Độc đáo tục thay bàn thờ mới của người Mông
Cũng như các dân tộc khác, đồng bào Mông ở các xã vùng cao của Tây Bắc có nhiều phong tục, tập quán mang đậm bản sắc dân tộc riêng.
Một trong những phong tục có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm mới của đồng bào Mông là tục thay bàn thờ vào ngày mùng 1 Tết.
Việc quan trọng nhất sáng mùng 1 Tết
Hàng năm, khi tết đến, xuân về, đêm 30 Tết, nhà nào, nhà nấy ở các bản người Mông đều tự làm thủ tục gọi hồn đón năm mới; quét dọn nhà cửa, bụi bẩn trong nhà để xua đuổi tà khí, những điều không may mắn của năm cũ, đón chào năm mới với mong muốn gia đình hạnh phúc, an lành. Cùng với đó, nhà nhà làm một mâm cơm thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ và cảm tạ sau một năm lao động vất vả.
Nếu như ngày xưa đồng bào Mông tổ chức họp bản để cùng nhau thống nhất ăn tết đúng vào đêm 30 Tết, thì nay, cùng với sự phát triển của văn hóa, đời sống xã hội, nhiều hộ đã không còn ăn tết tập trung như trước đây, có nhà tổ chức đêm giao thừa đón tết từ 25 âm lịch tháng Chạp. Tuy nhiên, các thủ tục, lễ cúng tổ tiên, gọi hồn, thay bàn thờ mới vẫn không thay đổi.
Sáng sớm ngày mùng 1 Tết, công việc đầu tiên của các hộ gia đình không chỉ thức dậy thật sớm để đón những giọt nước tinh khôi, cho các con vật nuôi trong gia đình ăn…, mà việc quan trọng nhất dành cho gia chủ là thay bàn thờ. Đối với đồng bào Mông, đây là một ngày có ý nghĩa hết sức quan trọng trong năm và của cả gia đình.
Khi cắt tiết con gà trống xong, gia chủ nhổ lấy lông ở cổ để dán lên tờ giấy trắng sẽ dán lên bàn thờ. Ảnh: Mùa Xuân
Khi có bàn thờ trong nhà người Mông, gia đình không được vắng nhà lâu ngày, phải luôn đảm bảo ngôi nhà ấm áp, có lửa giữ cho ngôi nhà luôn ấm cúng.
Để làm được lễ thay bàn thờ mới, gia chủ (người đàn ông cũng là trụ cột trong gia đình) sẽ phải chặt lại một đoạn tre mới dài hơn 1m và cắt một mảnh giấy mới hình chữ nhật để thay thế giấy cũ.
Cùng với đó, gia chủ chọn một con gà trống to lông màu đỏ hoặc lông màu trắng đẹp (tùy thuộc vào từng dòng họ sẽ dùng gà lông trắng hay đỏ), rồi cắt tiết, nhổ lông ở cổ dán lên mảnh giấy trắng. Gà luộc chín sẽ đặt vào đĩa làm lễ cúng mời ông bà, tổ tiên; đốt giấy cũ và đặt giấy mới lên bức tường gỗ, đặt thanh tre ở dưới chân tường, thắp nén hương cắm vào bàn thờ.
Khi tôi hỏi “tại sao phải chọn gà lông đỏ hoặc gà lông trắng?”, ông Và Sếnh Súa – già làng, người có uy tín của bản Co Mạ (xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, Sơn La), cho biết: Đối với dòng họ Và thì khi thay bàn thờ chỉ được lấy con gà lông đỏ và lông trắng, còn những con gà có lông màu khác sẽ kiêng không được dùng. Lý do bởi, gà lông màu đen hay màu khác thường được dùng để mổ cúng cho những người đã khuất; gà lông đỏ và trắng lại tượng trưng cho những người còn sống tích cực tăng gia lao động sản xuất, kiếm được nhiều lộc cho năm mới.
Còn anh Thào Mạnh Khứ ở bản Co Nhừ, xã Long Hẹ (Thuận Châu, Sơn La), thì bảo: Đối với dòng họ Thào, sang năm mới gia đình tôi cũng thay thế lại bàn thờ mới và chỉ dùng duy nhất gà trống to lông màu đỏ, kiêng dùng các loại gà lông màu khác.
Bàn thờ của đồng bào Mông ở xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu (Sơn La) sau khi thay mới. Ảnh: Mùa Xuân
Video đang HOT
Theo quan niệm của người Mông, con gà trống được chọn là con gà trống to, hơn 1 năm tuổi trở lên, gáy vang. Sở dĩ con gà trống được lựa chọn, vì ngày xửa ngày xưa khi chưa có điện, không có điện thoại, đồng hồ, người Mông xem tiếng gà trống vang lên đến hồi thứ 3 vào mỗi sáng như sự báo thức để dậy chuẩn bị bữa cơm sáng và đi lên làm nương, làm rẫy.
