Độc đáo thú chơi salon thùng cổ
Hiện nay, rất nhiều người có thú chơi “hoài cổ” đó là sưu tầm những món đồ gỗ nội thất cũ và “độc”. Ở Tây Nguyên, một trong những sở thích ấy là trào lưu săn lùng salon thùng cũ có tuổi đời vài chục năm, với chất liệu gỗ quí như cẩm lai, cà te, hương…
Những bộ bàn ghế salon thùng cổ còn “nguyên đai nguyên kiện” luôn được nhiều khách tìm mua
Để có bộ salon thùng cổ, độc và sang trọng như ý, nhiều người phải đi tìm rất lâu mới chọn được theo đúng yêu cầu: Mặt gỗ phải lớn, nguyên tấm và không bị chắp nối trong lúc chế tác.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Long, một người chơi đồ cổ ở phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột cho hay: “Mình thích salon thùng bởi loại này ngày xưa thợ mộc đóng toàn bằng gỗ quý như cẩm lai, cà te, hương… Hình thức tuy gọn nhẹ, mộc mạc, giản dị nhưng lại toát lên vẻ duyên ngầm rất quý phái” . Cũng theo anh Long, đồ cổ bao giờ cũng hiếm và loại bàn ghế salon thùng đang được người chơi xếp vào hạng vừa quý vừa hiếm, bởi nó không bị xuống cấp theo thời gian, càng sử dụng càng bóng đẹp.
Là một trong những người có thú chơi độc đáo này, anh Công Tiến ở đường Đặng Thái Thân, TP Buôn Ma Thuột chia sẻ thêm: “Nếu bạn thuộc đời đầu 9x về trước chắc đã từng thấy những bộ salon thùng này hiện hữu trong mỗi gia đình người Việt. Trước đây, nhà nào sở hữu bộ bàn ghế này ắt hẳn cũng thuộc tầng lớp khá giả ở đất thị thành. Người ta yêu thích nó bởi sự đơn giản nhưng không đơn điệu và không hề lỗi mốt về thiết kế kiểu dáng”.
Ông Bùi Văn Thành, một thợ mộc lâu năm ở xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk cho biết: “Salon thùng được sản xuất từ những năm 1970 và thường được chế tác từ những loại gỗ quý chắc, nặng, không mối mọt, ít bị ảnh hưởng của thời tiết. Tính “lì” của gỗ rất cao, hầu hết sử dụng trên 50 năm mà vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là vân gỗ cực đỉnh”. Ông Thành chia sẻ thêm: “Hiện nay salon thùng thường được khách tìm mua để bài trí trong nhà thờ, nhà cổ. Đặc biệt, giới trẻ còn dùng để trang trí ở quán cà phê, nhà hàng, rất tinh tế pha chút cổ điển khiến cho không gian trở nên ấm cúng, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như giá trị sử dụng lâu dài”.
Theo giới chơi đồ cổ thì những bộ bàn ghế salon thùng có giá từ 15 đến 30 triệu đồng, tùy theo chất liệu từng loại gỗ và độ “lành lặn” của nó. Là người chuyên làm nghề mua bán bàn ghế salon thùng, anh Trí ở đường Quang Trung, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết: “Loại này ngày càng trở nên hiếm hơn, bởi hầu hết những gia đình sở hữu nó đều không muốn bán. Chúng tôi phải săn tìm từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, sau khi mua về, chúng tôi cho nó “đi spa” lại cho chắc chắn và bóng đẹp rồi mới bán, khách mang về chỉ việc dùng”.
Video đang HOT
Cũng theo anh Trí, việc lựa chọn bộ salon này còn phần nào nói lên tính cách của gia chủ, những người sở hữu loại này thường là những người có tính cầu toàn, thích sự đơn giản, tinh tế. Đây là phong cách nội thất thịnh hành hiện nay, mộc mạc nhưng lại sang chảnh, đem đến một không gian vừa quý phái vừa gần gũi, nhẹ nhàng và ấm cúng.
Những người sành chơi cho rằng sưu tầm salon thùng cổ vừa là một thú vui tao nhã, vừa là món tài sản tích lũy gia tăng giá trị theo thời gian. Hiện có nhiều cơ sở mộc đang phục dựng lại hoặc đóng mới theo trào lưu. Tuy nhiên, với các tay chơi sành sỏi thì những bộ cũ còn “nguyên đai nguyên kiện” mới thực sự có giá trị cao và được nhiều người săn lùng.
BÁ THĂNG
Cây khế 19 thân "độc nhất vô nhị" ở Đắk Lắk
Sở hữu cây khế 19 thân nhưng chỉ có 1 gốc và được người mua trả giá 300 triệu đồng nhưng ông Nguyễn Tân Sanh vẫn chưa chịu bán.
