Độc đáo Taxi hai bánh ở Sài Gòn
Những chiếc xe ôm gắn đồng hồ tính cước tự động và số điện thoại tổng đài dịch vụ, tài xế mặc đồng phục nghiêm túc, khác hẳn hình ảnh bụi bặm của các bác tài vốn đã đi vào ký ức người dân thành phố…
Taxi hai bánh Thiên Khách hoạt động trên đường phố Sài Gòn – Ảnh: LT
Xe ôm lên đời
Chủ nhân của dịch vụ trên là Cty TNHH Thiên Khách (địa chỉ 581/36/5 Trường Chinh, phường Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM).
Chiều 4.11, tại ngã tư Lê Trọng Tấn – Tây Thạnh (Q.Tân Phú), chiếc xe ôm của Cty Thiên Khách liên tục được khách yêu cầu thực hiện hợp đồng vận chuyển.
Anh Nguyễn Tấn Đạt (21 tuổi, quê Long An) lái xe ôm Cty Thiên Khách cho biết anh chủ yếu thực hiện các hợp đồng thông qua số điện thoại tổng đài của Cty.
Nếu khách vãng lai yêu cầu, anh cũng đáp ứng sau khi báo về tổng đài. Lúc khách đông quá, đưa rước không xuể, anh Đạt giới thiệu cho những lái xe ôm bên ngoài có uy tín.
Anh Đạt làm cho Cty từ những ngày đầu. “Lần đầu chở khách, đường xấu, đồng hồ bị hỏng nên tôi lúng túng, không biết phải tính cước thế nào, may mà khách hàng thông cảm, chấp nhận tính theo chỉ số đồng hồ của xe. Hầu hết khách thích thú vì tiền cước minh bạch. Hiện doanh thu của tôi đạt 4- 5 triệu đồng/tháng” – anh Đạt nói.
Anh Lê Công Văn, quản lý Cty Thiên Khách cho biết, các dịch vụ của Cty tập trung chủ yếu tại Q.3, 10, Tân Bình và Tân Phú, gồm dịch vụ xe ôm tháng, đưa rước học sinh sinh viên, vận chuyển văn thư, thuốc tân dược, hàng hóa dưới 100kg… Hoạt động đến 21 giờ nhưng nếu khách đặt muộn hơn, Cty vẫn đáp ứng.
Video đang HOT
“Chúng tôi rất muốn các lái xe ôm khác gia nhập để hoạt động có tổ chức và chuyên nghiệp hơn, đôi bên cùng có lợi. Nhưng nhiều người không muốn vì sợ giảm thu nhập” – anh Văn nói.
Tài xế làm việc cả ngày hoặc theo ca, sáng từ 6 đến 15 giờ chiều từ 14 đến 21 giờ. Lương ca sáng 2,5 triệu đồng/tháng, ca chiều 2 triệu đồng/tháng. Nếu làm cả ngày, thu nhập mỗi lái xe khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, lái xe được Cty thưởng từ 10 -15% nếu doanh thu vượt 4 triệu đồng/tháng, được lo toàn bộ chi phí xăng, nhớt, sửa chữa xe hư hỏng…
Mỗi lái xe được giao một số hợp đồng tháng để có doanh thu. Lái xe chỉ cần có bằng lái xe máy, chăm chỉ và trung thực.
Cần được nhân rộng
Chị Đoàn Thị Kim Chi (ngụ 124/9C Trường Chinh, P.15, Q.Tân Bình) ký hợp đồng hàng ngày đưa rước cô con gái đang học lớp 11 trường Nguyễn Thái Bình.
Chị Chi nói: “Giá cước minh bạch và không cao hơn xe ôm thường. Công ty có trụ sở, đăng ký kinh doanh, có pháp nhân. Tài xế lại là phụ nữ nên tôi rất yên tâm”.
Anh Đoàn Hữu Phát, Giám đốc Cty cho biết dịch vụ xe ôm tính tiền tự động tương tự dịch vụ taxi đã phát triển mạnh ở Thái Lan từ nhiều năm trước.
Năm 2006, có hai doanh nghiệp (DN) thí điểm xe ôm lên đời ở Hà Nội và TP.HCM nhưng đều thất bại. Không chịu bó tay, anh Phát lặn lội sang Thái Lan nghiên cứu rồi về nước tìm hướng đi cho riêng mình.
“Họ thất bại vì không đầu tư lắp đồng hồ tính cước tự động trên xe do chi phí quá cao. Trong khi đó, tâm lý của đa số khách hàng là muốn rõ ràng cước phí vận chuyển, không muốn kỳ kèo thêm bớt” – anh Phát nói.
