Độc đáo suối Đá Đĩa ở Gia Lai
Suối Đá Đĩa tại thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, Gia Lai) vô cùng độc đáo bởi sự kì diệu của tạo hóa đã tạc nên những khối đá xếp hình đĩa chồng lên nhau tại miền cao nguyên này.
Nhiều người đã từng biết đến ghềnh Đá Đĩa là thắng cảnh Quốc gia tại Phú Yên. Nhưng tại làng Vân (thị trấn Ia Ly) này, có một địa điểm có lẽ rất ít người biết đến. Nơi khung cảnh hoang sơ với những rừng cây xanh đôi bờ, và bao khối đá được mẹ thiên nhiên xếp đặt một cách rất tinh tế và hùng vĩ đến như thế.
Suối Đá Đĩa có vẻ đẹp tương tự như ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên.
Mảnh đất cao nguyên trung phần không chỉ nổi tiếng với những ching chiêng, với những đêm khan giữ lại sức sống của hàng loạt những trường ca, không chỉ có những rượu cần cơm lam, những nhà dài và thổ cẩm, mà ở đó còn có một địa danh thiên nhiên mới nổi chẳng khác gì danh thắng ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên, đó là suối Đá Đĩa ở huyện Chư Păh (Gia Lai).
Người dân làng Vân cho biết, dòng suối này có nhiều tên gọi, người Jrai quanh vùng gọi nơi đó là Jrai Phă (jrai có nghĩa là thác nước, còn phă tức là bể, vỡ, tràn, tung ra). Có người gọi đây là Ia Ruai, tức suối cây đập.
Video đang HOT
Những lớp đá xếp chồng lên nhau tạo nên sự kỳ thú.
Loại đá ở đây chính là đá bazan đã hình thành cách đây vài trăm triệu năm, được tạo nên nhờ quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên. Có lẽ thời viễn cổ, khi những dòng nham thạch phun trào ra từ núi lửa khi gặp nước lạnh đã bị đông cứng lại, kết hợp với hiện tượng di ứng lực khiến những khối nham thạch này bị nứt thành nhiều chiều một cách tự nhiên tạo nên các phiến đá đẹp lạ lùng, bí ẩn như ngày nay. Mà đặc sắc ở chỗ có hàng trăm khối hình lục giác, hình tròn hay hình vuông, lớp này xếp nối lên lớp kia, liên tiếp và khít nhau như bàn tay của vị thần nào đó sắp đặt vậy.
Bãi đá gồm nhiều đoạn lộ thiên, đặc biệt có hai khu vực rất đẹp, cách xa nhau chỉ độ vài ba chục mét. Ở những nơi này, bên dòng suối, các thanh đá lớn hình lục lăng như đã được bàn tay thần kỳ nào đó sắp đặt theo chủ đích. Chúng đứng cạnh nhau, bằng phẳng và rắn chắc như một khối đông đặc, bất chấp thời gian. Hàng trăm cột đá có hình thù giống nhau, được xếp thành bãi tại đây.
Nắng vàng, dòng suối xanh chảy len giữa những kẽ đá.
Tuy không có nắng vàng biển xanh như ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên, nhưng suối Đá Đĩa này lại có một nét đặc trưng riêng biệt. Những khối đá với nhiều hình dạng khác nhau cùng hợp với bản hòa tấu của dòng suốt rả rích suốt đêm ngày, cùng hòa với đó là nắng vàng cao nguyên và bầu trời xanh trong vắt cuối mùa gió chướng.
Những người tìm đến với nơi này, không chỉ khám phá được vẻ đẹp tự nhiên của đá, mà còn cảm nhận được sự yên bình rời xa khỏi những ồn ào phố thị, cùng hòa mình với thiên nhiên, với nắng với gió và sông suối đại ngàn. Còn gì thi vị hơn thế!
Nhiều người tìm đến đây để muốn có những bức ảnh đẹp.
