Độc lạ những món đặc sản Đắk Nông không thể bỏ lỡ
Tuy không nổi tiếng bằng đặc sản của nhiều vùng miền khác, thế nhưng những thức quà đặc sản Đăk Nông này vẫn khiến nhiều du khách ấn tượng và thích thú.
Rượu cần M’Nông
Đặc sản Đắk Nông đầu tiên phải kể đến là rượu cần của người dân tộc M’Nông. Cũng giống với người dân tộc Ê Đê hay dân tộc Jrai ở Tây Nguyên thì rượu cần cũng được xem là một thức uống không thể thiếu mỗi khi tiếp đón khách quý hay có dịp lễ hội.
Đặc sản Đắk Nông đầu tiên phải kể đến là rượu cần của người dân tộc M’Nông. Ảnh: Kim Bảo
Người M’Nông quan niệm rằng, việc nấu và uống rượu cần tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng, cùng với đó là tình yêu và khát vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người.
Rượu cần sẽ được nấu bằng những nguyên liệu tự nhiên có tại địa phương. Ảnh: reatimes
Rượu cần sẽ được nấu bằng những nguyên liệu tự nhiên có tại địa phương. Trong đó nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp cái hoa vàng hoặc cũng có thể lấy các loại gạo khác được trồng ngay tại địa phương. Sau đó rượu sẽ được ủ men hoàn toàn tự nhiên trong khoảng thời gian từ 2 – 6 tháng đến khi rượu có màu nâu vàng như mật ong và hương thơm dịu nhẹ là đã có thể sử dụng được rồi.
Thêm một món đặc sản Đắk Nông độc lạ nữa của người dân tộc M’Nông và người Mạ là món canh thụt. Nguyên liệu của món ăn này cũng không có gì cầu kỳ, chỉ cần có một ít rau nhíp, măng tươi cùng một chút thịt hoặc cá suối, đặc biệt nhất là còn có thêm vài con dế dũi hay con mối.
Video đang HOT
Thêm một món đặc sản Đắk Nông độc lạ nữa của người dân tộc M’Nông và người Mạ là món canh thụt. Ảnh: truyenhinhdulich
Tất cả nguyên liệu này sẽ được sơ chế sạch sẽ rồi cho vào một cái ống lồ ô tươi, bít kín đầu. Khi nấu thì thường sẽ để nghiêng trên bếp lửa đồng thời phải quay tròn để canh cho món ăn được chín đều.
Tiếp đến là dùng một đoạn dây mây đâm vào trong ống để làm nhuyễn các nguyên liệu với nhau. Cuối cùng là cho thêm một ít muối hạt và ớt rồi thêm rau thơm trộn đều là có thể thưởng thức được rồi.
Có lẽ với người dân khu vực Tây Nguyên nói chung cũng như Đắk Nông nói riêng đều quen thuộc với món măng chua rừng. Để có thể chế biến nên món ăn này, người dân địa phương phải vào trong rừng sâu để tìm và bẻ những đọt măng mang về.
Có lẽ với người dân khu vực Tây Nguyên nói chung cũng như Đắk Nông nói riêng đều quen thuộc với món măng chua rừng. Ảnh: dienmayxanh
Ở phố núi Đắk Nông có ba loại măng phổ biến nhất là măng tre, măng giang và măng mai. Trong số đó, măng giang có kích thước nhỏ hơn nên thường sẽ được để nguyên còn măng tre và măng mai thì to hơn nên sẽ được xắt mỏng.
Ở Đắk Nông có ba loại măng phổ biến nhất là măng tre, măng giang và măng mai. Ảnh: paoquan
Sau đó thì đem ngâm với nước muối pha loang từ 2 đến ba ngày rồi mới cho hết tất cả vào trong hủ thủy tinh hoặc hủ sành, thêm một chút ớt ngâm trong khoảng hai tuần nữa mới có thể sử dụng được. Món đặc sản Đắk Nông này thường được dùng nấu canh chua với cá hoặc thịt bò đều ngon cả.
Cá lăng sông Serepok
Một đặc sản ở Đắk Nông mà bạn nhất định không được bỏ qua khi ghé thăm miền đất này là cá lăng ở Sêrêpốk. Đây là một loại cá có da trơn, đầu bẹp khá giống với cá trê và cũng có ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhưng cá lăng ở đây được đánh giá cao hơn hẳn vì có thịt chắc và kích cỡ cũng to hơn nhiều nơi khác.
Một đặc sản Đắk Nông mà bạn nhất định không được bỏ qua khi ghé thăm miền đất này là cá lăng ở Sêrêpốk. Ảnh: dacsanbonphuong
Cá lăng có thể chế biến nhiều món ăn nhưng ngon nhất thì phải kể đến là lẩu cá lăng với măng chua và cá lăng nướng chấm với muối ớt. Độ chắc và béo ngậy của thịt cá kết hợp với các loại gia vị đảm bảo là sẽ khiến bao thực khách mê mẩn.
