Độc đáo sản phẩm OCOP 4 sao từ tre luồng
Là giám đốc của một doanh nghiệp khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chàng trai 8X Nguyễn Mạnh Cường (xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đã có định hướng phát triển rất riêng, đó là chuyên gia công và sản xuất các sản phẩm gia dụng từ tre, luồng.
Nguyên liệu tre, luồng được thu mua tại các huyện miền núi Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát (Thanh Hóa).
Sau gần 5 năm hoạt động, Công ty TNHH sản xuất và thương mại BamBoo Vina của Nguyễn Mạnh Cường đã sản xuất trên 200 loại sản phẩm từ tre, luồng được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, đánh giá cao về chất lượng, tiện dụng và sáng tạo.
Mới đây, bộ dụng cụ nhà bếp từ tre tự nhiên gồm: thớt, kệ đựng dao kéo, khay, thìa, dĩa, kẹp gắp… với các chức năng chính trong chế biến thức ăn và sử dụng trên bàn ăn của Nguyễn Mạnh Cường được tỉnh Thanh Hóa công nhận đạt sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 4 sao cấp tỉnh và có nhiều tiềm năng, thế mạnh để nâng cấp thành sản phẩm 5 sao quốc gia.
Mặt hàng thớt tre kháng khuẩn xuất khẩu có mẫu mã đẹp, nhanh khô, không bám dính, dễ vệ sinh.
Với lợi thế là sản phẩm đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và 1 số nước châu Âu, bộ dụng cụ nhà bếp của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BamBoo Vina là sản phẩm được đa số khách hàng lựa chọn làm đồ dùng cho gia đình, làm quà tặng. Không chỉ thế, bộ dụng cụ nhà bếp cũng là sản phẩm được các nhà hàng lựa chọn, bởi bộ sản phẩm không những an toàn mà còn có tính thẩm mỹ cao, giá cả hợp lý. Hiện, công ty đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm.
Anh Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ: “Thời gian đầu, thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn khi đa số khách hàng có sở thích dùng đồ gỗ hoặc đồ nhựa. Dần dần, khách hàng trong và ngoài nước đã chú trọng vào các sản phẩm thân thiện với môi trường từ tre, luồng. Công ty đã đầu tư sản xuất các mặt hàng từ tre, luồng, đảm bảo an toàn phục vụ nhà bếp như: thìa, muôi, thớt, kẹp gắp, khay đựng, bát, đũa, kệ để bát…
Công ty của Nguyễn Mạnh Cường đang tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 5-8 triệu đồng/người/tháng.
Video đang HOT
Tất cả sản phẩm của công ty đều được làm từ tre, luồng thu mua tại các huyện miền núi Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát. Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, công ty đã quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại nhiều hội chợ, các sự kiện xúc tiến đầu tư của tỉnh và khu vực và nhờ đó thị trường ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu.”
Năm 2021, Công ty Bamboo Vina đầu tư trên 30 tỷ đồng thay mới toàn bộ hệ thống máy cắt và máy tạo khối sản phẩm từ tre luồng, nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm. Công ty đã thu mua những cây tre, luồng bảo đảm chất lượng, đạt về độ cứng để sản xuất ra các sản phẩm đa dạng về kích thước, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Dưới bàn tay của những người thợ thủ công, những cây tre, luồng được cắt khúc theo yêu cầu của sản phẩm, bào, ép, sấy, khắc, tạo hình, đánh bóng thành những sản phẩm đẹp, tinh tế, thiết thực và an toàn khi sử dụng.
Nguyễn Mạnh Cường cho hay, mặc dù, 2 năm nay hoạt động sản xuất mở rộng thị trường bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, nhưng công ty vẫn hoạt động và tăng trưởng cung cấp sản phẩm cho các đơn vị, đối tác trong nước và xuất khẩu. Công ty chuyển hoạt động bán hàng từ ofline sang online bằng cách tham gia các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee…
Anh Nguyễn Mạnh Cường (thứ 2 từ trái qua) giới thiệu bộ dụng cụ nhà bếp trong Hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 3 năm 2021 tỉnh Thanh Hóa.