Trong không khí tất bật chuẩn bị cho Tết nguyên đán 2020, nhiều người tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) không khỏi ngỡ ngàng trước thân hình "đồ sộ" của cây khế 19 thân nhưng chỉ có 1 gốc.
Cây khế 19 thân nhưng chỉ có 1 gốc.
Chủ nhân của cây khế "khủng" và đặc biệt nói trên là ông Nguyễn Tân Sanh - Chủ nhiệm CLB Nhà vườn sinh vật cảnh Đắk Lắk. Có mặt tại Hội chợ Hoa xuân TP Buôn Ma Thuột, ông Sanh cho biết, 19 thân của cây khế không phải thân ghép mà tất cả các thân đều được mọc lên từ gốc chính cây khế.
Gốc chính của cây khế "khủng".
"Tôi mua cây khế này của một người bạn ở huyện Krông Năng cách đây gần 1 năm, với giá trên 140 triệu đồng. Đây là cây khế tôi vô cùng ưng ý, từ gốc khế có thể đoán tuổi đời của cây phải trên 40 năm. Khi tôi mang trưng bày đã có một người ở tỉnh Đắk Nông trả giá 300 triệu đồng nhưng tôi vẫn chưa bán", ông Sanh chia sẻ.
Có người trả giá 300 triệu nhưng ông Sanh vẫn chưa chịu bán cây khế.
Ông Sanh cũng cho biết, cây khế có một không hai nói trên sẽ ra hoa, kết trái vào tháng 2 âm lịch năm 2020. Do đó, ông cũng sẽ đầu tư thêm một vài tiểu cảnh, nhà sàn, hòn non bộ xung quanh cây khế để tạo thành một tác phẩm với tên gọi Quê Hương. Sau khi hoàn thiện việc tân trang cho cây khế, ông sẽ rao bán với mức từ 450 - 500 triệu đồng.
Cây khế "khủng" nhưng chỉ có 1 gốc, 19 thân rất đồ sộ.
Bên cạnh đó, ông Sanh còn là sở hữu nhiều cây bonsai đẹp và có giá trị rất cao.
Ông Sanh còn là sở hữu nhiều cây bonsai đẹp với giá trị rất cao được bày bán tại chợ hoa.
Ngoài những sản phẩm độc đáo của ông Sanh, tại hội chợ hoa xuân TP Buôn Ma Thuột còn có vô số gian hàng bày bán hoa, cây cảnh, quất, đồ mỹ nghệ, tranh... phục vụ cho người dân đón Tết.
Theo anh Thành (trú tại TP Buôn Ma Thuột) một người bán hoa tại hội chợ cho biết: "So với năm 2019 thì cho đến thời điểm hiện tại của năm nay, sức mua cây cảnh, hoa Tết, quất, mai... của người dân còn rất ít. Thực trạng này một phần ảnh hưởng từ việc nông sản mất mùa, mất giá...nên trong thời gian qua khiến cho kinh tế của người dân eo hẹp, gặp nhiều khó khăn".
Nhiều gốc hoa mai rất đẹp nhưng rất ít người mua.
Còn anh Trần Văn Đến (trú tại Hoài Nhơn, Bình Định) chia sẻ, lượng người dân mua hoa mai năm nay giảm rất nhiều, chừng thời điểm này năm ngoái tôi đã bán được hàng trăm gốc mai. Năm nay tôi cũng thuê xe chở 200 gốc mai từ tỉnh Bình Định lên chợ hoa TP Buôn Ma Thuột để bán (từ ngày 21 -27/12 âm lịch) nhưng mới chỉ bán được hơn 20 gốc mai nhỏ.
Sau đây là một số hình ảnh tại Hội chợ Hoa xuân TP Buôn Ma Thuột:
Chiều 27 Tết, tại trung tâm chợ hoa TP Buôn Ma Thuột lượng người tham quan đi chợ hoa vẫn thưa thớt.
Các cửa hàng hoa, cây cảnh tại Buôn Ma Thuột vẫn thưa thớt người mua.
Các cô gái Tây Nguyên đi chợ hoa.
Một vườn cây cảnh rất đẹp nhưng rất ít người mua.
Các em nhỏ vui chơi tại chợ hoa TP Buôn Ma Thuột.
Chính Cương
Theo baovephapluat.vn
Người bệnh mắc sốt xuất huyết ở Tây Nguyên tăng đột biến Ngày 20-9, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết, theo số liệu thống kê, trong tám tháng đầu năm nay, năm tỉnh Tây Nguyên ghi nhận hơn 26.680 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó có năm trường hợp tử vong. So cùng kỳ năm 2018, người bệnh mắc SXH ở khu vực Tây Nguyên tăng hơn 24.660 trường...