Độc lạ 10 bảo tàng kỳ quái nhất hành tinh
Bảo tàng “của quý” động vật, bảo tàng tranh xấu, bảo tàng ký sinh trùng… khiến du khách thất kinh vì những hiện vật độc lạ.
Bảo tàng Icelandic Phallological nằm tại Reykjavík, Iceland, là nơi duy nhất sưu tập và trưng bày các mẫu “của quý” của tất cả các loài động vật có vú được tìm thấy. Bảo tàng trưng bày 276 dương vật của 92 loài động vật khác nhau. Cái bự nhất trong bộ sưu tập “của quý” là của một con cá nhà táng, với cân nặng tới 70kg và chiều dài 1,7m.
Bảo tàng Phallological là “nơi có bộ sưu tập dương vật vĩ đại nhất thế giới”, là địa điểm nghiên cứu một cách nghiêm túc về cơ quan sinh dục nam. Tại bảo tàng, du khách có thể chiêm ngưỡng đủ cả dương vật voi, gấu bắc cực, các loài hải mã và hải cẩu… được ướp formol hoặc làm khô và treo trên tường.
Bảo tàng những bức tranh xấu (Museum of Bad Art – MOBA) ở Massachusetts, Mỹ. Bảo tàng này sưu tầm những bức tranh không ai muốn giữ và được đánh giá là xấu nhất mọi thời đại, nhưng đó cũng là yếu tố trọng điểm khiến bảo tàng nổi tiếng, thu hút được nhiều du khách.
Các “thảm họa nghệ thuật” tạo bảo tàng tranh xấu khiến du khách thích thú, nhưng cũng nhận được nhiều chỉ trích từ giới chuyên môn cho rằng bảo tàng tranh xấu là phi nghệ thuật, chống lại cái đẹp mà con người muốn hướng tới. Bảo tàng lưu giữ hơn 500 bức họa.
Bảo tàng tóc Avanos ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây được coi là một trong những bảo tàng kỳ quặc nhất thế giới, khắp trần nhà, tường… trong bảo tàng đều treo các mẫu tóc có kèm theo địa chỉ đầy đủ của chủ nhân.
Bảo tàng tóc Avanos sưu tập tóc từ hơn 16.000 phụ nữ, nằm trong một hang động tối và sâu hun hút.
Video đang HOT
Bảo tàng dành cho người thất tình (Museum of Broken Relationships) ở Zagreb, thủ đô Croatia. Bảo tàng trưng bày các kỷ vật của những mối tình đã vỡ, sau khi chính cuộc tình của họ tan vỡ.
Bảo tàng có hơn 700 hiện vật được trưng bày trên diện tích hơn 300m2. Hiện vật là những thứ mà sau khi chia tay, các đôi không còn muốn giữ hoặc cần đến, nhưng lại không nỡ vứt bỏ.
Bảo tàng sinh vật huyền bí ở Portland, Mỹ. Điểm đặc biệt của bảo tàng này là nó trưng bày các mẫu vật, tài liệu, dấu vết liên quan đến các loài sinh vật huyền bí mà con người coi như truyền thuyết như Big Foot, quỷ hút máu dê…
Bảo tàng ký sinh trùng Meguro ở Tokyo, Nhật Bản. Nơi đây trưng bày các mẫu động vật ký sinh đáng sợ khiến du khách khiếp vía. Bảo tàng kỳ dị này lưu giữ và trưng bày hơn 45.000 mẫu vật ký sinh trùng được đựng trong những chiếc bình.
Một trong những hiện vật nổi tiếng nhất ở bảo tàng ký sinh trùng Meguro là những con sán dây dài nhất thế giới với chiều dài lên đến 8,8m.
Bảo tàng bí mật khu đèn đỏ (Red Light Secrets), Hà Lan. Đây là bảo tàng mại dâm đầu tiên trên thế giới mở cửa đón du khách đến tham quan, cho thấy cái nhìn về cuộc sống hàng ngày cũng như lịch sử hành nghề của những cô gái mại dâm.
Bảo tàng Red light secrets được xây dựng để giới thiệu cho những ai không có cơ hội hoặc không đủ can đảm để tiếp xúc sâu hơn bên trong không gian làm việc của các cô gái hành nghề mại dâm. Nỗ lực mang đến những góc nhìn lịch sử về sự cam chịu và nhẫn nhịn của những người phụ nữ “kinh doanh vốn tự có” tại Amsterdam từ thế kỷ 16.