Nhờ đó, trong năm 2020 và 8 tháng năm 2021, Công ty vẫn tăng trưởng từ 30-40%/năm. Hiện, công ty đã có gian hàng trên kênh thương mại điện tử quốc tế Amazon. Dự kiến đến hết quý II/2021 sẽ chính thức đưa các sản phẩm tre luồng made in Thanh Hóa lên kệ hàng của Amazon.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hà Trung cho biết: Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở các xã và các chủ thể OCOP đăng ký, huyện Hà Trung đã đề ra lộ trình đăng ký các sản phẩm cho từng năm. Theo đó, riêng năm 2021 huyện phấn đấu sẽ có 4 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh; trong đó, có sản phẩm bộ dụng cụ nhà bếp bằng tre của Công ty TNHH Bamboo Vina. Từ nay đến cuối năm, huyện cùng các chủ thể tiếp tục hoàn thiện thêm hai sản phẩm là: ghế thông minh matxa cao cấp của Công ty TNHH Bamboo Vina và kẹo lạc Khánh Linh của cơ sở kẹo lạc Khánh Linh để tỉnh đánh giá, công nhận.
Đánh giá về sản phẩm OCOP 4 sao bộ dụng cụ nhà bếp từ tre luồng tự nhiên, ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa khẳng định, bộ dụng cụ nhà bếp của Công ty TNHH Bamboo Vina có đầy đủ các chức năng, phục vụ cho mọi công việc nấu nướng. Bộ sản phẩm có thiết kế đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, rất tiện ích trong căn bếp hiện đại. Sản phẩm hiện đang được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Đây là sản phẩm rất có tiềm năng để nâng cấp trở thành sản phẩm OCOP quốc gia hạng 5 sao.
Bộ dụng cụ nhà bếp của Công ty TNHH Bamboo Vina có thiết kế đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, rất tiện ích trong căn bếp hiện đại.
Hiện, Công ty TNHH Bamboo Vina đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện quy trình sản xuất bảo đảm các tiêu chuẩn, chất lượng được quy định của chương trình OCOP cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.
Thoại Sơn phát triển đa dạng sản phẩm OCOP
Thời gian qua, huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) tập trung đẩy mạnh xây dựng và nâng chất các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), nhằm góp phần phát triển kinh tế địa phương và tăng thêm sức hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch (DL).
Trà mãng cầu Thanh Nam
Từ đầu năm đến nay, huyện Thoại Sơn đã vận động phát triển 21 sản phẩm, trong đó hội đồng cấp huyện đã đánh giá 3 sản phẩm gửi tỉnh thẩm định, gồm: trà atiso đỏ, atiso đỏ sấy dẻo, nước cốt atiso đỏ. Hội đồng cấp tỉnh đánh giá sản phẩm atiso đỏ sấy dẻo đạt "3 sao", đang hướng dẫn hồ sơ 7 sản phẩm (khô cá lóc Bảy Chóp, chả cá, phô mai que An Khang, bánh in Thạch Thảo, tàu hủ ky Bảy Nhiều, dưa lưới Định Thành, rượu nho rừng Óc Eo) tham gia sản phẩm OCOP. Đồng thời, nâng cấp từ "3 sao" lên "4 sao" đối với 2 sản phẩm là trà mãng cầu và nấm linh chi.
Đây là những tín hiệu đáng mừng khi các cơ sở sản xuất - kinh doanh tích cực tham gia chương trình. Đồng thời, có những sáng tạo, cải tiến kỹ thuật để từng bước nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Điển hình như 5 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020 có chất lượng và sức cạnh tranh cao, như: tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng (thị trấn Núi Sập), nấm linh chi Tri Thức (xã Thoại Giang), trà mãng cầu Thanh Nam (xã Định Thành), gạo An Bình 1 (Hợp tác xã nông nghiệp An Bình, xã An Bình) và bưởi da xanh Hùng Hạnh (hộ sản xuất bưởi da xanh Lê Thị Hạnh, thị trấn Óc Eo).
