Độc đáo xôi ngũ sắc Tú Lệ
“Ai chẳng biết Tú Lệ nếp hương! Xôi ngũ sắc thơm vờn vách núi…” – câu hát bổng trầm của sơn nữ Thái tuổi mười tám, đôi mươi như làm trong trẻo hơn không gian rừng núi những ngày cuối hạ.
Hơ tay bên bếp lửa hồng, nhìn rá xôi ngũ sắc bốc hơi nghi ngút, già bản Thào Cảnh đã chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về nghệ thuật làm ra 5 màu xôi của đồng bào vùng này…
Xôi ngũ sắc tú lệ tại chơ phiên vùng cao
Với người Thái ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái), xôi ngũ sắc là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo, hội tụ được những giá trị truyền thống, hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Để có đĩa xôi ngon, thơm dẻo người ta phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuộm màu đến việc đồ xôi. Nguyên liệu để nấu xôi phải là gạo nếp Tú Lệ hạt to, trong, một loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng. Bốn loại lá rừng dùng để nhuộm các màu xanh – đỏ – tím – vàng được đồng bào lựa chọn kỹ lưỡng, lá không được quá non hay quá già. Có lá rồi phải rửa sạch nấu với nước lấy từ suối nguồn ở xã Tú Lệ. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt để ráo nước.
Gạo ráo nước sẽ được đồ trong chõ xôi truyền thống của đồng bào gọi là Mỏ Lửng – Tay Lung. Chõ xôi hình bầu dục bằng thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo để thủng hai đầu, đầu trên có nắp đậy, đầu dưới lót bằng phên nứa, mỗi chõ xôi được hơn 1kg gạo. Quá trình đồ xôi lửa phải đều, đượm than. Xôi chín được đơm vào đĩa hoặc trình bày theo từng ý tưởng khác nhau với 5 màu xanh – đỏ – tím – vàng – trắng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Năm màu được ghép trên một mâm xôi hình cánh hoa ban thì tượng trưng cho thuyết âm dương ngũ hành, đồng thời thể hiện khát vọng yêu thương, tình yêu son sắt thuỷ chung, lòng yêu mẹ kính cha của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc. Khẩu cắm lanh là cơm xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng. Khẩu cắm lăm là cơm xôi màu tím tượng trưng cho trái đất trù phú. Khẩu cắm hương là cơm xôi màu vàng tượng cho sự no ấm đầy đủ. Khẩu khiêu là cơm xôi màu xanh tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Khẩu nón là cơm xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng thuỷ chung…
Đồ xôi ngũ sắc để đãi khách quý cũng đã trở thành một thói quen đẹp của đồng bào Thái ở Tú Lệ. Đầu mùa đông này tôi lại ngược ngàn lên Tú Lệ, bụng bảo dạ rằng: Bằng giá nào cũng cố phải mang về Hà Nội bằng được một đĩa xôi mang sắc hương Tú Lệ…
Theo Vĩnh Minh (Dân Việt)
[Chế biến] - Rau nhíp kho quẹt
Khi trào lưu thưởng thức các món ăn vùng núi rừng ngày càng phát triển thì những thứ rau rừng tự nhiên như rau nhíp lại trở thành đặc sản, được xem như thứ rau sạch hương vị lạ thu hút thực khách từ miền ngược tới miền xuôi.
Nguyên liệu:
- Rau nhíp: 200g
- Măng rừng: 300g
- Thịt ba chỉ: 200g
- 50g tôm khô, 30ml nước mắm, 2 thìa súp đường,hành, tỏi bằm, ớt bằm, tiêu đập dập.
Thực hiện:
- Rau nhíp, măng rừng rửa sạch, luộc chín. Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Tôm khô ngâm nước ấm 20 phút cho mềm, vớt ra để ráo.
- Làm nóng chảo, cho thịt vào xào lửa nhỏ cho ra bớt mỡ khoảng 10 phút, tắt bếp. Gạn bớt mỡ thịt trong chảo ra, cho hành, tỏi bằm vào phi vàng sau đó cho tôm vào xào săn.
- Cho thịt và phần tôm vừa xào vào niêu đất. Khuấy đều hỗn hợp nước mắm, đường cho vào hỗn hợp tôm, thịt sau đó cho hạt tiêu và ớt bằm vào, đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp sệt lại. Dọn kho quẹt ra dùng nóng với rau củ.
Theo Eva
Mùa trăng về ăn cá đục nướng Chiều muộn trong khu ký túc xá, thằng bạn khoa văn của tôi vừa nhặt rau vừa ngâm nga: "Ông lão quăng chài bủa trăng vào lưới". Nó hỏi hay không? Tôi nói ông thi sĩ ơi, rằng hay thì thật là hay nhưng nồi canh của tụi mình đang trong trạng thái "toàn quốc" đây này. Bủa một mớ cá đục thì...