Độc lạ loài chó châu Á: Nặng 20kg nhưng có thể hạ gục hổ dữ, có trong sách đỏ Việt Nam
Điều bất ngờ là loài chó này có thể biến loài hổ dữ tợn thành con mồi của chúng.
Cuộc đụng độ bất ngờ của chó hoang và sư tử
Vào năm 2020, một đoạn video ghi lại cuộc đụng độ giữa một loài chó châu Á và hổ Bengal tại công viên quốc gia Nagarahole, phía tây nam bang Karnataka, Ấn Độ. Con hổ đuổi theo con chó trong rừng. Mỗi khi hổ đuổi theo, con vật lại bỏ chạy. Nhưng chỉ cần chờ hổ dừng lại, con vật cũng dừng lại theo, quay lại nhìn kẻ săn mồi ở khoảng cách an toàn, không có vẻ gì là sợ hãi. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì loài chó này tuy có kích thước nhỏ hơn nhưng chúng có khả năng hạ gục hổ dữ chỉ trong một nốt nhạc. Ngay sau khi đoạn video này được đăng, nó đã thu hút tới gần 200.000 lượt xem chỉ trong vài ngày.
Loài chó trong đoạn video kể trên được xác định là chó hoang châu Á. Chó hoang châu Á còn được biết đến với tên gọi khác là sói lửa hay chó sói lửa, chó hoang Ấn Độ. Chó hoang châu Á (danh pháp khoa học: Cuon alpinus) là một loài thú ăn thịt thuộc họ Chó (Canidae), thành viên duy nhất của chi Cuon. Chó hoang châu Á là động vật ăn thịt cỡ trung, lớn hơn chó rừng (jackal) nhưng nhỏ hơn chó sói thực thụ.
Chó hoang châu Á là động vật sống theo bầy đàn đông đúc giống như chó hoang Châu phi và sói xám, khi đi theo bầy đàn thì chó hoang châu Á rất hung tợn và có phương pháp săn mồi tàn độc .
Loài chó hoang châu Á có thể dễ dàng được nhận biết nhờ lớp lông màu hung pha vàng. (Ảnh: Pixabay)
Chó hoang châu Á có nguồn gốc từ Nam Á. Khu vực phân bố lịch sử của nó trải rộng từ Ấn Độ tới Trung Quốc, Việt Nam và kéo dài xuống tới Malaysia và Indonesia, với đảo Java là giới hạn phía nam.
Chó hoang châu Á có thể dễ dàng được nhận biết nhờ lớp lông màu hung pha vàng, phần đuôi tối màu.
Chó hoang châu Á có thể thích nghi với nhiều môi trường sống. Thông thường nó sinh sống trong các môi trường rừng cây lá sớm rụng khô và ẩm cũng như rừng nhiệt đới rậm rạp như các rừng mưa nhiệt đới, để có sự ẩn nấp tốt cho việc săn mồi. Nó sống trong các khu vực có thảm thực vật dạng rừng nguyên sinh, thứ sinh, thoái hóa, thường xanh và bán thường xanh, các rừng cây gai khô, cũng như thảm rừng-trảng cây bụi. Tuy nhiên, nó cũng có thể sống trong rừng rậm núi cao, bãi cỏ và thảo nguyên thoáng đãng tại Kashmir. Phần thứ hai trong tên gọi khoa học của nó, alpinus, gợi ý rằng sói lửa có thể sống trong khu vực miền đồi núi.
Tại Việt Nam, chó hoang châu Á là loài chó quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam cũng như thế giới. (Ảnh: Pixabay)
Video đang HOT
Tại Việt Nam, chó hoang châu Á là loại thú quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam cũng như thế giới, thuộc danh mục cấm săn bắt. Loài chó hoang châu Á này phân bố ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Bắc Cạn, Quảng Trị, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng. Sói đỏ phân bố rộng ở các tỉnh miền núi từ Bắc xuống Nam, trừ các tỉnh đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, hải đảo.
Loài chó coi hổ là con mồi
Mặc dù chó hoang châu Á này có kích thước khá nhỏ chỉ khoảng 12-20kg nhưng loài chó này có khả năng hạ gục con mồi lớn hơn chúng rất nhiều. Chó hoang châu Á thường săn mồi theo bầy đàn và chúng có phương pháp săn mồi tàn độc, đồng thời có thể gây ra nỗi hiểm nguy cho cả các mãnh thú khác như hổ hay báo và cả gấu.
Chó hoang châu Á này có kích thước khá nhỏ chỉ khoảng 12-20kg nhưng loài chó này có khả năng hạ gục con mồi lớn hơn chúng rất nhiều. (Ảnh: Pixabay)
Loài chó này sống thành từng đôi hoặc đàn năm bảy con, khi săn mồi có thể nhập đàn thành một bầy từ 10 – 15 đến 20 con, thậm chí 50 con. Một con chó hoang châu Á có thể vô hại, nhưng cả một đàn lại là mối đe dọa khủng khiếp với nhiều loài thú lớn như lợn rừng, bò tót…
Chó hoang châu Á thường được biết đến với việc hạ gục con mồi nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể của chúng. Hàm răng của chúng sắc hơn cả dao cạo, có thể xé đứt cả da trâu, da bò. Loài chó này thậm chí có thể nhảy thẳng tới độ cao hơn 2 mét trong không trung, một kỳ tích đáng nể đối với một sinh vật có kích thước như chúng.
