Độc đáo trò chơi xuân của thiếu nữ Mông
Đàu Pao có nguồn gốc từ trò Lải Pao (ném Pao) truyền thống của người Mông. Người Mông ở Tà Phình không ai còn nhớ trò chơi này có tự khi nào, mọi người chỉ truyền nhau câu chuyện, rằng thấy nam giới đánh bóng chuyền vui quá, phụ nữ cũng rất thích nhưng lại không biết chơi nên nghĩ ra cách kết hợp Lải Pao và bóng chuyền để tạo ra một trò chơi mới với cách chơi vừa đơn giản dễ chơi, lại tiện giao lưu, tâm tình.
Đàu Pao thường được tổ chức trên một khoảnh đất rộng đã được san phẳng và dọn dẹp sạch sẽ. Sân thi đấu được kẻ sẵn có chiều dài từ 12m x 8m (hoặc 10m x 6m), cũng có lưới giống như sân bóng chuyền, nhưng lưới của Đàu Pao gồm 2 phần, một được căng bằng lưới bóng chuyền hoặc dây thừng, mặt lưới cách đất 3,5m, một được căng bằng dây thừng cách mặt lưới thứ nhất 0,5m. Người chơi chia làm hai đội, mỗi đội từ 6-9 người (chỉ nữ giới mới được chơi). Một trận Đàu Pao thường kéo dài 3-5 ván. Khởi đầu cuộc chơi, một người sẽ đứng ở góc phải cuối sân phát Pao sang phần sân của đội kia, người chơi của đội đối diện sẽ phải bắt được quả Pao đã ném sang và ném trả lại. Hai đội sẽ ném qua lại như vậy qua khoảng không gian trống giữa 2 phần lưới cho đến khi quả Pao rơi xuống đất, rơi ra khỏi sân, Pao ném lên trên hoặc xuống dưới 2 phần lưới. Mỗi lần để Pao rơi, hoặc ném ra ngoài, chạm lưới như vậy bị tính thua 1 điểm. Ván đấu kết thúc khi một bên thua 15 điểm. Cũng có một cách chơi khác, 2 bên thống nhất thời gian thi đấu, ván đấu kết thúc khi hết khoảng thời gian đã quy ước, bên nào bị tính nhiều điểm hơn là thua.
Đàu Pao không quá phức tạp, song lại đòi hỏi sức khỏe, sự chính xác, khéo léo, dẻo dai, những phẩm chất mà người phụ nữ Mông có thừa. Khi chơi Đàu Pao, dường như mỗi lần bắt quả Pao về tay mình là mỗi lần họ nhận về niềm vui, may mắn cho năm mới, mỗi lần ném Pao đi là một lần vứt trả lại bầu trời lồng lộng trên kia những nhọc nhằn, vất vả suốt cả năm đã qua. Những người phụ nữ ở nơi đây tham gia trò chơi rất nhiệt tình và phấn khởi, kết thúc trận đấu tất nhiên có người thắng, kẻ thua nhưng trên khuôn mặt tất cả các mọi người đều lộ rõ ánh mắt tươi vui, nụ cười rạng rỡ. Họ ôm chầm lấy nhau mà nhảy múa, mà chúc mừng. Một năm không có nhiều ngày vui như thế để những người phụ nữ vốn quen thuộc với nương ngô, nương sắn, với công việc bếp núc, thêu thùa được có cơ hội vui chơi mỗi độ xuân về.
Đàu Pao không chỉ là một trò chơi giải trí đơn thuần mà còn là cơ hội để giao lưu, thể hiện tinh thần cộng đồng vốn luôn tiềm tàng trong dòng máu, trong từng hơi thở của người Mông. Đàu Pao giờ đã trở thành trò chơi phổ biến trong các các bản Phiêng Cành, Tà Số, huyện Mộc Châu và nhiều bản khác ở huyện Chiềng Hắc, huyện Yên Châu. Nó cùng với nhiều trò chơi khác đem lại nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Mông, góp phần xua tan đi cái giá lạnh của núi rừng Tây Bắc, đưa người ta lại gần nhau hơn mỗi khi tết đến xuân về.
Theo ANTD
Nghề giáo ngày càng áp lực
Bàn về chế độ cho nhà giáo, hầu hết các đại biểu đều trăn trở về điều này. Thầy cô không đủ sống, không trợ giúp được gia đình với mức lương của mình nên phải tìm mọi cách để bươn chải dẫn đến những cái nhìn không hay từ xã hội.
Video đang HOT
Trong thời kỳ hội nhập, yêu cầu của xã hội với người giáo viên về năng lực, nhân cách và phẩm chất ngày càng cao. Người thầy phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày. Đó là ý kiến chia sẻ chung tại tọa đàm "Người thầy - nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục" do Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức ngày 8/11 nhân kỉ nhiệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của hơn 300 đại biểu. Tọa đàm tập trung bàn luận các vấn đề như chuẩn mực của người thầy trong xã hội hiện nay, chính sách để thu hút người tài theo nghề sư phạm, công tác chăm lo hỗ trợ đời sống của đội ngũ nhà giáo...
Khoảng 300 đại biểu dự tọa đàm "Người thầy - nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục".
Chuẩn mực người thầy hiện đại
Nói về động lực chính thúc đẩy người thầy say mê với bục giảng, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT gói gọn trong dòng chữ: "Tin - yêu - tinh thần trách nhiệm". Để có được điều này, điều cần thiết nhất là khi đến với nghề không thể mang theo sự toan tính, không thật tâm khám phá và muốn cống hiến cho công việc. Ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều này, nhưng với nghề giáo càng đúng hơn.