Bảo tàng toilet Sublabh tại New Delhi, Ấn Độ, nơi những bệ xí bỗng trở thành các tác phẩm nghệ thuật. Những bồn cầu tại đây có từ hàng thập kỉ trước và chúng đều mang những ý nghĩa về lịch sử và văn hóa.
Chiếc bồn cầu trứ danh giống như ngai vàng từng được vua Louis XIV dùng chính là một trong những hiện vật quý giá của Sublabh.
Bảo tàng bệnh nhân tâm thần Glore trưng bày những thứ liên quan đến căn bệnh tâm thần của con người. Những dụng cụ y tế, đặc biệt là những mô hình xác ướp giống như thật khiến du khách phải rùng mình.
Bảo tàng đột biến Y khoa ở Philadelphia, Pennsyvania, Mỹ. Nơi đây trưng bày hiện vật về đột biến y khoa gồm những hộp sọ, cấu trúc cắt dọc của khuôn mặt hay những bộ phận cơ thể người bị đột biến.
Theo_Kiến Thức
Bảo tàng Thuỵ Sĩ nhận tác phẩm Đức quốc xã chiếm đoạt
Bảo tàng Nghệ thuật Bern, Thuỵ Sĩ vừa chấp nhận các tác phẩm từ bộ sưu tập trị giá tỉ euro từ Cornelius Gurlitt, người cất giữ hơn 1.200 tác phẩm mà chế độ Đức quốc xã đã chiếm đoạt trong những năm 1930-1940. Nhiều trong số này là tranh của hoạ sĩ Picasso và Chagall, theo Reuters.
Hơn 1.200 tác phẩm bị Đức quốc xã chiếm đoạt được di chúc cho Bảo tàng Nghệ thuật Bern - Ảnh: Reuters
Bảo tàng nghệ thuật Bern (hay KMB) là nơi được Gurlitt - con trai nhà buôn tranh thời Đức quốc xã - để lại di chúc, thừa kế hơn 1.200 tác phẩm bị Đức quốc xã chiếm đoạt. Ông Christoph Schaeublin, đại diện bảo tàng Nghệ thuật Bern nói trong buổi họp báo tại Berlin (Đức) rằng bảo tàng sẽ nhận một phần bộ sưu tập vô giá này.
Bảo tàng sẽ hoàn lại các tác phẩm bị đánh cắp cho hậu duệ của những chủ nhân thật sự của nó. Trước mắt, họ đã xác định được 3 người là Max Liebermann, Henri Matisse và Carl Spitzweg để trao trả một vài tác phẩm, đại diện bảo tàng cho biết thêm.
Ông Schaeublin cho biết Bộ trưởng văn hoá Đức Monika Gruetters là người thuyết phục bảo tàng này nhận hơn 1.200 tác phẩm bị Đức quốc xã cướp: "Đây không phải là quyết định dễ dàng. Các tác phẩm đánh cắp hoặc được cho là đánh cắp đều "không có cửa" vào lãnh thổ của Thuỵ Sĩ, huống hồ lại vào được bảo tàng Nghệ thuật Bern".
Cornelius Gurlitt là con trai của nhà buôn tranh thời Đức quốc xã Hildebrand Gurlitt, người đã mua lại những bức tranh trên vào những năm 1930 và 1940. Cha ông từng được Đức quốc xã giao nhiệm vụ bán các tác phẩm nghệ thuật mà chế độ Hitler tịch thu được và cho là "thứ nghệ thuật suy đồi".
Ngoài việc thu giữ những bộ sưu tập cá nhân, thường là của các gia đình người Do Thái, Đức quốc xã đã chiếm đoạt rất nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá từ các viện bảo tàng ở Đức. Nhiều bức tranh trong số này là của các họa sĩ nổi tiếng như Picasso, Cezanne và Degas.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Những tiêm kích nào sẽ được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải? Chiến đấu cơ tàng hình J-31 của Trung Quốc, máy bay chiến đấu Su-35 của Nga sẽ là những tiêm kích sẽ được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải tại Trung Quốc trong tháng này. Mô hình một chiến đấu cơ J-31 được trưng bài tại triển lãm hàng không Chu Hải hồi năm 2012. Được biết tới với tên...