Độc giả thế giới phản ứng với lý lẽ của Chủ tịch Trung Quốc về Biển Đông
Rất nhiều độc giả tỏ ra không còn lòng tin vào Trung Quốc và các tuyên bố nước này đưa ra liên quan đến các vấn đề chủ quyền.
Mới đây hãng thông tấn Reuters dẫn lại tin của Tân Hoa xã trích dẫn lời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết “không bao giờ kích động rắc rối ở Biển Đông, mà sẽ phản ứng một cách cần thiết đối với các khiêu khích của các nước liên quan”. Những lời này của Chủ tịch Tập được đưa ra trong buổi tiếp Thủ tướng Malaysia Najib Razak đang ở thăm Trung Quốc hôm 30/5.
Chủ tịch Tập Cận Bình (bên trái) hôm 31/5 (ảnh: Reuters)
Thông tin của Reuters được đăng lên trang Yahoo Quốc tế và đã nhận được hàng trăm phản hồi của các độc giả thế giới. Đa số họ đều bày tỏ sự phản đối gay gắt đối với các tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà họ cho là không phản ánh đúng sự thật trên thực địa. Không ít người nói thẳng ra bản chất bên trong các tuyên bố của Trung Quốc. Họ không tin vào những gì Trung Quốc nói.
Dưới đây là một số ý kiến độc giả toàn cầu:
Zion
Tôi ngưỡng mộ Trung Quốc chủ yếu là ở sự tăng trưởng kinh tế của nước này. Nhưng về việc họ dùng sự giàu có của mình, hăm dọa và sức mạnh quân sự để thống trị châu Á và cả thế giới, và khẳng định các yêu sách phi pháp về chủ quyền trên biển thì thật đáng ghê sợ.
Apothegma
Ai mà tin vào tuyên bố của Trung Quốc thì hãy đến đó mà sống.
Kosing Gawlu
Trung Quốc đã coi biển này là cái hồ riêng của họ.
Video đang HOT
Venusflytrap
Trung Quốc toàn bán đồ giả, hàng nhái ở Mỹ. Hoa Kỳ thật ngớ ngẩn và dễ dãi khi không truy tố những kẻ làm hàng giả. Có quá nhiều doanh nghiệp bị phá sản vì hảng giả Made in China.
Mỹ có thể bỏ qua Trung Quốc để đi mua hàng cần thiết từ các nước như Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Brunei. Hàng công nghệ cao thì hãy xài của Nhật, Australia, Hàn Quốc. Hàng nông sản thì mua của New Zealand. Các nước này cũng không nên mua hàng của Trung Quốc. Các nước ASEAN có hàng chất lượng tốt hơn
Kosing Gawlu
Tôi thật không tin được ông ấy lại có can đảm để nói với cả thế giới rằng Trung Quốc không hề quấy rối ở Biển Đông. Cả thế giới biết Trung Quốc là kẻ gây hấn với các láng giềng yêu chuộng hòa bình, bằng cách cướp đất, cướp biển, rồi ức hiếp nữa. Tất cả mọi chuyện rối tung lên khi Trung Quốc bày trò tuyên bố đối với gần như toàn bộ Biển Đông và cấm các dân tộc khác được khai thác tài nguyên tại đây
Ben
Ông Tập nói họ sẽ không gây rắc rối chừng nào đất đai của các nước khác được nhượng hết cho họ, đến khi nào họ sở hữu hết Biển Đông cho tới bờ biển các nước. Mà không chừng đến khi đó, Trung Quốc lại tuyên bố luôn chủ quyền với cả lãnh thổ các nước nữa kia.
Abram
Trung Quốc sẽ trở về vị trí một nước thuộc thế giới thứ 3 bởi vì cả thế giới sợ làm ăn với những người có lòng dạ nham hiểm
Stephen
Trung Quốc luôn bị tố đi copy. Copy rồi cải tiến thêm chút ít. Bây giờ Trung Quốc đang sao chép cách hành xử của Mỹ trong quá khứ. Nhưng sẽ đáng sợ hơn nữa khi họ cải biên những gì họ học mót được.
Larry
Rốt cuộc chiến thuật này sẽ chỉ đoàn kết các lực lượng đối lập lại mà thôi. Sẽ đáng gờm đấy nếu thực hiện được sự đoàn kết này.