Được triển khai từ tháng 6.2012, ban đầu, Cty Thiên Khách chỉ có 8 đầu xe và 10 tài xế. Đến nay, đã nâng lên 12 xe với 15 tài xế, trong đó có 3 nữ, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của khách hàng.
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ tính cước không khác so với taxi. Đồng hồ lắp trên xe ôm được gắn thêm một bộ cảm biến đấu nối với phía gác chân của hành khách. Khách gác chân vào, đồng hồ tính cước sẽ bật lên.
Mỗi xe còn trang bị thêm hệ thống định vị GPS để chỉ đường và giám sát lái xe trong quá trình đưa đón khách. Xe đậu ở các bến bãi cố định. Khi có khách, xe ở gần nhất sẽ được điều đến phục vụ.
Trên xe ôm niêm yết công khai bảng giá cước. Đồng hồ tính cước thể hiện rõ số km di chuyển và số tiền khách hàng phải thanh toán.
Giá cước là 10.000 đồng/km đầu tiên từ km thứ 2 đến km thứ 10 là 6.000 đồng/km từ km thứ 11 là 3.100 đồng.
Cuối ngày, Cty sẽ truy xuất đồng hồ, xác định số “cuốc”, tổng doanh thu trong ngày và doanh thu của từng lái xe.
Anh Phát nói: Khách hàng nếu phát hiện bất thường có thể khiếu nại trực tiếp đến Cty. Sau 5 tháng hoạt động, Cty nhận được hai khiếu nại. Hóa ra do lái xe không rành đường, không chọn lộ trình ngắn nhất. Sau đó, khách đã được hoàn lại số tiền chênh lệch.
Theo Huy Thịnh / Tiền Phong
Tội phạm vùng "tam giác đen" - Kỳ 4: Những tảng băng chìm
Hàng loạt tay cộm cán như Tuấn "chó", Đặng Anh Quốc, Năm "Quảng Bình", Lai "đầu bạc", Mười "thu"... đã lần lượt sa lưới nhưng người dân vẫn chưa thể yên tâm.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự (Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - Bộ Công an), trên cả nước có 16 tỉnh thành phố trọng điểm có hoạt động phức tạp về tội phạm hình sự. Trong đó, vùng giáp ranh giữa Đồng Nai - Bình Dương - TP.HCM được xác định là cụm nóng bỏng nhất. Đến nay, Cục Cảnh sát hình sự sau khi vào cuộc đã xác định có gần 40 băng (trong đó có 24 băng nguy hiểm) với 181 đối tượng nghi vấn phạm tội đang hoạt động. Lo ngại nhất là hoạt động của các băng nhóm có tổ chức, bảo kê, đâm thuê chém mướn.
Theo chúng tôi tìm hiểu, sau khi các băng nhóm lớn liên tục bị bắt, nhiều đối tượng ở Hóc Môn, Củ Chi đã bắt đầu tràn sang "trám chỗ". Tại khu vực này, nhiều lần người dân chứng kiến cảnh các nhà xe bị xin đểu và buộc chung tiền tháng. Hiện đang nổi lên một đối tượng có biệt danh T. "sẹo", vài tháng nay đứng ra tổ chức bảo kê. Địa bàn hoạt động của T. "sẹo" kéo dài từ ranh giới quận Thủ Đức, tới KCN Sóng Thần, ngã tư Năm năm mươi (TX.Thuận An, Bình Dương). Nhiều nhà hàng, quán nhậu, cà phê đang hoạt động bình thường, nhưng khi đàn em T. "sẹo" ghé buộc đóng tiền bảo kê, chủ quán phải đưa ngay. Chưa kể hằng tuần các chủ cơ sở phải chiêu đãi đàn em của T. nhậu "chùa". Nếu không biết điều thì nhất định sẽ bị đập phá quán, kiếm cớ đánh nhau trong quán, làm cho quán mất khách.
Tương tự, P. "đen" tách ra khỏi nhóm với Mười "thu", rồi xây dựng đàn em tổ chức trộm cắp tài sản và hoạt động các lĩnh vực cưỡng đoạt tài sản, đòi nợ thuê, xin đểu tại bến xe Lam Hồng. Khoảng 1 năm trước, P. cùng các đối tượng sừng sỏ như Tuấn "chó", Phong "heo" (quê Hải Dương), Hiếu "già" (quê Đồng Nai), Minh "hip hop" (quê Ninh Thuận)... thường xảy ra nhiều trận đụng độ do tranh giành địa bàn. Tuy nhiên, do yếu thế nên P. "đen" rút về, chỉ cai quản lĩnh vực trộm vặt và đá xế. Một thời gian sau, vào tháng 10.2010, các đối thủ của P. lần lượt sa lưới, P. "bất chiến tự nhiên thành", tự nổi lên thành một ông trùm, cùng với Mười "thu" (đã bị bắt) phân chia địa bàn hoạt động. Tương tự băng của Năm "Quảng Bình" và Lai "đầu bạc" (đã bị triệt phá), đàn em của P. sau khi "ăn nóng" xe gắn máy đều nhanh chóng thay hình đổi dạng, định giá rồi "chẻ" nhỏ xe đem đi tiêu thụ tại các vùng lân cận. P. còn có đường dây làm xe xịn từ xe Trung Quốc với phương thức: nếu ai không có tiền mua các loại xe tốt thì chỉ cần mua xe Trung Quốc cũ, có giấy tờ hợp lệ, sau đó móc nối với đàn em của P. để đặt hàng biến thành xe đắt tiền, phù hợp kiểu dáng bằng cách thay toàn bộ phụ tùng.