Mang những nét đặc trưng An Giang từ chất liệu làm tranh cho đến nội dung tranh, sản phẩm tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng được phân hạng sản phẩm OCOP "4 sao" cấp tỉnh An Giang năm 2020. Chỉ với chiếc bút điện thao tác trực tiếp lên lá thốt nốt cùng độ nhuần nhuyễn của đôi tay, đôi mắt thẩm mỹ của nghệ nhân đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.
Chân dung Bác Hồ, Bác Tôn, những cảnh đẹp của An Giang, những điểm DL nổi tiếng của tỉnh, như: Khu DL lòng hồ núi Sập, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, di tích Óc Eo, rừng tràm Trà Sư... lần lượt được khắc họa lên tranh lá thốt nốt, để rồi sau đó trở thành những món quà lưu niệm độc đáo làm du khách luôn muốn mang về; hay trở thành quà tặng được lựa chọn hàng đầu của các cá nhân, tổ chức dành tặng cho những đoàn công tác trong nước và quốc tế.
Với trà mãng cầu của chàng trai trẻ Hồ Thanh Nam (xã Định Thành), sản phẩm OCOP đạt "3 sao" cấp tỉnh năm 2020 đã có nhiều tiến bộ. Chủ nhân sản phẩm trà Hồ Thanh Nam cho biết: "Hiện nay, trà mãng cầu của tôi đã được đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, cấp mã vạch truy xuất nguồn gốc. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, ngoài 17 công đất đang trồng (17.000m2) mãng cầu hiện có của gia đình, tôi liên kết thu mua mãng cầu tại vườn của nông dân trên địa bàn huyện Thoại Sơn, với diện tích khoảng 5,5ha, nhằm đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu thường xuyên. Đồng thời, tôi xây dựng hệ thống sấy năng lượng mặt trời, đầu tư máy rang trà, máy đóng hộp, đóng gói sản phẩm".
Gạo An Bình 1 của Hợp tác xã nông nghiệp An Bình đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020. Đây là niềm vui lớn đối với nông dân Thoại Sơn, bởi họ đã xây dựng được thương hiệu hạt gạo địa phương, khẳng định chất lượng sản phẩm gạo theo tiêu chuẩn SRP (bộ tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững quốc tế), với việc sử dụng giống lúa chất lượng, canh tác theo quy trình an toàn, kiểm soát chặt chẽ, đạt yêu cầu về chất lượng, phẩm chất, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để cung ứng ra thị trường.
Bên cạnh 5 sản phẩm đã được phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Thoại Sơn còn có các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, như: khô cá lóc Thoại Sơn, trà atiso đỏ ở thị trấn Núi Sập, đá thủ công mỹ nghệ Thoại Sơn. Đặc biệt, khô cá lóc Thoại Sơn lọt vào "tốp 100" đặc sản quà tặng Việt Nam (2020-2021) theo Bộ tiêu chí tốp món ăn, đặc sản Việt Nam.
Nhằm giúp các sản phẩm OCOP tiếp tục phát triển bền vững, mang đặc trưng địa phương gắn với phát triển DL, huyện Thoại Sơn sẽ tăng cường công tác truyền thông, xúc tiến thương mại để sản phẩm ngày càng được nhiều người biết đến hơn.
Cây nhãn giúp xã Thái Bình đi đầu trong xây dựng nông thôn mới Cây nhãn Thái Bình (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) với thương hiệu Nhãn Bình Ca đã quen thuộc với không chỉ người dân Tuyên Quang mà còn rất nhiều các tỉnh, thành. Bộ mặt nông thôn nơi đây đang ngày một giàu đẹp hơn nhờ đóng góp không nhỏ của cây nhãn cũng như các sản phẩm từ nhãn trong phát triển kinh...