Passing By
Đừng tin những gì Trung Quốc nói. Trung Quốc là nước tạo ra rắc rối đầu tiên. Hãy nhìn vào yêu sách 9 đoạn đầy lố bịch và đáng xấu hổ của họ và mọi người hãy bảo cho tôi biết thế có phải là khiêu khích hay không?
The Travelling Gourmet
Ôi chao!…ASEAN, Nhật, Mỹ, Australia… đoàn kết lại
Steve
Người Trung Quốc họ tin rằng toàn bộ Thái Bình Dương là của họ. Và họ tin rằng những tội ác mà phát xít Nhật thực hiện trước kia là đủ để biện minh cho hành động của họ ngày hôm nay
Stephen
Trung Quốc ký công ước về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển mỗi nước, và giờ thì họ rút khỏi quy định này. Đây là thỏa thuận quốc tế được tất cả quốc gia ven biển ký. Trung Quốc không nên hưởng sự đối xử đặc biệt nào cả.
Destiny VII
Chuyện thật cứ như đùa. Trung Quốc quậy tơi tả toàn bộ Biển Đông, với từng nước. Tôi nghĩ hành động có sức nặng hơn lời nói. Trung Quốc đang cố chiếm cả thế giới bằng vũ lực và bằng các sản phẩm rẻ nhưng độc hại của họ. Trung Quốc làm ô nhiễm nước họ, và đang cố làm ô nhiễm cả thế giới./.
Theo VOV
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản: Trung Quốc cần xem xét lại việc tuyên bố chủ quyền
Đó là phát biểu của ông Itsunori Onodera trong phiên thảo luận tại Hội nghị an ninh châu Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 31/5, trong khi tham gia vào buổi thảo luận của Hội nghị an ninh châu Á đang được tiến hành tại Singapore đã nhấn mạnh rằng việc tiếp tục giải quyết những căng thẳng thông qua đối thoại và giao lưu là cực kỳ quan trọng.
Ông Onodera cũng lên tiếng phê phán Trung Quốc đã không thiện chí trong vấn đề mở một cuộc hội đàm cấp cao để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa hai nước xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, yêu cầu Trung Quốc xem xét lại vấn đề tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư.
Ông Onodera nhấn mạnh thêm: "Nhật Bản không bao giờ thừa nhận việc thay đổi hiện trạng mang tính đơn phương bằng bạo lực".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodeara (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị an ninh châu Á (Ảnh: Reuters)
Buổi thảo luận với chủ đề "Tăng cường hợp tác quân sự" đã thảo luận sâu về hải phận và không phận. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera cho rằng không nên tiến hành việc bảo vệ bằng những hành vi nguy hiểm. Ông Onodera cũng phê phán việc Trung Quốc đã dùng máy bay chiến đấu để uy hiếp hành động bảo vệ chính đáng của Việt Nam tại khu vực đặc quyền kinh tế trên Biển Đông.
Ông Onodera cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì tăng cường giao lưu quân sự với mục đích tránh nguy có xung đột. Liên quan tới vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép tại Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, ông Onodera hy vọng Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) sẽ sớm được ký kết.
Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị an ninh châu Á tối ngày 30/5, Thủ tướng Abe cam kết Tokyo sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh những nước này đang xảy ra căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấp hải phận và không phận.
Trong bài phát biểu của mình, ông Abe nhấn mạnh sự cần thiết đối với các quốc gia trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế-vốn thường được các nước nêu ra để chỉ trích quan điểm hiếu chiến và vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
"Nhật Bản sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia ASEAN nhằm đảm bảo an ninh trên không và trên biển cũng như duy trì tự do hàng hải và hàng không", ông Abe nhấn mạnh./.
Theo VOV
Khi nào Nhà Trắng trả lời kiến nghị thư trừng phạt Trung Quốc? Thu được hơn 134.000 chữ ký chỉ trong nửa tháng, kiến nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc là một trong những thỉnh nguyện thư gây chú ý nhất gửi đến Nhà Trắng. Không chỉ là nơi lắng nghe ý kiến của người dân, We the People cũng phần nào chứng minh được hiệu quả truyền thông của mình với dư luận và các...