Cá lăng có thể chế biến nhiều món ăn. Ảnh: nhahanglaco
Cà đắng xào cá khô
Cà đắng xào cũng là một trong những cái tên không thể bỏ qua khi nhắc đến ẩm thực Đắk Nông. Cà đắng đúng với tên gọi của mình thường có vị đắng nhẹ, nhưng sau đó lại có vị ngọt ngọt nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Cà đắng xào cũng là một cái tên không thể bỏ qua khi nhắc đến món ngon của ẩm thực Đắk Nông. Ảnh: 123tadi
Từ loại cà này, người ta có thể chế biến khá nhiều món ăn ngon như cà đắng xào lá mì, cà đắng giã muối ớt, cà om,… nhưng phổ biến và được yêu thích nhất thì phải kể đến món cà đắng xào cá khô.
Từ loại cà này, người ta có thể chế biến khá nhiều món ăn nhưng được yêu thích nhất thì phải kể đến món cà đắng xào cá khô. Ảnh: wanderlust
Đặc sản Đắk Nông này rất dễ làm, nguyên liệu thì cũng vô cùng đơn giản. Cà đắng sau khi hái về thì cắt bỏ cuống rồi cắt từng lát mỏng và đem ngâm vào nước muối để không bị xỉn màu và giảm bớt vị đắng. Sau đó đem xào với cá khô, ớt tươi cùng các gia vị khác đến khi cà mềm, tỏa mùi thơm là được. Món này mà ăn cùng với chén cơm nóng thì không gì bằng.
Hòa mình cùng thiên nhiên với canh thụt Bình Phước
Ngoài là món ăn truyền thống của người S'Tiêng tại Bình Phước, canh thụt còn chứa đựng trong nó những triết lý về một lối sống gần gũi, hòa nhập cùng thiên nhiên.
Theo đó, canh thụt là món ăn thường để thiết đãi khách quý hoặc xuất hiện trong các lễ hội của một số cộng đồng đồng bào dân tộc. Nguyên liệu để làm canh thụt phần lớn cũng từ thiên nhiên và gồm ít nhất từ mười nguyên liệu trở lên như tôm, cá, cua nhỏ, mướp (lấy cả trái non, hoa đực, nụ, ngọn mướp), cà pháo, măng rừng, củ nén, đọt mây, lá nhíp cùng một số loại rau rừng và gia vị đặc trưng.
Ngoài nguyên liệu đặc sắc thì cách nấu món canh này cũng khá độc đáo. Cụ thể, thay vì dùng nồi như cách nấu canh thông thường thì người nấu sẽ dùng ống tre (lồ ô hoặc nứa) có độ dài khoảng 40-60cm. Một đầu giữ đốt mắt, đầu ống còn lại cắt thật khéo để cho nguyên liệu vào nấu.
Trong khi nấu với lửa vừa trên bếp than hồng, cần nghiêng ống và xoay tròn thường xuyên để cho canh không bị đổ. Khi canh sôi, dùng đũa cả (loại đũa to, làm bằng tre, dùng để xới cơm) và thụt liên tục để làm nhuyễn nguyên liệu. Cứ thế, đến khi thấy hỗn hợp nguyên liệu kẹo lại, nước sền sệt tựa như súp là món ăn đã đạt chuẩn. Sau đó, nêm nếm thêm ít gia vị như muối, ớt, rau thơm là có thể thưởng thức.
Theo báo Bình Phước, ngoài người S'Tiêng ở Bình Phước, canh thụt còn là món ăn dân dã của người M'Nông nhưng có biến tấu một chút về nguyên liệu. Cụ thể, người M'Nông thường dùng thịt rừng tươi hoặc khô để nấu ngoài cá, tôm ngoài một số nguyên liệu của núi, rừng như người S'Tiêng.
Được biết, đồng bào Khmer ở miền Tây cũng có món canh thụt khá giống với người S'Tiêng, có tên gọi là Lo prong. Ngoài cách chế biến tương đồng thì canh thụt của người Khmer có sử dụng thêm mắm bò hóc, một loại mắm đặc trưng của dân tộc này.
Có dịp về thăm Bình Phước, canh thụt sẽ là một gợi ý thú vị để du khách có thể hiểu hơn về con người, văn hóa ẩm thực của người đồng bào tại đây. Qua đó, như cảm nhận được sự gần gũi giữa thiên nhiên và con người.
Những món ăn truyền thống độc đáo của người M'nông Cũng như các dân tộc trên dãy Trường Sơn, đồng bào M'nông từ xa xưa đã tạo cho mình nhiều món ăn dân dã. Họ chế biến thức ăn bằng 3 phương thức, gồm: Chế biến qua lửa, không qua lửa và kết hợp giữa qua lửa với không qua lửa để tạo thành phương thức thứ ba cho ra món ăn nguội,...