Tuy nhiên, ngoài yếu tố cá nhân, ông Phát cho rằng động lực thôi thúc người thầy cống hiến cho công việc còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các cấp lãnh đạo các chủ trương, chính sách về giáo dục. Khi trường không ra trường, lớp không ra lớp thì người thầy cũng khó hoàn thành chức trách.
Ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ dạy học là một hình thức lao động đặc biệt nên phẩm chất và nhân cách nhà giáo được quy định nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và tình yêu thương học trò.
"Đối với nhà giáo thâm niên hay người mới vào nghề, để tồn tại và phát triển được nghề nghiệp thì buộc họ luôn phải có ý thức gia tăng hàm lượng tri thức trong tư duy và bồi đắp tình yêu thương, trách nhiệm trong giáo dục với thế hệ trẻ", ông Sơn bộc bạch.
Các đại biểu nhấn mạnh, bất kể thời kỳ nào xã hội cũng đòi hỏi năng lực, nhân cách và phẩm chất của người thầy trong cuộc sống và nghề nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập, áp lực này càng cao và xã hội yêu cầu thêm người thầy về phẩm chất là phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày.
PGS.TS Trần Chí Đáo - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay đội ngũ nhà giáo là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng giáo dục. Sau giải phóng 1975, do thiếu đội ngũ GV phổ thông nên chúng ta đào tạo gấp rút cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Muốn làm cuộc cải cách giáo dục "căn bản và toàn diện", theo ông Đáo phải lấy mục tiêu người thầy là hàng đầu. Từ thầy kém sẽ có một lớp học trò kém kế tiếp. Muốn có thầy giỏi thì phải có nhiều chủ trương, chính sách, chế độ nhưng cần nhất là quan điểm giáo dục đúng đắn hay còn gọi là tư duy giáo dục đúng đắn.
Còn hiện nay, ông đánh giá chúng ta đang thiếu dân chủ trong giáo dục, thiếu dân chủ với người dạy và cả người học. Thế nên họ chưa được phát huy được hết sự sáng tạo, khả năng của mình mà vẫn bị gò bó, ép buộc với các tiêu chí thi đua, thành tích.
PGS.TS Trần Chí Đáo cho rằng cần dân chủ trong giáo dục để người dạy và người học phát huy được tính sáng tạo.
Trăn trở chế độ cho nhà giáo
Trong nội dung chia sẻ, hầu hết các đại biểu tại buổi tạo đàm đều trăn trở về chế độ đối với nhà giáo hiện nay quá thấp. Thầy cô không đủ sống, không trợ giúp được gia đình với mức lương của mình nên phải tìm mọi cách để bươn chải dẫn đến những cái nhìn không hay từ xã hội.
Sau khi đưa ra những con số so sánh về mức lương của giáo viên (GV) mầm non thấp hơn hoặc chỉ bằng nhân viên lái xe hay đánh máy tính, rồi giảng viên cũng có mức lương bèo bọt, TS Hồ Thiệu Hùng - nguyên Phó trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TPHCM đặt câu hỏi: "Với đồng lương nhận được đủ nuôi gia đình nhà giáo sống tại đô thị trong bao lâu? Một tuần hay nửa tháng?".
"Khi họ muốn sống bằng công việc chuyên môn của mình thì bị xem là hành vi tiêu cực, bị làm khó đủ đường. Nên có những GV phải tính đến việc một buổi đi dạy, một buổi đi chợ bán hành tỏi buổi tối xin đi phục vụ ở nhà hàng hoặc chạy xe ôm... ", ông Hùng nói thêm.
Ông Hùng đưa ra một so sách ví von: "Nhà giáo là thủy thủ làm nhiệm vụ trên con tàu giáo dục. Lòng tự hào, vị thế của thủy thủ sẽ được nâng lên nếu được phục vụ không phải trên một con tàu cũ, thiết bị lạc hậu, chạy chậm mà lại đang chạy lạc lối. Hãy để rồi đây mọi người không còn phải chê bai "chuột chạy cùng sào cũng... không vào sư phạm".
Cho rằng bài toán nan giải nhất để GV tận tâm với bục giảng hiện nay là mức lương, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát đồng tình với việc để nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được xếp bậc lương cao nhất trong hệ thống bảng lương viên chức, công chức nhà nước. Điều đó không chỉ đảm bảo mức sống để người thầy cống hiến cho nghề mà quan trọng nhất là thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với lĩnh vực được coi là quốc sách hàng đầu của đất nước.
"Chúng ta phải chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đội ngũ công viên chức giáo dục như là nhiệm vụ chính trị. Không thể phó mặc cho nhà giáo tự bươn chải vật lộn với đồng lương không đủ sống vì làm như vậy là họ đang bị tổn thương", nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói.
Hoài Nam
Theo dân trí
Kẽ hở ngân hàng và "cuộc chơi" tiền tỉ vào chứng khoán Ngày 26/10, TAND TP Đà Nẵng đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đối với Lê Nữ Dạ Thảo, nguyên nhân viên của TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) chi nhánh Đà Nẵng. Bị cáo Lê Nữ Dạ Thảo được dẫn ra xe về trại tạm giam Theo cáo trạng, từ 25/5-24/6/2012,...