Cũng chính bởi vậy mà con gà trống luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong tục cúng lễ của đồng bào Mông.
Thiêng liêng lễ lập bàn thờ mới
Ngoài ngày mùng 1 Tết trong năm, việc làm bàn thờ mới còn được tiến hành khi những hộ gia đình xây dựng nhà mới và đặc biệt là đối với giới trẻ khi lập gia đình và tách ra ở riêng.
Khi tách ra ở riêng, nếu cặp vợ chồng trẻ không lập bàn thờ thì sẽ chung bàn thờ với bố mẹ. Nếu gia chủ đủ can đảm, tự tin để trở thành một hộ gia đình thực thụ sẽ làm bàn thờ mới. Làm mới hay thay bàn thờ sẽ do người đàn ông trụ cột trong gia đình đảm nhận.
Anh Và A Ly (bản Co Mạ, xã Co Mạ), bảo: “Năm nay, tôi thay bàn thờ mới. Do chưa hiểu hết về thủ tục thay bàn thờ, nên tôi phải nhờ bác lên làm thủ tục để thay mới. Tôi cầu mong thần linh che chở, phù hộ cho gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
Khi có bàn thờ trong nhà người Mông, gia đình không được vắng nhà lâu ngày, phải luôn đảm bảo ngôi nhà ấm áp, có lửa giữ cho ngôi nhà luôn ấm cúng. Theo những người già làng ở các bản vùng cao, bàn thờ (tiếng Mông gọi là tu sử cá) tượng trưng cho thần linh ở trên trời, trên mặt trăng, mặt trời, được người Mông dựng lên từ bao đời nay để bảo vệ gia đình, con cháu khỏi ốm đau, bệnh tật, mùa màng bội thu.
Việc thay bàn thờ mới trong ngày mùng 1 Tết mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, trang trọng với đồng bào Mông và đã được gìn giữ, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Làng phật thủ tất bật vụ Tết: 'Nếu không có dịch bệnh chắc kiếm được nhiều hơn'
Thời điểm cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các nhà vườn tại làng phật thủ ngoại thành Hà Nội lại tất bật thu hái để có hàng phục vụ người dân mua về đặt lên bàn thờ hay bày mâm ngũ quả.
Bán gấp 10 lần ngày thường
Phật thủ là loại quả được nhiều người lựa chọn bày lên bàn thờ gia tiên ngày Tết, mang ý nghĩa nhiều may mắn, tài lộc.
Phật thủ được nhiều người đặt lên bàn thờ vào ngày Tết. Ảnh DƯƠNG LAN
Bà Bùi Thị Năm (55 tuổi, chủ vườn phật thủ ở H.Hoài Đức) cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá sẽ tăng hơn mọi năm. Cũng vì dịch bệnh nên dân buôn đến mua tại vườn không đông. Nhiều người ưa chuộng phật thủ xanh nên những quả này sẽ đắt hàng, dễ bán.
Bà Năm cắt hàng bán cho khách . Ảnh DƯƠNG LAN
"Người dân thích quả phật thủ còn xanh. Nếu không có dịch bệnh thì còn đắt hàng nữa. Năm nay không có quả mấy nên nhà nào có hàng đẹp sẽ bán nhanh. Khách ở các tỉnh mua qua điện thoại rồi chuyển tiền vào tài khoản của chủ vườn. Nhờ trời, nhà tôi năm nay phật thủ không chín sớm, cả nhà mừng, phấn khởi, nếu không dịch bệnh chắc kiếm được thêm nữa", bà Năm cho biết.
Năm nay phật thủ không có nhiều hàng . Ảnh DƯƠNG LAN
Bà Năm trồng 2 mẫu cây phật thủ với hơn 700 cây. Giá bán mỗi quả phật thủ bán tại vườn dao động khoảng 30.000 - 100.000 đồng/quả. Vì chủ yếu bán cho khách buôn nên bà mong quả phật thủ xanh, không chín vàng quá sớm.
"Nhiều vườn trồng nhưng đa số chín vàng sớm, nhà tôi may mắn nên quả vẫn xanh. Vì dịch nên lượng quả bán cho khách buôn cũng ít, đáng lẽ mỗi khách mua 1.000 quả nhưng giờ chỉ mua khoảng 500 quả. Người buôn thích quả xanh, người dùng thích quả màu vàng, quả phật thủ để được lâu", bà Năm nói.
