 triệu USD).
Lừa đảo qua điện thoại không phải là mánh khóe mới mà đã xuất hiện hàng chục năm ở Nhật Bản bất chấp hàng loạt chiến dịch cảnh báo người dân về những rủi ro.
Một trong những trò lừa đảo phổ biến nhất là những kẻ lừa đảo giả làm đại diện ngân hàng và gọi điện cho các nạn nhân, cảnh báo họ rằng tài khoản của họ bị rút tiền quá mức và họ phải hoàn tất chuyển khoản ngay lập tức để tránh một khoản phí ngân hàng lớn.
Một mánh khóe khác là ore-ore ("Là con/cháu đây"), liên quan đến việc người gọi tự xưng là người thân hoặc bạn bè của nạn nhân và yêu cầu giúp đỡ. Thông thường, kẻ lừa đảo sẽ nói rằng mình bị tai nạn giao thông nhẹ và cần tiền để trả cho người lái xe kia để tránh rắc rối với cảnh sát.
Trong khi có người ngay lập tức gác máy, vẫn có nhiều người cao tuổi mắc lừa những đối tượng xấu.
Trong một trường hợp lừa đảo khét tiếng từ năm 2018, một nhóm lừa đảo đã lừa được một cụ bà 84 tuổi ở Tokyo để lấy 82,5 triệu yên.
Về phần mình, cảnh sát Nhật Bản cũng ít bắt giữ liên quan đến các vụ lừa đảo qua điện thoại, một phần vì rất khó truy tìm các nhóm đối tượng lừa đảo chỉ dùng điện thoại một lần xong bỏ.
Với đề xuất mới tạm ngưng thẻ ngân hàng của người lớn tuổi sau 12 tháng không sử dụng, chính phủ Nhật Bản đã vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng.
Tomoko Oono, một người về hưu ở quận Saitama, phía Bắc Tokyo, từng làm việc trong một ngân hàng, cho biết: "Bất cứ điều gì có thể làm được thì nên làm vì tôi nghe nói về rất nhiều trường hợp như vậy. Các ngân hàng và cảnh sát đã cố gắng ngăn chặn nó, nhưng điều đó thực sự khó khăn vì tất cả những gì chúng cần là một chiếc điện thoại di động".
Tuy nhiên, bà Tomoko bày tỏ không chắc liệu việc giới hạn quyền truy cập của người già vào tài khoản ngân hàng của họ có phải là một ý kiến hay hay không.
"Mẹ tôi vẫn sống một mình và bà luôn sử dụng tiền mặt vì bà không thể làm những việc như mua sắm trực tuyến. Bà sẽ xoay sở thế nào nếu không có tiền mặt. Còn những người sống ở nông thôn và không có ngân hàng gần đó, nếu họ không thể rút tiền từ máy ATM thì sao?", bà Tomoko chia sẻ.
Những phản đối tương tự đã được đưa ra trên mạng xã hội, với các bình luận trên cổng thông tin Livedoor chỉ ra đề xuất "phong tỏa tiền gửi" sẽ khiến cuộc sống của người già trở nên khó khăn hơn.
"Nếu mọi người không thể sử dụng thẻ ngân hàng, tôi nghĩ nhiều người sẽ trở nên lo lắng", một bài đăng viết.
Trước đó, cảnh sát Nhật Bản cũng lên kế hoạch triển khai một đơn vị mới ở thủ đô trong mùa xuân 2024 để điều tra về số vụ lừa đảo gia tăng trên cả nước, đặc biệt các vụ lừa đảo nhắm đến người già. Đơn vị mới sẽ triệu tập cảnh sát trên khắp đất nước.
Đơn vị dự kiến có nhiều thành viên hơn và vai trò lớn hơn so với một đơn vị được thành lập vào năm 2005 để giải quyết các trường hợp gian lừa đảo đặc biệt. Vai trò của đơn vị hiện tại chỉ giới hạn trong các giai đoạn điều tra ban đầu của cảnh sát, chẳng hạn như kiểm tra cảnh quay camera an ninh gần các máy ATM. Nhưng đơn vị mới sẽ phụ trách hầu hết quá trình điều tra, bao gồm cả việc xác định nhóm tội phạm nào có liên quan.
Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, đơn vị điều tra lừa đảo ban đầu bao gồm 43 thành viên, với một sĩ quan được điều động từ 43 sở cảnh sát quận khác nhau trên toàn quốc và được đặt trong Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo. Năm ngoái, số lượng của đội đã tăng lên 53, cảnh sát được triển khai tới Tokyo và ba quận khác trong vùng lân cận - Saitama, Chiba và Kanagawa.
Ông Bill Gates: Trang tìm kiếm, mua sắm trực tuyến sẽ 'tuyệt chủng' vì AI Hãng Reuters hôm nay 23.5 đưa tin tỉ phú Mỹ Bill Gates, đồng sáng lập tập đoàn Microsoft ngày 22.5 nói rằng cuộc đua về công nghệ sẽ xóa bỏ công cụ tìm kiếm và các trang web mua sắm trực tuyến trong tương lai. "Bạn sẽ không bao giờ vào một trang web tìm kiếm nữa. Bạn sẽ không bao giờ đến...