Địa danh suối Đá Đĩa này thực sự một tuyệt tác kỳ vĩ mà thiên nhiên ưu ái dành cho tặng cho nơi đây. Một kì quan tuyệt đẹp giữa nương rẫy, và núi rừng Tây Nguyên. Có lẽ, nhiều người sẽ có những bức ảnh đẹp mê ly với điểm đến đặc biệt và rất ít người biết này. Đâu cần phải đến Phú Yên để ngắm ghềnh đá đĩa khi mà ở Gia Lai cũng đâu thua kém.
Bà Bùi Thanh Hương, Phó Chủ tịch HĐND thị trấn Ia Ly cho biết: “Đây là một di sản địa chất hiếm có của Gia Lai và Tây Nguyên. Chúng tôi sẽ báo cáo đề nghị UBND tỉnh có chủ trương, biện pháp bảo tồn phù hợp. Sở cũng sẽ cùng với huyện Chư Păh và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng để nơi đây trở thành một điểm du lịch, gắn với tour Thủy điện Ia Ly, núi lửa Chư Đang Ya nhằm phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đảm bảo được yêu cầu về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên theo quy định”.
Suối Nước Vàng - Thắng cảnh độc đáo
Nước Vàng là tên gọi một địa danh nằm trên dãy núi Phật Sơn thuộc một phần của dãy Yên Tử thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Màu nước tựa mật ong của suối Nước Vàng.
Nơi đây, cảnh vật núi rừng hoang sơ, khí hậu ôn hòa và đặc biệt hơn ở đây có dòng suối lạ mang tên là Nước Vàng, không biết từ bao giờ đến nay vẫn tuôn chảy một dòng nước vàng óng tựa mật ong. Suối được bắt nguồn từ đỉnh Phật Sơn hiểm trở, độ cao của suối cứ nâng dần theo độ cao của núi Phật Sơn. Dọc hai bên bờ suối là những khối đá cát nhám kết tinh, tảng thì trắng bóng, tảng có màu vàng óng nằm ngổn ngang làm cho cảnh quan hạ nguồn vô cùng sinh động.
Từ hạ nguồn suối Nước Vàng lên đến thượng nguồn có hơn chục thác nước lớn nhỏ mà cao nhất là thác Giót quanh năm tung bọt trắng xoá, từ xa ta đã nghe thấy âm hưởng ì ầm hòa cùng tiếng suối chảy róc rách. Tại đây, du khách có thể gặp những "Bồn tắm thiên nhiên" rải rác theo dòng suối, có "bồn" tắm được 2 người, có "bồn" đủ chỗ cho cả chục người thoả sức vùng vẫy trong dòng nước vàng óng. Sau khi tắm mát, du khách sẽ có cảm giác thư thái kỳ lạ, như vừa "rũ sạch bụi trần".
Đến với suối Nước Vàng, du khách còn được khám phá vẻ đẹp hoang sơ bên trong rừng nguyên sinh hùng vĩ, bao la rộng lớn với hệ thảm thực vật, động vật đa dạng, phong phú... hoặc có thể thăm viếng am Ngoạ Vân hay chùa Hồ Thiên bên sườn Đông Bắc của dãy Phật Sơn - là một trong những ngôi chùa đã được thiền sư Pháp Loa thời Trần xây dựng, cũng là nơi Vua Trần Nhân Tông - vị tổ của dòng thiền phái Trúc Lâm - tu hành và giảng đạo. Đến nay, quanh khu vực suối Nước Vàng vẫn còn nhiều dấu tích của các ngôi chùa cổ có niên đại từ rất sớm (thời Trần - Lê từ thế kỷ XIV đến XVIII). Trong hành trình khám phá, du khách còn có thể ghé thăm bản Khe Nghè, một bản nhỏ mấy chục hộ hầu hết là người Cao Lan nằm bên sườn tây Yên Tử thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
Với khí hậu ôn hoà, mát mẻ cùng với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ của núi rừng - suối Nước Vàng thực sự là thắng cảnh độc đáo, điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn và cũng là điểm đến lý tưởng cho những ai ưa mạo hiểm, khám phá.
Vẻ đẹp hấp dẫn của Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tối 15/9. Sự kiện này thể hiện sự ghi nhận của quốc tế đối với những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững của...