Nhiều nhà vườn tất bật làm hàng phục vụ khách . Ảnh DƯƠNG LAN
Ông Nguyễn Văn Chiến (43 tuổi, chủ vườn phật thủ ở H.Hoài Đức) cho biết, năm nay hàng đẹp không nhiều, quả nhỏ vì từ tháng 9 đến nay thời tiết không có mưa. Từ ngày 20 - 27 tháng Chạp sẽ đắt hàng. Trồng phật thủ có hai vụ thu hoạch chính là rằm tháng 7 và Tết Nguyên đán.
"Những ngày này vườn nhà tôi bán khoảng 1.000 - 2.000 quả/ngày, nhiều hơn gấp 10 lần ngày thường. Nhân công ở vườn không đủ phải nhờ thêm người bọc gói để kịp trả hàng cho khách. Nhà tôi chủ yếu bán cho khách buôn theo vườn, giá khoảng 50.000 - 60.000 đồng/quả, hàng đẹp từ 70.000 - 80.000 đồng/quả", ông Chiến cho hay.
Quả xanh được nhiều người lựa chọn . Ảnh DƯƠNG LAN
Theo ông Chiến, phật thủ để được khoảng 3 - 5 tháng, để lâu càng thơm, càng đẹp. Quả có nhiều dáng, nhiều người thích dáng bông cúc, có người thích quả nhiều ngón tay...
Là một trong những nơi trồng phật thủ nhiều nhất tại Hà Nội, các hộ gia đình luôn cố gắng chăm sóc, thu hoạch đúng dịp để cung cấp cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Không chỉ tiêu thụ ở thủ đô, phật thủ tại đây được đóng gói, vận chuyển đến nhiều tỉnh thành khác.
Cây phật thủ là thu nhập chính của nhiều người ở H.Hoài Đức (Hà Nội) . Ảnh DƯƠNG LAN
"Cây phật thủ tôi cứ chăm sóc, bón phân, mấy tháng đầu chăm sóc giống nhau, khá dễ, tháng cuối năm trời lạnh nên chăm sóc khó hơn. Khi đất khô phải tưới tiêu thêm nước, thường xuyên cắt bỏ những cành nhỏ, cành xấu để cây ra quả đều", ông Chiến nói.
Khách buôn nhập hàng "cầm chừng"
Chị Nguyễn Thị Hồng (38 tuổi, khách buôn phật thủ) cho biết, chị đi buôn phật thủ tại vườn đã lâu. Chị bán ở chợ Long Biên, được nhiều người giới thiệu nên đến tận vườn lựa chọn và mua với số lượng nhiều.
Khách buôn đến tận vườn chọn hàng . Ảnh DƯƠNG LAN
"Năm nay tôi thấy thị trường phật thủ đắt hơn nhưng lượng hàng không có nhiều. Tôi đến tận vườn mua cả loại to, vừa, nhỏ để bán theo nhu cầu mua của khách. Tôi bán về vùng quê nên chắc quả nhỏ sẽ bán được hơn", chị Hồng nói.
Phật thủ được các chủ vườn thu hoạch vào dịp Tết . Ảnh DƯƠNG LAN
Cũng theo chị Hồng, chị mua phật thủ từ 17 - 27 Âm lịch, khách thường thích quả xanh. Với những quả to có giá 500.000 - 700.000 đồng, chị nhập ít vì khách không chuộng bằng những quả bé.
Phật thủ nhà bà Năm được đóng gói để vận chuyển đi tỉnh . Ảnh DƯƠNG LAN
"Tôi cũng chưa rõ năm nay lượng khách tiêu thụ nhiều hay ít, tôi cứ lên xem, lấy dần về nếu khách yêu cầu mua nữa thì quay lại. Nay tôi nhập mỗi loại một ít, chắc khoảng 1.000 quả. Khách thường thích những quả vừa vừa vì chín quá không đẹp, thích quả già nhưng vẫn còn chút màu xanh", chị Hồng chia sẻ.
Bà Năm giới thiệu hàng cho khách . Ảnh DƯƠNG LAN
Tết dân tộc Mông lên vùng cao xem thiếu nữ xúng xính váy áo đẹp ném pao pao điệu nghệ Đến với các xã, bản vùng cao huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong những ngày này, du khách sẽ bắt gặp những thiếu nữ người Mông xinh đẹp xúng xính trong những bộ trang phục dân tộc rực rỡ, mang đủ mọi sắc màu dắt tay nhau đi ném pa pao (tiếng Mông gọi là pó po). Hằng năm, trên các triền...