Chó hoang châu Á thường săn mồi theo bầy đàn và chúng có thể gây ra nỗi hiểm nguy cho cả các mãnh thú khác như hổ hay báo và cả gấu. (Ảnh: Pixabay)
Chó hoang châu Á và hổ từ lâu được coi là kẻ thù không đội trời chung, vì cùng săn các loài động vật khác như nai, hươu, hoẵng, lợn rừng, gia súc, vật nuôi. Năm 2017, truyền thông Ấn Độ đưa tin về việc đàn chó hoang châu Á hơn 40 con giết chết hai con hổ, một hổ đực và một hổ cái. Đàn sói lửa tổn thất 18 con trong cuộc kịch chiến này. Trong một sự việc khác, hổ phải trèo lên cây để tránh đàn chó hoang châu Á hung dữ. Năm 2016, tờ Times of India đưa tin rằng hổ phải chuyển tới nơi khác sinh sống khi địa bàn quen thuộc bị đàn chó hoang châu Á xâm chiếm.
Loài chó có nguy cơ tuyệt chủng cao
Trong vài thập niên gần đâu, chó hoang châu Á đã mất đi lượng lớn môi trường sống của chúng. Các khảo sát hiện nay cho thấy có sự suy giảm và phân mảnh nghiêm trọng của loài chó trong các khu vực sinh sống trước đây.
Chó hoang châu Á thường được biết đến với việc hạ gục con mồi nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể của chúng. (Ảnh: Pixabay)
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt kê chó hoang châu Á là loài có nguy cơ tuyệt chủng, với số lượng toàn cầu ước tính ít hơn 2.000 con trưởng thành.
Nghiên cứu mới của Hội Động vật học London (Anh) cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến loài chó hoang châu Á. Các nhà khoa học lo lắng rằng khi một loài trong tự nhiên tuyệt chủng thì có thể dẫn đến khủng hoảng môi trường, hoặc sự tuyệt chủng của những giống loài khác. Mất đi một loài sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, đặc biệt là cân bằng trong chuỗi thức ăn, dẫn đến sự tuyệt chủng, hay giảm mạnh về số lượng của nhiều loài khác.
Một con chó hoang châu Á có thể vô hại, nhưng cả một đàn lại là mối đe dọa khủng khiếp với nhiều loài thú lớn. (Ảnh: Pixbay)
Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, loài chó này đang dần thay đổi để thích nghi. Chúng đã điều chỉnh hành vi và chế độ ăn uống trong tình trạng khí hậu biến đổi liên tục. Ví dụ như chúng chuyển sang hoạt động vào ban đêm thay vì hoạt động ban ngày như trước đây.
Các nhà khoa học cũng đang nỗ lực nghiên cứu để bảo tồn môi trường sống, giúp chó hoang châu Á ngăn ngừa bệnh tật cũng như giảm xung đột với con người. Hy vọng rằng thời điểm này vẫn chưa phải quá muộn để con người ra tay và thay đổi những hành động của mình nhằm cứu lấу loài chó đặc biệt này của châu Á.
Loài cá có khả năng dùng miệng bắn nước hạ gục con mồi trên không
Đó chính là cá mang rổ, còn được biết đến với cái tên là cá măng rổ hay cá cung thủ, cá cao xạ pháo, có khả năng sống ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt.
Ngoài ra, chúng còn có khả năng bay khỏi mặt nước đớp mồi và nhận diện khuôn mặt người với độ chính xác cực cao.
Cá mang rổ có đặc điểm đầu nhọn, miệng rộng, thân dẹt và thon dài, sống ở nhiều nơi trên thế giới và cả Việt Nam
Với cấu tạo đặc biêt, miệng cá có thể tạo áp suất rất lớn để phun tia nước mạnh như súng nước vào con mồi
Cá mang rổ có khả năng hạ gục con mồi chính xác ở khoảng cách đến 2 mét
Và chỉ mất khoảng 1/10 giây để tính toán việc bắn rơi con mồi
Cá mang rổ còn có thể bay cao lên mặt nước để đớp con mồi
Hình ảnh mô phỏng khả năng tính sai số của cá mang rổ để bắn trúng mục tiêu
Theo nghiên cứu, loài cá này còn có thể nhận diện khuôn mặt người quen thuộc từ hàng chục gương mặt khác nhau với độ chính xác cực kỳ cao
Khám phá sốc về "con người lai" ra đời 250.000 năm trước Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) phát hiện ra rằng có tới hai dạng "con người lai" Homo sapiens - Neanderthals đang tồn tại trên thế giới. Theo các lý thuyết được ủng hộ nhất, những con người lai giữa hai loài Homo sapiens chúng ta và Neanderthals cổ đại xuất hiện chỉ 40.000-50.000...