Theo người dân ở KCX Linh Trung (Thủ Đức), đàn em của P. có nhiều đối tượng là công nhân tại đây. Sau khi xin vào làm việc tại các công ty, bọn chúng đe dọa quản đốc, quản lý phân xưởng phải điểm danh khống, quét thẻ chấm công, xác nhận cho bọn chúng có đi làm. Nhưng thực chất đàn em của P. chủ yếu vào rình mò, nghiên cứu cách trộm cắp tài sản của công ty, trộm xe gắn máy hoặc ra ngoài công ty để cướp giật. Năm 2010, có người làm quản đốc phân xưởng tại một công ty nước ngoài, do không chịu điểm danh cho chúng, lập tức bị đe dọa, hoảng sợ phải xin nghỉ việc, về mua xe ba gác máy chở hàng thuê tại ngã tư An Sương. P. còn chiêu mộ những đàn em là công nhân lười lao động, xâm nhập vào công ty chủ yếu để cho vay nặng lãi, dụ dỗ những công nhân khác sa ngã để cưỡng đoạt tiền lương.
Năm "Quảng Bình" - Ảnh: Kim Cương
Tăng cường truy quét
Theo một cảnh sát hình sự, để tồn tại trong một thời gian dài, mỗi lần làm những phi vụ lớn, các băng nhóm đã biết móc nối lẫn nhau để nghe ngóng thông tin từ cơ quan chức năng, sau đó chuyển địa bàn và thay đổi phương thức hoạt động. Theo báo cáo của Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Đồng Nai, thời gian qua trên địa bàn tỉnh và vùng giáp ranh với TP.HCM, Bình Dương nổi lên các đối tượng đến từ Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... tổ chức hoạt động bảo kê, cho vay nặng lãi, cướp giật. Từ đầu năm 2011 đến nay, Công an Đồng Nai đã bắt 42 đối tượng bị truy nã chọn vùng giáp ranh Đồng Nai ẩn náu. Đặc biệt mới đây, Công an TP.Biên Hòa đã xác định được 5 vụ trộm cắp xe máy do băng nhóm từ các tỉnh khác đến Dĩ An trú ẩn để sang TP.Biên Hòa gây án. Sau khi phối hợp với Công an Q.Thủ Đức, Dĩ An, PC45 xác định được 7 đối tượng (4 đối tượng quê Nghệ An, 1 ở TP.HCM, 2 ở Đồng Nai) thường xuyên trộm cắp xe tại các KCN vùng giáp ranh, đang lên kế hoạch truy bắt.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về trật tự xã hội (C45) - Bộ Công an cho biết tội phạm ở vùng giáp ranh rất phức tạp. Hiện công an địa phương đang đấu tranh với hàng chục băng nhóm, chủ yếu là các băng đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp... Đối tượng trong các băng này chủ yếu từ miền Bắc và các tỉnh miền Tây tụ về. C45 cho biết từ ngày 1.5 đến nay đã có 14 băng bị triệt phá ở vùng giáp ranh. Theo một trinh sát của tỉnh Bình Dương, gần đây, do Bộ Công an và công an các địa phương liên tiếp truy quét nên nhiều băng đang "nằm im thở khẽ", hoặc dạt ra các địa bàn khác hoạt động.
Vũ khí của các băng giang hồ bị thu giữ
Theo Thanh Niên
Tội phạm vùng "tam giác đen": Khách vãng lai thành miếng mồi ngon Tuy số lượng các băng cướp, cưỡng đoạt tài sản không nhiều như trộm cắp, nhưng chúng hung dữ và táo tợn, gây án tập trung vào hành khách trên các chuyến xe qua lại khu vực này... Cướp "cạn" Trong lúc chúng tôi đang điều tra về băng "đầu trộm đuôi cướp" ở cây xăng Hiệp Phú 2, người dân tại khu...